Sau bữa tiệc mừng
thoát nạn của quan huyện, công việc trong nha trở lại bình thường. Hà Đảnh vẫn
lên công đường sai khiến các viên chức đi về các xóm thôn lo việc gom mua và bắt
bớ các loại thổ sản, đầu cơ mua bán các loại hàng với đủ mặt con buôn ở các nới.
Chu Thiện vẫn chuyên lo gở tay dân để tước đoạt món gì đáng giá. Rồi những cảnh
trốn chạy, giấu giếm, trao tay quà cáp, hối lộ diễn ra khắp các làng thôn như
cơm bữa, tiếng kêu khóc oán than vẫn xảy ra hàng ngày.
Từ ngày gặp gỡ Lê Sĩ
Triệt trên núi đến lúc Sĩ Triệt về tùng sự ở Quan Hoá, qua cách làm việc của
chàng tại nha môn, Đặng Nhượng thấy dường như chàng còn mang nặng một tâm tư gì
sâu kín. Ông muốn tìm hiểu sâu về đời tư của chàng nên đã nhiều lần tiếp xúc với
chàng cũng như bí mật giao trách nhiệm chu Nguyễn Hùng, Trần Thông cùng gia đình
ông Tám Trầm theo dõi, nhưng đều không lần ra manh mối. Một hôm trong lúc rãnh
rỗi, Đặng Nhượng đến nhà Tám Trầm viện cớ thăm người bạn già, trong khi Lê Sĩ
Triệt còn ở trong phòng riêng, ông giả cách vào chơi đường đột bất ngờ. Ông bắt
gặp Lê Sĩ Triệt đang cầm trên tay một bức tranh đã cũ mắt nhìn trân trối và ứa
lệ. Ông giả bộ vô tình xấn xả bứơc đến cùng xem tranh.
Bức tranh vẽ đôi vợ chồng trẻ nằm chết bên đường ven suối một hài nhi ngất lịm nằm trong bụi rậm, chiếc xe song mã đỏê trên đường và xa xa thấp thoáng hình ảnh quan quân.
Bất ngờ, luống cuống Lê Sĩ Triệt vội vã cuộn tròn bức tranh đem cất, Đặng Nhượng nghĩ có lẽ đấy là những hình ảnh ghi lại quá khứ của chàng. Ông liên hệ hai thân phận của mình mà thấy lòng nghèn nghẹn. Lê Sĩ Triệt dù bị xúc động nhưng cố giữ nét mặt bình thường:
– Thân thế của con như vậy đó bác ạ!
Nhè nhẹ gất đầu, Đặng Nhượng nói:
– Tôi đoán hiểu mường tượng như vậy. Đáng buồn nhất là lại gần giống thân phận và hoàn cảnh của nhiều người khác nữa. Cháu có thể cho bác biết rõ hơn được không?
– Có thể lắm chứ, nhưng thấy chưa cần đối với bác bây giờ và cũng chưa đến lúc cần của con. Con hứa sẽ thuật cho bác rõ vào một ngày nào đó.
Vừa lúc ấy, Lê Thanh, người con của ông Tám Trầm vào gọi:
– Cha con mới bác và anh Lê Sĩ Triệt ra uống trà.
Cùng làm việc quen thuộc nhau nhiều năm nay trong nha huyện, ông chán nản đổ tại tuổi già sức yếu xin nghỉ việc về cắm câu. Ông Tám Trầm và Đặng Nhượng nói chuyện với nhau vô cùng thoải mái. Qua mấy tuần trà, mọi người chuẩn bị vào nha, ông Tám khẩn khoản mời:
– Khoảng canh một đêm nay mời anh ra chơi, Lê Sĩ Triệt cũng về lúc đó nghe. Tôi có một món lạ sẽ làm mọi người ngạc nhiên thích thú.
*****
Những con cá lớn bằng bắp chân được nướng đất sét, chất đầy trong chiếc mâm thau để trên bàn thờ được đem xuống đặt trên bộ ván ngựa giữa nhà. Gia đình ông Tám, Lê Sĩ Triệt kể như người nhà. Đặng Nhượng là khách quý, đều ngồi vây quanh.
Ông Tám Trầm nói:
– Hôm nay là ngày cúng “việc lẽ” của dòng họ tôi. Mời Đặng huynh và tất cả chúng ta cùng ăn một bữa cá.
Nghe tiếng cúng “việc lẽ” lạ tai, Lê Sĩ Triệt hỏi:
– Thưa bác, cúng việc lề là gì, con thật chưa biết.
