Tôi quen ông H sau một lần gặp tình cờ ở quán phô tô cóp pi . Nói là tình cờ chứ thật ra cũng không tình cờ lắm đâu. Nhưng hình như ông đánh máy một bài thơ lục bát. Có lẽ ông sinh hoạt tại một câu lạc bộ thơ ở xã phường và có thơ tham gia tập sách của câu lạc bộ thơ trên huyện. Ông có một bài thơ đăng trên báo Cựu chiến binh, và ông đã rất già. Bài thơ mà ông được đăng báo đã được ban biên tập sửa rất nhiều so với bản gốc in biếu trong ấn phẩm của câu lạc bộ thôn.
Tôi thấy rất thú vị với việc chúng ta được tự do in vài trăm bản một
tập thơ nào đấy rồi tặng nhau đọc cho vui. Nó hoàn toàn không có giá
trị thương mại. Và hoàn toàn không vi phạm pháp luật.
Tôi về nhà cũng viết một truyện ngắn khoảng 10 trang , rồi phô tô
đóng gáy và đem ra cổng trường câp III rao như người ta vẫn bán mơ rau,
với giá bán 10 nghìn đồng một quyển. Tôi bán được vài chục cuốn… cũng đủ
vốn. Nhưng đến hôm sau chỉ được hơn 10 bản và sang ngày thứ ba thì ế
dài. Tôi mang tác phẩm đến trường cấp 3 huyện bên và cũng tiêu thụ được
dăm chục cuốn. Tổng cộng tôi bán được 100 bản tác phẩm đầu tay.
Tôi viết truyện ngắn thứ hai và tập hợp chúng lại , có được một cuốn
sách dày 20 trang và quyết định lên thành phố bán. Trường cấp 3 trên
phố có sức ép lớn hơn. Tôi rao ngay trước mặt đội quân xe ôm và phụ
huynh giờ tan lớp, đứng trước hàng trăm người và tự hỏi mình đang làm
đúng hay sai cái việc làm ngớ ngẩn này. Nhưng cuối buổi là tôi phải mua
nước mía để giải khát và tính toán xem bán chác được bao nhiêu. Các bạn
ạ, tôi đã tiêu thụ được hơn 50 bản. Với giá bìa 20.000 trừ chi phí ra
thì tôi cũng có thu nhập vài ba trăm. Nghe đâu “Dế mèn phưu lưu ký” ban
đầu cũng chỉ dày vài chục trang. Và tôi đang có tác phẩm đầu tay thực
thụ. Chỉ còn một mong ước nữa là được thấy sách của mình có mặt trên kệ
sách. Và tôi quyết định liên hệ với một số nhà sách. Tôi mặc một chiếc
áo khoác mỏng cho thời tiết cuối thu. Một nữ tiếp viên dẫn tôi đến phòng
gặp quản trị. Hắn mời tôi vào một chiếc ghế đệm sang trọng trong khi
mắt không rời máy tính.. “Ủa, anh là ai? Gặp có chuyện gì không?”. Thú
thật là tôi rất bối rối, và phát hiện trò dở hơi của mình đã đi quá xa.
Đến lúc này thì hắn phải dừng công việc đẻ nhìn và hỏi tôi cẩn thận:
– Chào anh. Anh gặp tôi có việc gì xin cứ nói.
– Dạ dạ… chả là…
Hắn lại đề nghị tôi nói. Hắn cứ ngỡ là tôi sẽ có chuyện gì quan trọng lắm .Và khi tôi xin gửi bán mấy tập photo coppi tự đóng gáy thì hắn im bặt. Hắn bắt đầu gọi diện tùm lum cho người nọ người kia, hoàn toàn quên mất tôi.
– Chào anh. Anh gặp tôi có việc gì xin cứ nói.
– Dạ dạ… chả là…
Hắn lại đề nghị tôi nói. Hắn cứ ngỡ là tôi sẽ có chuyện gì quan trọng lắm .Và khi tôi xin gửi bán mấy tập photo coppi tự đóng gáy thì hắn im bặt. Hắn bắt đầu gọi diện tùm lum cho người nọ người kia, hoàn toàn quên mất tôi.
Một lần tôi tìm đến nhà ông H chơi. Ông lấy cho tôi xem số báo Cựu
chiến binh cũ kỹ. Tôi có cảm giác con cái đã không chu cấp sung túc cho
ông .Có thể họ cũng nghèo như gia đình tôi và muôn vàn hộ nông dân khác.
Ông đan rổ và vỉ ruồi để kiếm sống.
Khi quay lại với ước mơ, bằng việc gửi truyện đến một số tờ báo và
tạp chí, điều làm tôi yên tâm là sáng tác của mình sẽ được đọc bởi những
con mắt chuyên nghiệp. Nhưng bặt vô âm tín, không một tờ báo nào đăng.
Gửi truyện đến một số trang mạng thì được đăng ngay. Nhưng tôi vẫn nghĩ
thơ của ông H dở quá, nếu có gửi thì cũng chả có trang nào đăng đâu. Ông
hoàn toàn xa lạ với in-tơ-nét.
Tôi không còn muốn viết truyện nữa vì đưa lên mạng thì làm gì có
nhuận bút .Còn tự in sách rồi phơi mặt ra ngoài đường hô hào như người
ta bán mớ rau thì cũng chỉ được 3 bảy 21 ngày, rồi thì mệt mỏi, xấu hổ,
tiền đi lại… nếu có được mấy đồng thì cũng hòa vốn. Rồi người ta xì xào,
thậm chí còn bị công an cho vào sổ đen.
Vài năm trôi qua, sáng tác của tôi vẫn còn trên web, tên một truyện
sặc mùi sex được dùng để hiểu như là một câu chuyện tình yêu thức thời.
Thậm chí có người còn sáng tác theo mô-tuýp của nó với nhân vật nữ có
tên tuổi trong truyện không liên quan gì đến chuyện tình dài hơi của
nhân vật nam chính và các nhân vật nữ vô danh. Cuối cùng thì truyện cũng
được đăng trên một tờ báo nọ. Hạnh phúc, tôi đạp xe tìm đến nhà ông H.
Khi dừng chân ở quán tạp hóa, người ta cho hay ông mất được một tuần, có
vòng hoa của hội thơ huyện. Tôi không dám tìm đến mộ ông, ra về với đầy
hụt hẫng, những niềm tin mong manh có lẽ đã vỡ tan trong buổi chiều hôm
đó buồn.
Nguyễn Văn Phong
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét