Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2013

VỀ BIÊN GIỚI BẾN CẦU NHỚ BÀI VỌNG CỔ XƯA - TRẦN MINH TẠO





Tặng những chàng trai ra trận và bao cô gái phía sau nén đau khổ đợi  người yêu mùa đánh giặc bảo vệ biên giới Tây Nam hơn 30 năm xưa.

Có một bài vọng cổ đã trôi xa
"Chuyến xe Tây Ninh sáng nay chuyển bánh..."
có cô gái một mình ngày nào đi thăm người yêu sắp ra chiến trận
chỉ mang theo đôi trái dưa hồng và một tấm lòng son.

Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013

Đồng Cỏ Đỏ: Gắn liền với chiến tích của Lãnh Binh Tòng - Di cảo của Nhà văn Xuân Sắc La Ngạc Thụy viết lại


 Từ giữa thế kỷ 19*, nước ta đang trong tình trạng bị giặc Pháp đe doạ xâm lấn. Nước bạn Campuchia cũng liên tiếp nội loạn, lệ thuộc vào Xiêm La. Dưới triều đại Ang Đuông lại bị hai áp lực giữa Pháp và Xiêm La xâu xé, giựt giành.
            Bọn thổ hào là những lãnh chúa địa phương dọc theo bên kia biên giới đã tập hợp bọn lưu manh, côn đồ thành những toán cướp lớn tràn sang cướp phá dân ta. Liên tiếp nhiều năm, có năm vài ba lần, không những bọn cướp tràn sang khuấy phá vùng biên giới mà còn thọc sâu vào nội địa, tràn xuống gần đến địa phận thị xã ngày nay, gây thiệt hại nặng nề về người và của, khiến cho nhiều nhà phải rút vào rừng sâu ẩn náo, có nhà phải chuyển hẳn đi về miệt Trảng Bàng để lánh giặc cướp. Bởi khi chúng tràn đến đâu thì cướp phá, giết chóc đến đó, khi rút đi để lại một cảnh hoang tàn đổ nát, máu đổ thây phơi. Lòng căm thù giặc cướp cứ mãi nung nấu, nhưng do lực yếu, thế cô, người dân đành phải tìm cách lánh sang vùng khác làm ăn.

Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013

Tây Ninh - Nắng tháng ba - Tản văn La Ngạc Thụy


Ở đây gió núi quanh năm hát
Nắng hóa con sâu cuốn lá mì...
 
Hai câu thơ của nhà thơ Vũ Mậu Tý vang lên như một điệu hát và sự liên tưởng của nhà thơ thật độc đáo làm sao? Nếu không hòa nhập vào thực tế, nếu không có xúc cảm của những lần đụt nắng dưới tán lá mì, thì không thể cảm nhận được.

Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013

VỀ BÀI THƠ "THA LA XÓM ĐẠO" CỦA VŨ ANH KHANH - La Ngạc Thụy


          Bài viết "Tây Ninh vùng đất long tiềm hổ phục" của Nguyễn Thanh Liêm, trong đó có trích một đoạn về bài thơ "Tha La xóm đạo" của Vũ Anh Khanh, được bạn đọc quan tâm đóng góp nhiều ý kiến và tư liệu quý báu nhằm làm sáng tỏ những điểm chưa rõ, để bài thơ nổi tiếng này xứng với tầm vóc của một bài thơ hay đã đi vào lòng người dân Tây Ninh gần trăm năm qua.
         Tôi đã có lời hứa sẽ tập hợp những đóng góp của bạn đọc, sưu tầm, nghiên cứu thêm nhằm trả lại nguyên gốc bài thơ. Thời gian qua, bằng nhiều cách tra cứu, tìm hiểu qua tư liệu cũng như nhờ một số bạn hữu ở Bình Thuận giúp đỡ thêm. Đến nay, có thể nói bước đầu đã tập hợp hầu như hoàn chỉnh bài thơ, hoàn cảnh ra đời của nó, địa danh Tha La ... Trong phạm vi bài viết này tôi xin cố gắng cung cấp đến bạn đọc những vấn đề chưa rõ mà chúng ta đã đặt vấn đề. Và điều cơ bản nhất mong bạn đọc thông cảm là tôi chỉ cung cấp những vấn đề đã tập hợp được mà thôi, chứ không phải là bài nghiên cứu hoàn chỉnh ...Do vậy sẽ còn chi tiết nào đó chưa chuẩn, mong bạn đọc góp ý thêm. 

Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2013

Áo gấm - Truyện ngắn Nguyễn Khắc Luân

                     
Tôi có hai anh em trai, một chị gái. Cha mẹ nông dân, chân lấm tay bùn, làm hoài không đủ ăn, lớp thiên tai, chuột bọ phá hoại, lớp sưu cao thuế nặng. Khi tôi chào đời ba tôi mừng quýnh, vì có hai thằng con nối dõi, ông tằn tiện, dành dụm mấy năm, chọn ngày nông nhàn ra thị trấn chơi mấy bữa mới về.

Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2013

Côn Đảo giữa bạt ngàn biển xanh - Bút ký La Ngạc Thụy

Chúng tôi phải trải qua một chặng dài đường biển cách cảng Cát Lỡ thành phố Vũng Tàu hơn 97 hải lý bằng tàu Côn Đảo 09. Trước khi lên tàu, chúng tôi đã kháo nhau về chuyến hành trình đầy sóng gió với tư thế chuẩn bị thật chu đáo của những người nhiều kinh nghiệm chống say sóng đã từng bị những cơn sóng dữ của gió cấp 7, cấp 8 vùi dập: nào thuốc chống say sóng, ói mửa, cả những bọc ni lông… nhất là các cô trong đoàn tham quan.

Một góc Côn Đảo trước Trụ sở Bảo Tàng Côn Đảo

Thứ Năm, 22 tháng 8, 2013

Ngẩn ngơ giữa cõi trời hiu quạnh - La Ngạc Thụy


Thương tiếc nhà thơ Hồ Nhật Nguyệt


Xem hình

 Vậy là anh đã ra đi. Đi mãi không về.
Từ rất lâu rồi, anh vắng bóng trên thi đàn. Và hôm nay anh thật sự giã từ cõi đời này, thật sự “ngẩn ngơ giữa cõi trời hiu quạnh”.

Hồ Nhật Nguyệt là bút danh của nhà thơ Trần Minh Nguyệt. Anh sống và làm thơ, viết văn cùng thời với các nhà thơ Vũ Anh Sương, Dạ Vũ, Phan Trần Duyên, Điệp Thuyên Ly, Sa Chi Lệ, Hồ Chí Bửu, La Ngạc Thụy, Phương Đình, Mạc Liên Hà, Nhật Vũ, Thy Vy Lệ (Vũ Miên Thảo) … sau các nhà thơ đã thành danh: Từ Trẫm Lệ, Thanh Việt Thanh, Thẩm Thệ Hà, Trường Anh … Thơ và truyện ngắn của Hồ Nhật Nguyệt đã được đăng tải trên các tạp chí Văn, Văn Học, tuần báo Khởi Hành… và hầu hết các trang văn nghệ nhật báo trước năm 1975. 

Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013

THƠ NỮ Ở TÂY NINH. - Trần Hoàng Vy.


             

                 Tây Ninh, mảnh đất "phên dậu" của Tổ quốc ở vùng biên giới Tây nam, cũng có núi có sông, sơn thủy hữu tình, song chưa phải là mảnh đất của Thơ ca.
Tuy nhiên, Tây Ninh cũng đã gắn liền với thơ ca, theo chân những người đi mở cõi và giữ nước như các bậc tiền hiền : Huỳnh Công Giảng, Trương Huệ, Lãnh binh Két, Lãnh binh Tòng.v.v...Rồi đến các bậc Văn nhân thi sĩ tiền bối từ năm 1915 trở đi như các cụ Tô Ngọc Đường, Huỳnh Văn Tâm, Võ Văn Sâm, đến Thanh Vân, Toại Chí, Nguyễn Thanh Phong...
              Tây Ninh cũng đã có một giai thoại gắn liền với thơ ca, đó là vào năm Tân Sửu (1901), nhận lời mời của các cụ Võ Sâm, Tô Ngọc Đường, nữ sĩ Sương Nguyệt Anh đã lên thăm núi Điện Bà và đề thơ vịnh cây Bạch mai trên núi. Tây Ninh còn có Quán thơ trên núi, đồi thơ ở Lòng hồ Dầu Tiếng và cả...mộ thơ ở Cực lạc Thái Bình!
                