Đặn Nhượng thay lời:
– Xưa nay ở thôn quê ta có tục cúng vật lệ, người xưa bày lau đời. Người ta nói trại mãi thành quen, chỉ hiểu mà ít người cắt nghĩa được. Từ vật lệ thành việc lề, nghĩa là tỳ theo tổ phụ mình xưa kia sống bằng nghề gì, cuộc sống chánh yếu dựa vào thức nào thì con cháu nhớ gốc đó mà tìm thức ấy làm vật cúng. Như vậy nhà anh Tám cúng cá nướng, xin lỗi, chắc là ông bà xưa kia sống bằng nghề hạ bạc?
– Quả vậy, nhưng tôi thật không biết gốc gác, dòng giống, quê quán và thân thế ra sao. Điều tôi biết được là khi còn bé, tôi chuyên đi theo cha tôi làm nghề bắt cá, nên tôi cũng giỏi nghề bắt cá. Mỗi năm cúng việc lề toàn loại cá đồng không hà.
– Như vậy thì tôi đoán ông bà xưa ở theo đầm lầy sông rạch vì nếu ở biển thì không buộc phải cúng loại cá này, nhất là món cá nướng chấm muối ớt thì đúng là người sống ở đồng nội.
– Chắc là như vậy thôi, mời bắt tay cuốn liền, tôi còn một món đặc biệt cũng cúng trong dịp này, nhưng món đó vừa cúng, vừa ăn và phải ăn trên bếp.
Lê Sĩ Triệt chưa hiểu hết ý nghĩa việc cúng quảy nên hỏi thêm:
– Cháu hiểu nhưng còn thắc mắc, nếu lỡ ông bà mình xưa sống bằng nghề hành khất thì sao?
– Dù làm gì đi nữa thì cũng bắt buộc phải theo. Cho nên có người mang chức tước quan trọng, nhưng lúc cúng việc lề họ cũng giả dạng đi ăn xin như ông bà hồi xưa. Chỉ cần xin được một món đầu tiên, ít nhiều khinh trọng gì cũng tốt, rồi mua sắm thêm bất cứ thức ăn gì mà cúng.
Mâm cá nướng với bánh tráng rau sống cạn dần, còn lại những cái đầu cá trơ trọi và xương xẩu nằm hổn độn trong mâm. Bà Tám bưng lên cho mỗi người một tô nước sẫm màu bốc hơi nghi ngút. Đặng Nhượng khuấy muỗng múc lên, những miếng da cá nát nhừ trong tô, ông vừa thổi vừa húp thử:
– À, sao lại ngọt chị Tám nấu chè hay sao kìa?
– Đúng rồi chè cá đó anh.
– Có ai lại nấu chè cá bao giờ, ăn tanh chết.
– Cứ ăn sẽ biết. Món này chỉ có dòng họ tôi dùng mà thôi. Xưa nay nhiều người cũng có ăn, nhưng bí quyết nấu chè không tanh thì không ai truyền cho ai cả.
– Giấu nghề luôn với tôi à?
– Tục lệ là phải vậy, nhưng ta coi nhau như người nhà nên không dấu diếm. Nấu chè cá phải lựa chọn toàn cá rô đồng thật to mập, làm cho cho sạch, luộc chín, vuột bỏ xương, đầu rồi dùng mỡ chiên dòn, giả nhuyễn một củ gừng nấu với nước đường, nước sôi lên cho cá vào. Mỡ heo xắt nhuyễn bằng nửa ngón tay cho vào nước đường sôi ít dạo, mỡ vừa chín tới đem ra ăn liền khi còn nóng. Mỡ với cá có cái béo ngọt dịu nhẹ, mỡ heo vừa chín bị bó đường xung quanh, ăn dòn như mứt bí.
Đặng Nhượng và Lê Sĩ Triệt vừa thổi vừa ăn ngon làng, không ngờ đồng quê của ta có món ăn độc đáo ít người biết được. Đặng Nhượng hỏi:
– Điều thắc mắc của tôi là tại sao cá nấu chè mà không tanh?
– Bí quyết ở chỗ đó, chỉ nấu chè bằng cá rô đồng thôi anh bạn già mình ạ, mà phải nấu với mỡ heo có thêm gừng. Nấu loại cá khác, gia vị khác, mùi tanh ăn không nổi, bí mật ở chỗ đó đó.
Bức tranh vẽ đôi vợ chồng trẻ nằm chết bên đường ven suối một hài nhi ngất lịm nằm trong bụi rậm, chiếc xe song mã đỏê trên đường và xa xa thấp thoáng hình ảnh quan quân.
