Có lẽ dân cờ bạc, cá độ chẳng lạ gì một sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc Dân, tên là Linh Sơn, chỉ chưa đầy một đêm chơi bạc đã tiễn hết khoản tiền đóng học phí và sinh hoạt của cả một năm học mà bố mẹ đã cố chạy vạy trong mấy tháng trời. Mong muốn gỡ lại khoản tiền thua đã khiến Linh Sơn càng trở nên "khát bạc". Đến mức chiếc thẻ sinh viên cũng được anh ta mang cắm lấy 1,5 triệu đồng lấy tiền chơi. Tiền hết, thẻ sinh viên cũng mất mà không có tiền để chuộc. Linh Sơn tiếp tục vay lãi do được một người giới thiệu, sau hai tháng chủ quán đã thông báo khoản vay đã lên đến hơn chục triệu đồng. Không có khả năng trả nợ, cậu ta đã bỏ trốn để xoay tiền. Nhưng cũng trong thời gian đó, chủ quán đã gọi điện cho bố mẹ Linh Sơn lên thanh toán, nếu không cậu ta sẽ có nguy cơ bị đuổi học. Vậy là bố mẹ của Linh Sơn đã cố xoay xở, vay mượn, bòn mót mọi thứ trong nhà cho đủ món tiền lên trả nợ cho con.
Ngoài
Linh Sơn ra còn vô khối những "vua đề", "Thần lô" dám xuống tay ghi
2000 - 3000 điểm (mỗi điểm 23.000 đồng). Đã có những lần trúng lớn nhưng
hầu hết họ đều không thoát khỏi cảnh "chúa chổm". Cuối cùng cái vòng
luẩn quẩn và quen thuộc vẫn là quay hết chỗ này đến chỗ khác (vay mượn,
bán xới, cầm đồ, thậm chí cầm đồ luôn cả của bạn) để có tiền chơi tiếp.
Đến khi không còn có thể cầm cố được gì nữa thì quay ra vay nặng lãi.
Nếu những khoản lãi không được trả đúng hạn thì chủ nợ sẽ cho người đến
xử lý, thậm chí ngay tại lớp học. Cứ sau mỗi lần ra hạn thì chủ nợ lại
cộng cả gốc lẫn lãi để tính theo một mức lãi khác cao hơn, để rồi tìm
đến tận nhà đòi nợ. Phần lớn dân chủ nợ cũng là dạng tay chơi, có máu
giang hồ và rất biết "chọn mặt gửi vàng". Cho vay là họ đã am hiểu kỹ
càng bản thân người vay, thậm chí gia cảnh và mức độ hoàn trả. Thông
thường lãi suất của dịch vụ cho vay này là rất cắt cổ, 5% 0 10%, tiền
gốc có thể trả bao lâu cũng được nhưng lãi thì định kỳ 5 - 10 ngày là
phải trả một lần. Cũng do hoàn cảnh quẫn bách mà có những cậu ấm vốn
hiền lành sẵn sàng làm nghề đâm thuê chém mướn, đòi nợ thuê đẻ gán nợ.
Nếu không làm như vậy thì khó lòng mà sống yên ổn và bước chân đến
trường học. Điều đó cũng lý giải được một điều tại sao lớp công tử tỉnh
lẻ có máu chơi bời, khi cùng quẫn, đã nhiều người đánh mất cả sự nghiệp
học hành và tiền đồ ở phía trước. Họ vẫn ngày đêm lao vào đề đóm, cờ bạc
như con thiêu thân, không thể ngăn nổi.
Chứng
kiến cảnh bên cạnh nghĩa trang thành phố có một bàn thờ nhỏ chẳng hiểu
do ai lập nên, nhưng đêm đêm lại thấy nhiều người đến khấn vái, trong đó
nhiều người chắc hẳn là sinh viên... đứng lầm rầm cầu xin những con số
mới biết rằng "đề đóm" có thể làm cho con người ta trở nên mê muội.
Tiếp
xúc với một sinh viên, hiện đang là "ruột" của những con đề, tôi càng
thêm phần ái ngại cho sự ham mê đến ngớ ngẩn của cậu ấy. Cậu đã tập tễnh
chơi đề ngay từ những ngày đầu chân ướt chân ráo vào trường đại học,
mặc dù gia đình phải chu cấp toàn bộ mọi chi phí. Bố mẹ ở nhà đâu hay
cậu con trai mà mình tin tưởng cho đi học xa nhà lại đang là nô lệ của
ma số đề đóm và đang phải chịu cảnh nợ nần như "chúa chổm". Có lẽ cái
giá một ăn 70 đầy sức hút ấy đã khiến cho những kẻ hám "ngồi mát ăn bát
vàng", dựa vào vận may... không còn đủ tỉnh táo để tránh xa nó nữa.