Thứ Ba, 20 tháng 8, 2013

Thông báo của Phân hội Văn học - Hội VHNT Tây Ninh (Phân hội Văn học nhờ phổ biến)


Kính gởi Hội viên Phân hội Văn học

Thực hiện kế hoạch hoạt động của Phân hội Văn học - Hội VHNT Tây Ninh năm 2013 về việc xuất bản Tuyển tập Truyện ngắn và Bút ký Tây Ninh để chào mừng Kỷ niệm 38 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước...
Trong phiên họp Sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2013, Phân hội Văn học đã đề ra kế hoạch thực hiện Tuyển tập Truyện ngắn và Bút ký Tây Ninh năm 2013, mỗi hội viên Phân hội tuyển chọn 5 tác phẩm truyện ngắn và bút ký tâm đắc nhất của mình gửi về phân hội để chọn vào tuyển tập xuất bản vào cuối năm 2013.

Thứ Hai, 19 tháng 8, 2013

Lịch sử hình thành tỉnh Tây Ninh



Ảnh: Khu vực cầu quan sang phố Gia Long, trên rạch có chợ cá
tấp nập người mua kẻ bán

Nam bộ nói chung và tỉnh Tây Ninh nói riêng vốn có bề dày lịch sử lâu đời, rải rác trong các thư tịch cổ vẫn còn ghi chép lại những tư liệu về vùng đất này. Ngày nay, trên địa phận Tây Ninh vẫn còn lại những di tích cổ như: di tích tháp Chóp Mạt ở huyện Tân Biên, di tích Bến Sỏi ở huyện Châu Thành, di tích Gò Dinh Ông ở huyện Bến Cầu, di tích Gò Cao Sơn tự ở huyện Gò Dầu, di tích An Quới ở huyện Trảng Bàng … là bằng chứng về một nền văn hóa cổ hưng thịnh đã từng tồn tại trên mảnh đất này vào những thế kỷ đầu công nguyên. Tuy nhiên, trải qua thời gian nền văn hóa ấy rơi vào cảnh suy tàn do tác động của những đột biến về địa lý – sinh thái và kinh tế - xã hội. Đồng thời với sự suy tàn của nền văn hóa ấy, vùng lãnh thổ này trở nên hoang vu. Sau nhiều thế kỷ, vùng đất này lại được khai phá bởi những lưu dân đến từ nhiều xứ sở.

Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2013

Sa Nghe : Vùng đất có ba anh hùng - Di cảo của Cố Nhà văn Xuân Sắc - Nguyễn Chính Văn viết lại

Anh hùng Bùi Văn Thuyên
                                
Vùng đất Chòm Dừa - Sa Nghe trước đây toàn là rừng già, bố tranh và trảng cỏ. Mùa nước nổi dưới trảng dày đặc một loại "cỏ mềm lông". Mùa khô cỏ cháy, đồng trảng nổi lên các "đụn trùng hen", đặc điểm của một vùng đất màu mỡ. Chính nơi đây có một bà mẹ sinh ra và nuôi dạy 6 người con trưởng thành để cống hiến cho Tổ quốc. 

Thứ Bảy, 17 tháng 8, 2013

TÂY NINH - VÙNG ĐẤT LONG TIỀM HỔ PHỤC - Nguyễn Thanh Liêm

NHÀ THƠ TRẦN MINH TẠO RẤT MẶN MÀ TÌNH CẢM VỚI TÂY NINH. ANH Đà LANG THANG TRÊN MẠNG  VÀ Đà ĐỌC ĐƯỢC MỘT BÀI VIẾT NGHIÊN CỨU VỀ TÂY NINH.  ANH Đà CHUYỂN TẢI VỀ CHO ĐẤT ĐỨNG NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG. THEO ANH ĐÂY LÀ BÀI VIẾT CÓ GIÁ TRỊ VÀ  RẤT QUÝ BÁU ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN TÂY NINH.  SAU KHI ĐỌC, ĐẤT ĐỨNG XIN  ĐĂNG LÊN ĐỂ BẠN ĐỌC CÙNG THAM KHẢO ... VÀ MONG NHẬN ĐƯỢC Ý KIẾN BỔ SUNG .


Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013

Trường Đua xưa - nay chỉ còn tên gọi Di cảo của Nhà văn Xuân Sắc - La Ngạc Thụy viết lại

Cách ngã ba Mít Một, ngược về hướng TP. Hồ Chí Minh khoảng 1km trên quốc lộ 22B có một đoạn dốc, người ta gọi là dốc Trường Đua.
               Xóm nhà ở hai bên dốc được gọi là xóm Trường Đua, thuộc ấp Hiệp Trường, xã Hiệp Tân, huyện Hoà Thành. Người dân nơi đây nổi tiếng với nghề truyền thống trồng bông vạn thọ bán vào những ngày rằm, ngày lễ vía của tôn giáo, nhất là vào dịp Tết Nguyên đán, nếu có ai đến thăm nơi này sẽ choáng ngợp trước màu hoa vàng rực rỡ khắp nơi. Ong Võ Văn Biện, năm nay đã hơn 70 tuổi, là người trồng bông từ lúc còn để chỏm cho biết: "Bà con sống với nghề trồng bông ở đây từ lúc mới lập đạo Cao Đài".

Thứ Tư, 14 tháng 8, 2013

Nhớ mẹ - Thơ Vũ Anh Sương





Kính dâng Mẹ

Con về mẹ đã ra đi
Chân không bước nữa bờ mi khép rồi
Con kêu mẹ vẫn ngậm lời
Tìm hơi thở ấm một trời giá băng
Vậy là mẹ đã xa xăm
Xuôi tay bao nỗi khổ thầm xuôi theo
Mặt gầy hóp má nhăn nheo
Vẫn in khắc cốt cái nghèo thâm niên
Đưa tay vuốt mắt mẹ hiền
Vuốt luôn bao nỗi truân chuyên cuộc đời
Mẹ buông gióng gánh đi rồi
Là thôi tần tảo là thôi nhọc nhằn

Thứ Ba, 13 tháng 8, 2013

LAI LỊCH CÙNG Ý NGHĨA TÊN GỌI TỈNH TÂY NINH HIỆN NAY - Trần Minh Tạo


Tháng Giêng năm Canh Thìn (1820), thái tử Đởm kế ngôi Gia Long làm vua. Đặt niên hiệu Minh Mạng. Năm 1832, khai quốc đại thần, tổng trấn Gia Định thành Lê Văn Duyệt qua đời. Vì có hiềm khích cá nhân từ trước, vua Minh Mạng và một số quần thần cùng phe nhân đó khởi động cái việc gọi là luận tội lúc còn sống của Lê Văn Duyệt. Kết quả: Lê Văn Duyệt bị truy thu quan tước, mồ mả bị xiềng xích và san bằng ; con nuôi là Lê Văn Khôi bị bắt giam nhưng tổ chức vượt ngục được.

Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

Trần Thị Quỳnh Hoa



TÁC GIẢ TRẦN THỊ QUỲNH HOA

Năm sinh : 28/8/1962
Quê quán : Gò Dầu, Tây Ninh
Hiện cư ngụ tại : Tây Ninh.
Nghề nghiệp chuyên môn : BS CKI chuyên ngành YHCT.

Tự sự :Tôi không phải là Nhà thơ. Tôi chỉ là người yêu thơ. Chỉ mong được trải lòng mình vào trang giấy.

Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2013

Thơ Tây Ninh chặng đường khai phá và tìm kiếm - TRẦN HOÀNG VY


Trong quá trình tìm hiểu và viết bài này, do tài liệu thiếu và  ít ỏi nên có thể  vẫn còn những thiếu sót, rất mong các nhà  thơ, những người yêu thơ ở khắp nơi và trong tỉnh góp  ý kiến để tác giả bổ sung, hoàn chỉnh bài viết được đầy đủ hơn. Xin chân thành cám ơn. 

Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013

Số phận các tác phẩm văn học được trao giải - Hà Anh


(Toquoc)- Tác phẩm văn chương sau khi được trao giải, không giống như hào nhoáng của một cuộc thi hoa hậu, người đẹp. Nhà văn thì coi 'đứa con' được giải như đã trưởng thành và tự bơi với đời để lặng lẽ thai nghén 'đứa con' khác. Còn công chúng thì đôi khi ngơ ngác tự hỏi, các tác phẩm đó đi về đâu (?).
Hàng năm, nếu căn cứ vào tác phẩm đoạt giải thưởng thường niên, kể cả khi “được mùa” hay “mất mùa” ở một số chuyên ngành thì chưa bao giờ ở ta sạch trơn, đấy là chưa tính, cứ theo chu kỳ vài ba năm lại có những cuộc thi, những cuộc tập hợp với quy mô lớn, rộng khắp như cuộc thi truyện ngắn, cuộc thi tiểu thuyết với quy mô toàn quốc.

Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2013

NỢ RỪNG - Truyện ngắn Phước Hội


“Ăn của rừng rưng rưng nước mắt”

    “Chỉ cách nhau ba mươi cây số mà phải mất hai mươi năm mình mới gặp lại. Hóa ra trái đất có lúc thì chật chội, lúc lại mênh mông”. Chín “cò” nói với tôi trong ánh mắt xa xăm. Con chim sa sả đậu tít ngọn cầy cao ngút mắt gióng giếc một hồi saaả..! saaả!.. làm lung lay cả không gian. Đó là một loài chim lẻ bạn, lúc nào cũng bay cô đơn một mình và kêu tiếng buồn não nuột. Thịt của chúng tanh và dai nhách nên chẳng ai mê. Chín “cò” ước lượng khoảng cách rồi nheo nheo mắt nói: “ Nếu là ngày xưa mình sẽ tì bá súng vào chỗ này và…đùng một phát. Con chim đó sẽ không còn cơ hội để than thở”. Đôi mắt ánh lên tia nhìn của gã thợ săn làm tôi chợt rùng mình. “Cậu còn nhớ cái lần cậu đã thua cuộc mình không?”. “Nhớ. Lần đó là con chim két mồng đậu tận ngọn cây vênh vênh độc chiếc”. “Đúng vậy. Khi mình nổ súng, ba mươi giây sau con chim vẫn đứng im. Cậu cười bảo trật rồi, còn mình thì biết chắc nó trúng đạn. Và cậu đã thua”. Viên đạn xuyên qua đầu con chim một cách bất ngờ khiến những ngón chân của nó co quắp bám vào cành cây không rời. Chỉ đến khi hồn lìa khỏi xác nó mới chao nghiêng rơi xuống như chiếc lá rừng khô. 

Thứ Năm, 8 tháng 8, 2013

Hẹn cùng trăm năm - Thơ TT. Quỳnh Hoa


Sài Gòn mưa, ngoài nớ có mưa không ?!
Có nghe thương nhớ cợm trong lòng !
Cha, con, chồng, vợ…người một ngả
Buồn này ai có hiểu cùng không !

Thứ Tư, 7 tháng 8, 2013

Hoàng hôn còn chút mặt trời - Truyện ngắn Anh Đào




- Má dặn con nhớ! Mai mốt có khách tới nhà, nếu con pha cà phê đãi khách mà có má ngồi chung bàn, thì con phải hỏi coi má có uống cà phê không? Chứ con tỏ ra dững dưng hổng thèm ngó ngàng tới má, sợ người ta sẽ cười chê nhà mình mẹ ghẻ con chồng.
Bà Năm rầy thằng Tre buổi sáng, ngay buổi chiều nó mua rượu, bày mâm ra nhậu một mình. Nghe nói trên đường đi ruộng nó bắt được mấy con chuột cơm, đem về biểu vợ làm món chuột luộc cơm mẻ. Uống vô gần hết nửa lít rượu, nó bắt đầu chửi:
- Bà đâu có đẻ ra tui, mà bày đặt lên giọng mẹ! Nói thiệt hồi đó má tui chết, mấy anh em tui còn nhỏ không biết gì. Chớ tụi tui mà lớn, thì bà đừng có hòng bước vô tới ngạch cửa.