Bất ngờ, luống cuống Lê Sĩ Triệt vội vã cuộn tròn bức tranh đem cất, Đặng Nhượng nghĩ có lẽ đấy là những hình ảnh ghi lại quá khứ của chàng. Ông liên hệ hai thân phận của mình mà thấy lòng nghèn nghẹn. Lê Sĩ Triệt dù bị xúc động nhưng cố giữ nét mặt bình thường:
– Thân thế của con như vậy đó bác ạ!
Nhè nhẹ gất đầu, Đặng Nhượng nói:
– Tôi đoán hiểu mường tượng như vậy. Đáng buồn nhất là lại gần giống thân phận và hoàn cảnh của nhiều người khác nữa. Cháu có thể cho bác biết rõ hơn được không?
– Có thể lắm chứ, nhưng thấy chưa cần đối với bác bây giờ và cũng chưa đến lúc cần của con. Con hứa sẽ thuật cho bác rõ vào một ngày nào đó.
Vừa lúc ấy, Lê Thanh, người con của ông Tám Trầm vào gọi:
– Cha con mới bác và anh Lê Sĩ Triệt ra uống trà.
Cùng làm việc quen thuộc nhau nhiều năm nay trong nha huyện, ông chán nản đổ tại tuổi già sức yếu xin nghỉ việc về cắm câu. Ông Tám Trầm và Đặng Nhượng nói chuyện với nhau vô cùng thoải mái. Qua mấy tuần trà, mọi người chuẩn bị vào nha, ông Tám khẩn khoản mời:
– Khoảng canh một đêm nay mời anh ra chơi, Lê Sĩ Triệt cũng về lúc đó nghe. Tôi có một món lạ sẽ làm mọi người ngạc nhiên thích thú.
*****
Những con cá lớn bằng bắp chân được nướng đất sét, chất đầy trong chiếc mâm thau để trên bàn thờ được đem xuống đặt trên bộ ván ngựa giữa nhà. Gia đình ông Tám, Lê Sĩ Triệt kể như người nhà. Đặng Nhượng là khách quý, đều ngồi vây quanh.
Ông Tám Trầm nói:
– Hôm nay là ngày cúng “việc lẽ” của dòng họ tôi. Mời Đặng huynh và tất cả chúng ta cùng ăn một bữa cá.
Nghe tiếng cúng “việc lẽ” lạ tai, Lê Sĩ Triệt hỏi:
– Thưa bác, cúng việc lề là gì, con thật chưa biết.
Đặn Nhượng thay lời:
– Xưa nay ở thôn quê ta có tục cúng vật lệ, người xưa bày lau đời. Người ta nói trại mãi thành quen, chỉ hiểu mà ít người cắt nghĩa được. Từ vật lệ thành việc lề, nghĩa là tỳ theo tổ phụ mình xưa kia sống bằng nghề gì, cuộc sống chánh yếu dựa vào thức nào thì con cháu nhớ gốc đó mà tìm thức ấy làm vật cúng. Như vậy nhà anh Tám cúng cá nướng, xin lỗi, chắc là ông bà xưa kia sống bằng nghề hạ bạc?
– Quả vậy, nhưng tôi thật không biết gốc gác, dòng giống, quê quán và thân thế ra sao. Điều tôi biết được là khi còn bé, tôi chuyên đi theo cha tôi làm nghề bắt cá, nên tôi cũng giỏi nghề bắt cá. Mỗi năm cúng việc lề toàn loại cá đồng không hà.
– Như vậy thì tôi đoán ông bà xưa ở theo đầm lầy sông rạch vì nếu ở biển thì không buộc phải cúng loại cá này, nhất là món cá nướng chấm muối ớt thì đúng là người sống ở đồng nội.
– Chắc là như vậy thôi, mời bắt tay cuốn liền, tôi còn một món đặc biệt cũng cúng trong dịp này, nhưng món đó vừa cúng, vừa ăn và phải ăn trên bếp.
Lê Sĩ Triệt chưa hiểu hết ý nghĩa việc cúng quảy nên hỏi thêm:
– Cháu hiểu nhưng còn thắc mắc, nếu lỡ ông bà mình xưa sống bằng nghề hành khất thì sao?
– Dù làm gì đi nữa thì cũng bắt buộc phải theo. Cho nên có người mang chức tước quan trọng, nhưng lúc cúng việc lề họ cũng giả dạng đi ăn xin như ông bà hồi xưa. Chỉ cần xin được một món đầu tiên, ít nhiều khinh trọng gì cũng tốt, rồi mua sắm thêm bất cứ thức ăn gì mà cúng.