Tại
sao họ không thể nghĩ rằng "của thiên thì lại trả địa", hôm nay mình
được một nhưng ngày mai có thể mất mười. Có thể tâm lý lần đầu tiên biết
mùi chiến thắng thì cảm thấy "hốt" tiền của thiên hạ dễ dàng quá lại
càng máu nên cứ thế đánh tới, mà mức độ thì cứ tăng dần lên. Nhưng nếu
thua thì lại quyết tâm gỡ gạc, cuối cùng gỡ chẳng được mà thua thì quá
thê thảm. Sẽ thật nực cười nhưng cũng đáng ái ngại khi nhiều con ma đề
nằm đâu, nhìn đâu cũng thấy số: Thi trượt một môn cũng đánh; tỷ số bóng
đá cũng đánh; thấy biển số xe đẹp cũng đánh; nằm mơ thấy gì cũng có thể
số hóa và đánh...
Khác với các công tử liều
lĩnh, nhóm bạn gái của Lệ Thoa lại có thú vui khác, "dịu dàng" và "yên
ắng" hơn, đó là những cuộc "hội nghị bốn bên" thâu đêm suốt sáng. Nếu
gặp mặt và nói chuyện qua với Lệ Thoa thì có lẽ không ai có thể ngờ được
cô lại có thể là con bạc khát tới độ mượn xe máy của bạn đi cắm lấy
tiền chơi. Ban đầu cái "võ" của cô là "sụt sịt" tâm sự cùng bạn bè trong
lớp rằng cô thương bố mẹ già và mấy đứa em nhỏ ở quê nghèo khổ, phải ăn
sắn, ăn khoai trừ bữa lấy tiền cho cô ăn học. Một vài lần đầu bạn bè ai
cũng tin nên đã hùn tiền cho cô vay. Nhưng sau thì ai cũng biết đó chỉ
là "võ" miệng để có tiền đi chơi bạc mà thôi. Niềm đam mê bài bạc của Lệ
Thoa đến mức cô có thể ngồi vài ba ngày liền chỉ ăn bánh mì suông và
uống nước lọc cầm hơi mà thôi.
Ngoài niềm đam
mê ngồi "đan quạt", đôi khi cô cùng nhóm bạn còn thả thân con lô, con đề
cho đời thêm phần thi vị, đồng thời thử vận may. Nhưng điều đó chỉ hãn
hữu thôi vì theo lý luận của Lệ Thoa thì như vậy sẽ đen. Lại có những cô
sống bằng "nghề" thả lô, đề. Cho dù đánh ít hay nhiều nhưng ngày nào
cũng tính toán và thường là "đủ ăn", thậm chí bao được cả các bạn khác.
Hoài
Giang, một cô gái đến từ Nghệ An, đã bị đình chỉ học từ năm thứ ba vì
nghỉ học triền miên và nợ quá nhiều môn, nhưng vẫn giấu gia đình để hàng
tháng nhận tiền "viện trợ". Đáng lẽ đã ra trường từ mấy tháng trước thì
Hoài Giang lại viện lý do là ở lại học thêm văn bằng hai để có cơ hội
nán lại với hội bài bạc. Có lẽ cô không còn nghĩ đến miền quê nghèo
quanh năm gió Lào cát trắng - ở đó có mấy đứa em buổi đến trường, buổi
đi làm thuê cuốc mướn, cha mẹ đêm ngày rãi nắng dầm mưa, chắt chiu từng
đồng cho con ăn học, nên cô đã không tiếc tay ném những đồng tiền xương
máu ấy vào "chiếu bạc".
Không hiểu rằng sau
những đêm mụ mị bên chiếu bạc, những con người ấy cảm thấy đời mình còn
là gì? Hiện tại đã là như vậy, còn tương lai sẽ đi về đâu khi trong đầu
chỉ là những toan tính về những cây bài, cho những thú chơi không kể đêm
ngày.
*.
VŨ THỊ HƯƠNG MAI
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét