Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013

Về Tây Ninh - Thơ Đào Phan Toàn




Đưa em về Trung ương Cục Miền nam
Em sẽ hiểu những tháng ngày máu lửa
Hồ Dầu tiếng đẫm mồ hôi tuổi trẻ
Suối Trúc như mơ, trăng xuống la đà


Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013

LỐI MÒN - Thơ Vĩnh Thuyên



Là lối mòn  ai đi trải nhựa
Ngày trở về lối cũ còn không ?
Mấy mươi năm bỏ làng lên chợ
Phố thay làng -xóm đã thay tên

Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2013

Suối Vàng: Ước mơ và hiện thực - La Ngạc Thụy


Truyền thuyết kể rằng: Ngày xưa vùng núi Bà Đen luôn có nguồn nước sôi trào nên lụt lội triền miên, do một bầy trâu vàng của nhà Trời thường xuống ngụp lặn, vẫy vùng. Cuộc sống cư dân quanh vùng vô cùng thống khổ, nên đã kêu khóc thấu Trời. Trời liền lệnh cho các Thiên thần khuân đá lấp lại. Lệnh nhà Trời quá ư nghiêm ngặt nên các Thiên thần khẩn trương làm việc quên mất bầy trâu vàng đang vẫy vùng dưới đó. Đất đá đã lấp luôn bầy trâu vàng. Sau khi hoàn thành, vùng đất này trở thành 3 ngọn núi. Bầy trâu vàng bị nhốt trong lòng núi vẫn vùng vẫy mong thoát ra, nên nước vẫn theo kẻ đá tuôn ra, cát dưới lòng suối lấp lánh ánh vàng. Du khách đến tham quan núi Bà, ai một lần rửa mặt, rửa tray dưới khe đá giữa khoảng đường từ chùa Bà sang chùa Hang đều nhìn thấy dưới đáy nước ánh vàng lấp lánh lẫn trong màu cát hồng nhạt.

Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2013

CHÀO MỪNG TUYỂN TẬP VĂN THƠ LÝ LUẬN PHÊ BÌNH ĐẤT ĐỨNG 5 - Châu Thạch



Chào mừng Tuyển tập văn thơ lý  luận phê bình Đất Đứng 5 vừa phát hành. Văn Nghệ Quảng Trị xin mạo muội sơ lược qua các mục viết trong Tuyển Tập, hy vọng giới thiệu đến quý bạn đọc, bạn viết các nơi phần nào giá trị của Tuyển tập và thành công của Ban quản trị cùng bạn viết của datdung.com, Tây Ninh.

Trang văn:

Mở đầu với truyện ngắn “Bông bần rụng xuống dòng kênh”, tác giả Trần Huyền Vy đã đem quá khứ liên kết cùng hiện tại, đưa người đọc đi vào một câu chuyện liên quan đến cây Bần, với nhiều hình ảnh vừa kiên cường, vừa đẹp, vừa sâu đậm cử chỉ tri ân.

Tiếp theo là “Hôm sớm bến biên thùy”, bút ký của Từ Phạm Hồng Hiên. Tác giả kể lại những ngày tháng rong ruổi theo nghề giáo dục ở vùng đất biên thùy. Đó là những ngày tháng khó quên, có nhiều dấu ấn trong đời khiến cho phải nặng nợ ân tình để nhớ, thương và để mang hoài vọng quay về.

Truyện ngắn “Dốc vắng” của Nguyễn Thị Mây với giọng văn mượt mà như thơ, nói về một cuộc gặp gở nẩy sinh một tình yêu đơn phương, để mỗi độ thu về lại buồn se sắt.

Nhà thơ Vũ Thiện Khái với truyện ngắn “Trang văn đẹp nhất”  kể chuyện một nhà văn lão thành đem tình yêu và cuộc sống thanh bần cải hóa được những mãnh đời cùng tận sống chung cùng ông trong khu phố, và đó là trang văn đẹp nhất.

“Khoảnh khắc đêm”- truyện ngắn của Lãng Thanh viết về một cuộc tình vừa chia tay lại có một cuộc tình bất ngờ nhưng chớp nhoáng. Cả hai cuộc tình đều đem đến oái ăm và đau khổ.