Mâm cá nướng với bánh tráng rau sống cạn dần, còn lại những cái đầu cá trơ trọi và xương xẩu nằm hổn độn trong mâm. Bà Tám bưng lên cho mỗi người một tô nước sẫm màu bốc hơi nghi ngút. Đặng Nhượng khuấy muỗng múc lên, những miếng da cá nát nhừ trong tô, ông vừa thổi vừa húp thử:
– À, sao lại ngọt chị Tám nấu chè hay sao kìa?
– Đúng rồi chè cá đó anh.
– Có ai lại nấu chè cá bao giờ, ăn tanh chết.
– Cứ ăn sẽ biết. Món này chỉ có dòng họ tôi dùng mà thôi. Xưa nay nhiều người cũng có ăn, nhưng bí quyết nấu chè không tanh thì không ai truyền cho ai cả.
– Giấu nghề luôn với tôi à?
– Tục lệ là phải vậy, nhưng ta coi nhau như người nhà nên không dấu diếm. Nấu chè cá phải lựa chọn toàn cá rô đồng thật to mập, làm cho cho sạch, luộc chín, vuột bỏ xương, đầu rồi dùng mỡ chiên dòn, giả nhuyễn một củ gừng nấu với nước đường, nước sôi lên cho cá vào. Mỡ heo xắt nhuyễn bằng nửa ngón tay cho vào nước đường sôi ít dạo, mỡ vừa chín tới đem ra ăn liền khi còn nóng. Mỡ với cá có cái béo ngọt dịu nhẹ, mỡ heo vừa chín bị bó đường xung quanh, ăn dòn như mứt bí.
Đặng Nhượng và Lê Sĩ Triệt vừa thổi vừa ăn ngon làng, không ngờ đồng quê của ta có món ăn độc đáo ít người biết được. Đặng Nhượng hỏi:
– Điều thắc mắc của tôi là tại sao cá nấu chè mà không tanh?
– Bí quyết ở chỗ đó, chỉ nấu chè bằng cá rô đồng thôi anh bạn già mình ạ, mà phải nấu với mỡ heo có thêm gừng. Nấu loại cá khác, gia vị khác, mùi tanh ăn không nổi, bí mật ở chỗ đó đó.
Mâm chè cá được dọn
dẹp, bà cụ lo nấu nước châm trà. Ông Tám Trầm lấy một chiếc đệm đem trải giữa
sân, dọn bình trà tách nước, cùng nhau ngồi mạn đàm bóng gió. Chòm mây trắng mỏng
manh trôi đi trả lại bầu trời trong vắt.
Vầng trăng êm ái trải ánh sáng
dịu dàng mát rượi. Ngọn gió thoảng đưa, những tàu lá chuối bên sân lay lắt nhẹ
nhàng. Với tay rót trà vào chén, Đặng Nhượng bắt đầu gợi chuyện:
– Ban
sáng tình cờ vào phòng riêng của cháu Lê Sĩ Triệt, thấy Triệt đang xem một bức
tranh, nhìn tranh tôi xúc động đến bây giờ. Hình ảnh đau thương ấy biết quan hệ
đến cháu thế nào. Nếu có thể nói thì cháu cho bác biết với, còn không tiện nói
thì thôi, bác không dám tò mò.
– Thưa
bác, không có gì đáng phải dấu diếm. Hình ảnh đó do thầy con ghi lại để con biết
được thân thế của mình đó thôi.
Ông Tám Trầm nói:
– Tôi
có nghe bà nó ở nhà nói lại rằng có lúc thấy cháu Triệt nhìn bức tranh đó mà
rơi nước mắt. Còn tôi khi mới thấy cháu Triệt lần đầu, tôi đã ngờ ngợ nhớ một
người mà mình không dám đoán chắc là ai. Lần hồi củng cố thêm trí nhớ về chuyện
hai mươi năm trước, khiến tôi hoài nghi. Biết đâu lại chẳng có thể là hậu duệ của
người xưa đấy ư?
Sợ nhiều người bàn tán sẽ lộ
thân thế mình, Lê Sĩ Triệt cố lảng sang chuyện khác:
– Sau
cuộc tiệc ở nha huyện, con đâm lo cho thân phận của con, bởi không có gì để đảm
bảo sự tin cậy với quan trên, e khó mà ở yên lâu ngày.
Như sợ xổng mất sự kiện cần
nói ra, ông Tám Trầm quay lại câu chuyện:
– Bác
có nhiều hồ nghi, nếu cháu là thằng nhỏ ném vào bụi sa nhân thuở nọ thì cũng
là một ơn lành hy hữu. Bác chẳng những rất mừng cho cháu mà còn nhiều việc
cần nói nữa kia. Vì chính bác là người đã can ngăn không để tên vệ sĩ quật chết
đứa bé, chính tay bác ném nó vào bụi sa nhân. Cũng từ hôm ấy bác đã khẳng định
thái độ của mình. Còn Đặng huynh đây, cháu phải tin ông là người thật tốt, dù
ông đang làm việc dưới trướng quan huyện và cũng là gia sư của Thiên Hương.
Nghe câu chuyện giữa Lê Sĩ Triệt
và ông Tám Trầm, Đặng Nhượng suy nghĩ có lẽ đây là oan gia của Hà Đảnh hiện
đang bám chặt lão ta. Ông cũng mừng thầm vì ông không đơn độc trong nhiệm vụ mà
ông tự đặt cho mình, chẳng bày tỏ cùng ai.
– Biết
cháu là đồ đệ ưu tú của sư cụ Tri Tân, bác có lòng mừng từ âu. Từ cuộc gặp gỡ
trên núi khi cháu có nghĩa cử giải nạn cho Thiên Hương và Diệu lan cùng thu phục
Khê Đon, Trà Phí, đến khi cháu nhập vào làm vệ sĩ cho quan huyện. Nói thật
ban đầu bác rất e ngại cho tương lai của cháu. Tiếp theo đó, Trà Phí cũng theo
về, bác lại có nghi vấn riêng. Bác nghĩ rằng đại bàng không thể đậu trên chồi
cây, ngọn cỏ. Cháu ở đây nếu không vì việc riêng tư, bác sẽ bàn cùng cháu nên
tìm ngõ khác để tạo cơm áo mưu sinh. Việc quan nha ở Quan Hóa, trong những ngày
tháng ở đây, chắc cháu đã biết nhiều rồi. Nói thật, trên hai mươi năm nay vẫn
thế. Nếu là người có tâm huyết cháu cũng cần hiểu cho ra lẽ, hiện nay trái trên
cây đã chín muồi rồi, đang chờ một cơn gió nhẹ mà thôi.
Lê Sĩ Triệt biết mình bị phát
hiện vì không giấu kín tình cảm trong lòng. Thù nhà chưa trả được, lại lâm vào
hoàn cảnh éo le ngang trái. Trong khi tại đây, ngoài Trà Phí thì tất cả mọi người
đều là tay chân, thuộc hạ của Hà Đảnh, chàng hết sức e dè. Hôm nay, trước Đặng
Nhượng và ông Tám Trầm chàng khó mở lời vì còn suy nghĩ cách đối phó, nếu mọi
việc không theo ý nghĩ thì làm sao? Còn nếu gặp người cùng tâm huyết mà không
đoàn kết lại thì lấy ai đồng tâm đồng chí. Không cùng lo hợp lực thì đại sự biết
bao giờ mới hoàn thành.
Thấy Lê Sĩ Triệt bối rối, ông
Tám Trầm xúc động, ông thuật lại việc cũ và nói đến tình cảnh ở huyện nha. Ông
chỉ ra từng người tốt, kẻ xấu. Bản thân ông vì không thể chịu nổi những cảnh
đau lòng do Hà Dảnh gây ra hàng ngày nên ông phải xa lánh nha môn, ông cáo bệnh
từ nhiệm để được sống cuộc đời trong sạch, không vướng bận vào những nỗi lo âu.
Điều làm cho Lê Sĩ Triệt băn
khoăn suy nghĩ là hiện nay trong dinh cơ Quan Hóa Đặng Nhượng không phải người
bình thường, ông là tay, là mắt, là trí tuệ và cũng là tay rương hòm chìa khóa
của Hà Đảnh. Hà Đảnh kính nể, tôn trọng ông vì ông đủ tài trí, dạy dỗ Thiên
Hương, giúp đỡ Hà Đảnh tính toán chi ly từng con số nhyỏ. Ông mở lớp dạy võ nghệ
và chữ nghĩa trong nha, hầu hết các viên chức từ anh lính lệ, người cầm sổ sách
coi kho, đến anh thư lại làm việc ở công đường đều là học trò ông. Gần hai mươi
năm bám sát Hà Đảnh, Đặng Nhượng đã có một thế đứng vững vàng, dù bên Hà Đảnh
còn có tên quản gia thân tín là Chu Thiện. Mấy năm trước hắn trôi dạt vào Quan
Hóa tìm cách tiến thân, nhận Hà Đảnh là đồng hương rồi được đỡ đầu, cất nhắc.