Thứ Ba, 6 tháng 8, 2013

Giới thiệu Bút nhóm Nắng Thủy Tinh




Từ cuối năm 2011, từ đặc thù phong trào sáng tác thơ văn huyện Châu Phú (An Giang) một nhóm sáng tác trẻ đã sớm định hình, nhằm tạo điều kiện phát huy hoạt động sáng tạo văn học của các bạn trẻ địa phương. Ngày 16/2/2012, Bút nhóm Nắng Thủy Tinh chính thức thành lập. Với sự giúp đỡ của Ban chủ nhiệm trang văn nghệ Bông Tràm và theo đề nghị của nhóm, Bút nhóm Nắng Thủy Tinh là chính thức một diễn đàn văn học trẻ của trang văn nghệ Bông Tràm.

Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2013

Pleiku – đêm về nhớ thêm - Bút ký: La Ngạc Thuỵ


            … Thành phố sương mù, đêm về nhớ thêm…Âm vang câu hát trong ca khúc “Thành phố sương mù” cứ bám lấy tôi trong suốt hai chặng đường thay xe vượt gần 600km từ Tây Ninh qua Bình Phước, leo dốc đường nhựa quanh co, lượn lờ dốc cao, dốc thấp qua Đắk Nông, Đắk Lắk, rồi đến Pleiku – thành phố trực thuộc tỉnh Gia Lai, nơi Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tổ chức Trại sáng tác khu vực Tây Nguyên và Đông Nam bộ tháng 5-2008. 

Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2013

Nhớ nhà thơ Gò Dầu Từ Trẫm Lệ - Phan Kỷ Sửu

  

Bên cạnh Thẩm Thệ Hà, Trường Anh, Phan Phụng Văn, Thanh Việt Thanh… những cây bút  đã  góp  phần làm rạng rở gương mặt văn học Tây Ninh và cả miền Nam trước 1975 không ai có thể quên được Từ Trẩm Lệ. Một nhà thơ  tiêu biểu, một ngòi bút nổi tiếng khắp cả miền Nam cùng thời với những tên tuổi lớn khác như Lý Văn Sâm, Tô Nguyệt Đình, Bình Nguyên Lộc, Vũ Anh Khanh, Hà Liên Tử, Phi Vân, Sơn Nam..., một niềm tự hào của đất và người Tây Ninh mà hiện nay nhiều tác phẩm biên khảo về văn học trong nước như Thi sĩ miền Nam của Phạm Thanh, Địa chí Văn hóa TP Hồ Chí Minh (T.2) và Đi tìm những nhà thơ của Văn Xuân đã đề cập đến ông một cách rất trang trọng và đánh giá một cách thật khách quan Từ Trẩm Lệ là một cây bút lạc quan, yêu đời, cố vượt lên sự nghiệt ngả của số phận để  sáng tạo các tác phẩm rất tiến bộ ngay trong vòng kẻm gai của chế độ Sài Gòn trước đây.

Thứ Năm, 1 tháng 8, 2013

BẾN TRĂNG QUÊ - Tản văn Nguyệt Quế



Phước Trạch quê tôi nằm bên tả ngạn sông Vàm Cỏ Đông trong mát hiền hòa. Làng có ba bến nước, bao quanh ấp Xóm Mía nơi tôi đang ở, mang những tên rất dân dã: bến Miểu, bến Trâu, bến Sân Lúa. Bến Sân Lúa trù phú nhất khi vào mùa vụ. Và nơi này ghi dấu ấn êm đềm của thời thơ ấu.