“ Điện thoại của mẹ” là truyện ngắn của Ngữ Yên. Truyện kể người mẹ già ở nhà một mình thường đếm tiếng diện thoại reo. Khi mẹ mất, chừng như âm vang tiếng điện thoại có linh hồn, có hình bóng mẹ quay về.

Truyện ngắn “Thế võ cuối cùng” của Kha tiệm Ly là một câu chuyện võ thuật, dạy dỗ những tên học trò phản sư phải chịu kết quả xấu bất ngờ, dầu cho võ thuật đã cao cường hơn thầy đi nữa.

“Bến trăng quê” - tản văn của Nguyệt Quế viết về một bến sân lúa với biết bao kỷ niệm đẹp thời ấu thơ. Nay bến trăng quê không còn nữa để lòng người bồi hồi quay quắt nhớ thương.

Tây Ninh những năm tháng xưa” của La Ngạc Thụy là một thiên ký sự với những tư liệu lý thú, viết dưới ngòi bút tài hoa, điêu luyện.

Trang văn học nước ngoài: Truyện ngắn “Người chồng bằng mây đan” của Ursula Wills-Jones do Nguyễn Khắc Phước chuyển ngữ đậm đà với giọng văn thuần việt.

Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2013

Ba anh em trên chuyến tàu nghệ thuật - Nguyễn Hải Thảo


Tạp chí Đương Thời, có bài viết của Nguyễn Hải Thảo số 21 chuyên đề văn hóa Việt Nam & Thế giới với tựa đề: Ba anh em trên chuyến tàu nghệ thuật- Chủ biên: Phan Hoàng,tòa soạn tại số 15-17 Cộng Hòa phường 4 Quận Tân Bình TP HCM

Trích lời dẫn: Họ là ba anh em ruột cùng họ Nguyễn Quốc.Nam là anh lớn nhà thơ.Đông và Tây là nhạc sỹ có những hoạt động văn nghệ khá đình đám ở Tây Ninh...

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2013

TRẦN NHÃ MY


Họ tên thật: Trần Thị Thanh Nhã. Sinh ngày: 20/1/1979. Cử nhân Anh văn. Hiện là giáo viên dạy Tiếng Anh trường THCS Trần Hưng Đạo, xã Phước Trạch (huyện Gò Dầu, Tây Ninh). Đã hoàn thành lớp bồi dưỡng viết văn Nguyễn Du khóa V của Hội Nhà Văn Việt Nam.
Có tác phẩm văn thơ đăng trên các báo, tạp chí trung ương và địa phương như : Văn nghệ (Hội Nhà văn VN) Văn nghệ TP.HCM, Văn nghệ Tây Ninh, Văn nghệ Gia Lai, Báo Tây Ninh…  Hiện là Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Tây Ninh, Ủy viên BCH  Phân hội Văn học- Hội VHNT Tây Ninh. Thành viên Ban chủ nhiệm trại sáng tác văn học của Hội VHNT Tây Ninh.

Thứ Tư, 24 tháng 7, 2013

Xung quanh Công trình biên soạn tài liệu Văn học địa phương Tây Ninh: Những điều cần bàn thêm - Nhất Phượng

Các tác phẩm thơ, văn Tây Ninh đã được xuất bản trong thời gian qua (ảnh chỉ minh hoạ)
Cuối tháng 6 vừa qua, Sở Giáo dục - Đào tạo Tây Ninh tổ chức hội thảo khoa học về việc biên soạn tài liệu văn học địa phương để giảng dạy trong trường phổ thông. Cuộc hội thảo thu hút khá đông những người hoạt động trong lĩnh vực văn học và giảng dạy bộ môn Văn trong tỉnh. Tưởng nên nhắc lại, từ năm học 1994 - 1995, ngành giáo dục Tây Ninh đã đưa văn học địa phương vào giảng dạy trong trường phổ thông theo chủ trương chung của Bộ Giáo dục - Đào tạo. Nội dung giảng dạy dựa trên tài liệu biên soạn “Thơ văn Tây Ninh trong nhà trường” (do cố giáo sư Lê Trí Viễn chủ biên). Sau bao nhiêu năm, đời sống xã hội đã có nhiều thay đổi, văn học Tây Ninh cũng đổi thay, vì vậy vấn đề đặt ra là phải có một tài liệu mới để thay thế cho phù hợp hơn.