Nhờ khéo ton hót, dua nịnh nên ngày càng được tin cẩn hơn. Con đường đi lên của
hắn thường là bước ngang xác bạn bè, đồng sự của mình. Để được lòng cấp trên, hắn
như con cú vọ luôn rình rập các sơ hở của anh em, soi mói từng lời nói vô tình
hay việc làm bấyt ý. Hắn bưng bợ trước mặt rồi sau đó bịa đặt, dựng chuyện sau
lưng. Nay một lời mai một tiếng, hắn phỉnh phờ, xúi giục, làm cho quan tin theo
hắn. Với thái độ đội trên đạp dưới đó, hắn đã hại nhiều người và tăng thêm uy
tín cá nhân. Trong quan nha, Chu Thiện chỉ gờm một mình Đặng Nhượng, hắn quyết
tâm cố tranh cho được cái thế đứng của ông và cố chiếm cho được trái tim con
gái quan huyện, dù nhiều lần bị Thiên Hương vạch mặt, hắn vẫn nuôi hy vọng
trong lòng.
Đặng Nhượng có thể dùng uy tín
và khả năng sẵn có để cùng Hà Đảnh làm giàu không khó khăn gì mấy. Ngược lại,
ông chỉ sống thanh đạm, tránh né mọi sự phung phí xa hoa, khước từ bao nhiêu lễ
lộc đền ân trả nghĩa của mọi người hoặc các đặc quyền đặc lợi của Hà Đảnh ban
cho. Cha con ông ngoài miếng cơm, tấm áo đơn giản hàng ngày, không có của cải
riêng tư gì cả. Đặng Nhượng đã nhiều lần dập tắt các mưu toan không chính đáng
của Chu Thiện. Chu Thiện có bực tức bao nhiêu cũng phải lặng yên, hắn chỉ chờ
cơ hội trả thù. Lê Sĩ Triệt thấy rõ nhưng chưa biết nguyên nhân nào đã khiến
cho một bậc chính nhân như Đặng Nhượng lại chịu phép nép mình trong bóng râm
Quan Hóa. Tuy nhiên khi liên hệ lại hoàn cảnh riêng mình, mang mối thù sâu mà
phải khuất phục dằn lòng phụng sự kẻ thù. Chàng lờ mờ đoán ra chắc Đặng Nhượng
cũng mang nặng một nỗi niềm nào đó tương tự như chàng.
Nền trời vẫn trong,
vầng trăng khuya buông ra những sợi tơ sang vàng óng ánh mềm mại. Mọi người vẫn
đắm chìm suy tư, bao nhiêu điều muốn nói vẫn chưa nên lời. Họ hiểu rõ nhau,
đang tìm cách tiến đến gần nhau, ngặt vì còn thiếu một nhịp cầu để bước qua
going ngăn cách. Dưới ánh trăng ngoài ngõ vào nhà Trà Phí xuất hiện vội vã đi
vào. Đặng Nhượng hỏi ngay:
– Sao
ngươi về khuya vậy?
Trà Phí cười hệch hạc nói:
– Cô
Thiên Hương dặn tìm ông trao cái này thật gấp, ông xem cho ý kiến rồi cháu đem
ngay vào dinh cho cô.
Đặng Nhượng xem thơ, sắc diện
đổi thay nhiều lần. Khi ngừng xem mắt ông chớp liền mấy cái. Trao thư qua tay
Lê Sĩ Triệt, ông thở dài, vừa nói:
– Xem
đi, việc lớn đến rồi. Bác đinh ninh rằng nó sẽ đến trong một ngày nào đó, nhưng
không dè nó lại đến sớm thế này.
Xem thơ xong chàng trả lại, Đặng
Nhượng đưa cho Trà Phí căn dặn:
– Cháu
bảo cô Thiên Hương cẩn thận để ngay vào chỗ cũ đừng làm mất dấu, nguy hiểm lắm.
Dưới bong trăng, Trà Phí lầm lũi
trở vào huyện đường. Đặng Nhượng lắng nghe tiếng chó sũa xa dần, xa dần rồi dứt
hẳn, ông nói:
– Trà
Phí đã vào đến nha rồi.
– Đến
rồi.
Ông Tám Trầm họa theo hỏi:
– Có
chuyện gì xảy ra mà anh nói việc tới rồi?