KÝ ỨC HOA LỤC BÌNH - Đoản văn Nguyên Hạ



            Không biết tự bao giờ màu tím hoa lục bình đã in sâu vào tiềm thức làm tôi không thể nào quên được. Màu tím ấy thấm đẫm niềm vui, nỗi buồn và cả tủi thân nữa.
             Những ngày cuối đông đến mùa xuân, hoa lục bình nở rộ, tím dọc hai bên bờ sông. Những ngày nghỉ học, tôi được mẹ chèo xuồng chở đi hái hoa hoặc ngó lục bình về làm các món ăn dân dã như: hoa lục bình xào, nấu canh chua với cá rô đồng, ngó thì làm gỏi…Đó là những món khoái khẩu của tôi. Bởi lục bình đối với tôi có rất nhiều kỉ niệm.

Thứ Ba, 23 tháng 7, 2013

TIẾNG GÕ CỬA - Truyện ngắn Nguyễn Đức Thiện


Cọc. Cọc. Cọc. . .
Ai gõ cửa đó? Có ai đâu nào. Tiếng gõ cửa nhà kế bên đó mà. Tiếng cửa nhà mình thế nào nhỉ? Lâu lắm rồi chẳng được nghe.

Ngày xưa, ngày nào chẳng có tiếng gõ cửa. Sau đó là bạn bè ùa vào nhà. Nào hoa. Nào bánh, kẹo, nào tiếng cười râm ran. . . những ngày đó, với Hạnh, giống như đang sống trên thiên đường. Hạnh có một chiếc máy nghe nhạc loại tốt. Bạn bè đến là mở nhạc ra nhảy . Những điệu nhảy rung chuyển sàn nhà .
Thế mà đã nhiều năm rồi, bẵng đi. . .

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013

THÔNG BÁO ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN “Diễn đàn văn học Tây Ninh”




Ban quản trị trang Văn học Đất Đứng (datdung.com) trân trọng thông báo:

Núi Điện – Diễn đàn văn học Tây Ninh (nuidiendatdung.blogspot.com) do Ban quản trị datdung.com thành lập nhằm mục đích quảng bá tác phẩm văn học của văn nghệ sĩ đang sống và làm việc ở Tây Ninh và người Tây Ninh ngoài tỉnh.

Để kết nối và chia sẻ tác phẩm văn học của các bạn đến với bạn đọc bằng cách cộng tác trực tiếp, liên kết trang blog có sẵn hoặc tạo lập một trang blog riêng cùng phổ biến với “Diễn đàn”.

Trên cơ sở đó, trang Núi Điện – Diễn đàn văn học Tây Ninh mở thêm chuyên mục “THÀNH VIÊN DIỄN ĐÀN”. Mỗi thành viên có thể gởi tác phẩm cộng tác trực tiếp, đăng ký Weblogs liên kết hoặc mở trang Blog riêng để tự đăng tác phẩm của mình.

Phân hội Văn học - Hội VHNT Tây Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng văn học Tây Ninh lần II - 2013



Sáng ngày 22.7.2013, Phân hội Văn học - Hội VHNT Tây Ninh đã tổ chức Lễ khai mạc Lớp Bồi dưỡng Văn học tỉnh Tây Ninh lần thứ 2 năm 2013. Đến dự buổi khai mạc có Ông Nguyễn Quốc Việt - P.CT Hội, Bà Đặng Thị Phượng P.CT TT Hội, Ông La Ngạc Thụy Phân hội trưởng Văn học cùng 22 học viên gồm các huyện Trảng Bàng, Gò Dầu, Bến Cầu, Tân Châu, Dương Minh Châu, Hòa Thành và thị xã Tây Ninh tham dự lớp học. Ông Nguyễn Quốc Việt đã phát biểu khai mạc.

Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2013

HẠ KHÚC - Tho Phan Minh Châu


       
Mai xa trường, lớp có buồn không? 
Mắt ướt, mi lem chút nắng hồng 
Ve có râm ran ngày phượng nở 
Sẻ còn lót tổ mái trường không? 

Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2013

CÀNH MAI NỞ TRONG TIM! - Thơ Sơn Trầm



Khi đưa đôi bàn chân
chạm đất
nghe tiếng chim líu lo chào buổi sáng
nghe giọt sương thì thầm trong lá
thấy mặt trời mắc cỡ sau rặng tre
đàn gà con tíu tít bên gà mẹ
và gió từ xa đẫy mùi rơm rạ
tôi cảm ơn Tạo hóa
còn cho tôi nguyên vẹn ngọt ngào.

Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2013

Hướng đi nào cho nghiên cứu lý luận phê bình văn học Tây Ninh? - La Ngạc Thụy


Vừa qua, tại TP Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng, Hội đồng Lý luận -Phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức lớp tập huấn “Quan điểm của Đảng về văn học, nghệ thuật và hoạt động phê bình văn học, nghệ thuật” khu vực phía Nam. Thành phần tham dự đủ các chức danh có trách nhiệm về lý luận, nghiên cứu, phê bình là cán bộ lãnh đạo, quản lý các Ban Tuyên giáo, Sở Văn hóa -Thể thao và Du lịch; các hội văn học nghệ thuật tỉnh thành phố; cán bộ quản lý và phóng viên, biên tập viên các báo, tạp chí, đài phát thanh - truyền hình Trung ương và địa phương cùng giáo viên VHNT của các trường cao đẳng, đại học. Các năm trước, hàng năm đều có các lớp tập huấn như thế. Thế nhưng, bao nhiêu năm qua, thực trạng lý luận, nghiên cứu, phê bình ở Tây Ninh vẫn chưa thấy khởi sắc? Nguyên nhân vì sao?

Thứ Năm, 18 tháng 7, 2013

Nghĩ về Thế giới muôn loài - Tản mạn Nguyễn Thanh Phương

 
Giữa khoảng rừng âm u, mọi động vật sống hít thở không khí tự do của thiên nhiên, có loài chuyện sống trên cây, có loài chuyên sống dưới đất. Dưới gốc cây cổ thụ giữa rừng một con khỉ mẹ đang ôm một con khỉ con cho bú, đôi mắt lim dim, như truyền tinh lực cho đứa con bé bỏng, con khỉ con ngu ngơ ôm ngực khỉ mẹ bú một cách ngon lành, thỉnh thoảng nó mở mắt nhìn mẹ nó nủng nịu, mơn trớn vòi vĩnh như thầm bảo:
-          Mẹ ngồi yên con muốn dòng sữa mẹ đừng cạn.

Thứ Tư, 17 tháng 7, 2013

Thứ Ba, 16 tháng 7, 2013

THÔNG BÁO CHIÊU SINH LỚP BỒI DƯỠNG VIẾT VĂN TỈNH TÂY NINH LẦN 2



Kính gởi:

- Ban Tuyên giáo Huyện ủy - Chi hội VHNT các huyện Gò Dầu, Dương Minh Châu, Bến Cầu và CLB Thơ huyện Tân Châu.
Về việc: Chiêu sinh lớp bồi dưỡng viết văn tỉnh Tây Ninh lần thứ II.
Để nâng cao chất lượng sáng tác văn học cho hội viên Phân hội Văn học và đối tượng có năng khiếu sáng tác văn học trong tỉnh,
Đồng thời phát hiện, bồi dưỡng để tiến tới kết nạp hội viên cho các huyện chưa có hội viên văn học.

Tình thơ - Thơ Ngọc Liên


Khi anh đi xa, anh quay gót xa em
Trời thu tơ vương - Em khắc khoải nhớ thương
Gió mưa vô thường
Ướt run đôi môi hường

Trang văn đẹp nhất - Truyện ngắn Vũ Thiện Khái


Đụng mấy bạn già máu nhiễm văn chương mỗi sáng cà phê cà pháo, ông Năm nhà văn thường bị bỗ bã vỗ vai thân tình :
- Nhà văn có truyện nào mới viết lâm ly bi thiết đọc nghe coi ?
Ông cười hiền :  
- Nhà văn nhà báo gì đến tớ. Viết lách chỉ là cách tìm thú vui cho tuổi già như các ông chăm cây cảnh hay nuôi chim ấy mà.