– Việc
bức thý Lê Sĩ Triệt thấy thế nào?
Lê Sĩ Triệt trả lời:
– Cháu
ðọc thấy thý của ông Chu Vãn Tiếp nào ðó, nhờ quan huyện cho vay bạc và giúp
phýõng tiện cho hai thýõng khách ði ra Bình Định và xuống Định Tường. Cháu
không hiểu gì nhiều hơn nhưng lời lẽ ghi trong bức thư ngắn ngủi đó.
– Chỉ
bằng đó sự kiện, nhưng nó chứa đựng một vấn đề vô cùng lớn lao, ta không thể
xem thường vì chưa đo lường được hậu quả.
– Xin
bác nói rõ hơn, nếu có thể cho cháu biết.
– Cách
đây ba hôm, Chu Thiện có dẫn vào nha môn một thương khách để ra mắt quan huyện.
Ngày hôm qua lại có ba người đến hầu quan, khi họ đi ra lại chỉ thấy có hai người.
– Chẳng
hay có việc gì xảy ra chung quanh mấy vị thương khách đó?
– Họ
chính là những con chim cú báo hung tin.
Đặng Nhượng bắt đầu kể:
– Hà
Đảnh là vây cánh của cựu trào Nguyễn Chúa. Từ ngày trấn nhậm Quan Hóa, sẵn tính
nết là một quan viên có rất nhiều tham vọng. Y mong muốn khi được thăng đến chức
Bố Chánh, Tổng trấn hay là Thượng thơ có quyền cao chức trọng cũng sẽ có một
gia tài đồ sộ trong tay. Do đó, khi còn ở các địa bàn dân cư y lo việc thu vén
cho đầy túi. Cao vọng của họ Hà chưa thành thì gặp hồi chúa Nguyễn đào vong.
Nguyễn Ánh và đồng bọn không còn giữ được chỗ đứng của mình bởi những trận đánh
phủ đầu tới tấp của nghĩa quân Tây Sơn làm thất điên bát đảo. Lúc ấy Hà Đảnh ở
tại Quan Hóa sống như con bài hai mặt, bên ngoài giả cách quy phục tân trào,
bên trong ngấm ngầm lien lạc với bọn tay sai của Nguyễn Ánh. Các việc lấy thuế,
thu lương, bắt người của bọn tàn quân ấy đều có bàn tay của Hà Đảnh nhúng vào.
Trước đây mấy năm, tướng của
Nguyễn Ánh là Chu Văn Tiếp có cấy lại Quan Hóa một đứa cháu là Chu Thiện với mục
đích: Một là tiếp tay cho họ Hà, hai là dòm ngó công việc ở Quan Hóa. Những khi
ảnh hưởng Tây Sơn mạnh mẽ thì hắn thu hình tránh né, đi công cán ở các vùng
sâu. Lúc vắng mặt tây Sơn thì hắn lộng hành quá quắt. Có lúc hắn ăn ngang nói
ngược, qua mặt Hà Đảnh nhiều điều nhưng Hà Đảnh vẫn bỏ qua, vì lão còn nuôi hy
vọng khi Nguyễn Ánh khôi phục được uy quyền lão sẽ được nhờ cậy vào cửa miệng của
Chu Thiện. Ngừng một lúc, uống cạn chung trà, Đặng Nhượng kể tiếp:
– Trận
tấn công gần đây nhất của Tây Sơn, khiến Nguyễn Ánh phải bỏ cả vùng Gia Định rộng
lớn. Một đoàn vừa người vừa của cải, lương thực, tài sản gom thu, bọn chúng cặp
theo song Bến Nghé chạy về Hố Bò. Bị truy bức đám tàn quân vọt lên Nước Đục,
chúng vẫn chưa yên tâm lại kéo đến khu rừng rậm ở hướng đông bắc Quan Hóa hơn một
ngày đường, đến bên bờ một con suối lập “sân chầu” họp bàn mưu kế.
Nguyễn Ánh điểm lại lực lượng
thấy hao hụt quá nhiều, không dám đương đầu cùng sức mạnh Tây Sơn, trước mắt phải
tìm cái ăn và giữ mạng sống, hắn bàn bạc cùng đám tay chân lén lút kéo lên đất
Chân Lạp tìm chỗ dung than.
Tàn quân còn độ gần một trăm
tên khi đến chân núi về hướng đông nam, vì quá mỏi mệt, đói khát nên Nguyễn Ánh
cho dừng lại nghỉ ngơi, thả quân lục lọi kiếm xóm nhà tìm lương thực. Vì xóm
thôn thưa thớt, nghèo nàn nên hắn mới đình bộ đến bốn ngày mới có đủ cái ăn,
cái cướp đem theo. Bởi nhiều hang động cướp bóc làm mất long dân nên tiếng dữ
vang xa, quân Tây Sơn truy kích đến nơi khiến chúa tôi Nguyễn Ánh chạy thục mạng,
hang ngũ rả rời. Nơi chúng dừng chân trống nghỉ, về sau có tên là Sơn Đình. Tàn
quân Nguyễn Ánh tản lạc, mạnh ai nấy lo thoát than, mấy hôm sau lại tìm gặp y
bên bờ sông Vàm Cỏ rất xa về hướng Tây Quan Hóa. Bọn chúng nửa mừng nửa sợ đặt
tên cho chốn này là Bến Tầm Long9 nghĩa là tìm vua), rồi cùng vượt song theo sự
hướng dẫn của Chu Văn Tiếp lần mò lên Lục Chân Lạp. Gặp lúc triều đình Chân Lạp
lộn xộn không ai tiếp đón vì sợ uy vũ của Tây Sơn, chúng phải dời đi thẳng qua
Xiêm La dung than và tìm cách phục nghiệp.
Xiêm Hoàng Chất Tri
(CHAKKRI) thấy tàn quân Nguyễn Ánh toàn bọn người thất thế lưu vong bèn tìm cách
lợi dụng. Xiêm Hoàng nuôi ý đồ dung túng Nguyễn Ánh làm chiêu bài sau này mở cuộc
thôn tính nước Nam nên cấp cho Nguyễn Ánh một trăm mẫu bưng lầy để làm ruộng
nuôi than gần kinh thành Vọng Các.
Thừa những lúc Nguyễn Ánh đến
xin xỏ các phương tiện, Xiêm Hoàng gợi ý và được Nguyễn Ánh sốt sắng đáp ứng
cho một số tướng tá đi đánh thuê dẹp loạn các nơi cho vua Xiêm. Muốn được sự ưu
đãi của vua Xiêm, nhóm người này không tiếc than mình cố lăn vùi vào máu của
dân Xiêm mà sống.
Bọn lưu vong nuôi ý đồ trở về
nước chiếm lại uy quyền. Sẵn lúc vua Xiêm có tham vọng mở rộng cõi bờ nên khi
vua Xiêm hỏi thăm nội tình đất nước, NGuyễn Ánh mời mọc, cam kết nếu được Xiêm
La giúp sức, khi phục hồi được uy quyền cắt đất nộp cho Xiêm một vùng từ song
Tiền trở qua, toàn bộ Chân Lạp cũng nhường cho vua Xiêm trọn quyền đặt nền cai
trị. Ánh chỉ giữ phần bên này từ Định Tường, Gia Định, Trấn Biên trải ra miền
ngoài.
Cả một vùng rộng lớn đất đai
màu mỡ phì nhiêu quả là miếng mồi béo bở. Qua nhiều lần bàn bạc kỷ lưỡng, ước
giao chắc chắn, vua Xiêm ra lệnh tuyển quân, tuyển tướng thu gom lương thực chuẩn
bị cuộc viễn chinh do Nguyễn Ánh dẫn về. Gần một năm nay, thỉnh thoảng các vùng
Rạch Giá, Hà Tiên có bọn cướp biển tràn vô hoành hành, thực chất bọn này là
gián điệp của vua Xiêm, mục đích của chúng là dọ đường thử sức chờ ngày khởi sự.
Trong hang ngũ tàn quân có tên
than vương Nguyễn Lộc, là người mấy năm trước vâng lệnh Nguyễn Ánh về Quan Hóa
góp lương bắt quân. Biết LỘc là than vương và muốn cho địa vị mình được Lộc tìm
cách nâng cao che chở, Hà Đảnh kết than cùng Lộc bằng cách hứa gả Thiên Hương.
Mặc dù Lộc đã ngoài bốn mươi và Thiên Hương năm ấy chưa đầy mười sáu tuổi, Hà Đảnhvẫn
quyết òng ép buộc Thiên Hương. Sự việc chưa biết kết thúc ra sao thì thời may
NGuyễn Ánh vừa thua to, tàn quân chạy sang Xiêm La, nhò đó mà Thiên Hương được
yên than mấy năm nay. Không dè đến nay, trong đoàn khách ba người vừa mới tới lại
có tên Nguyễn Lộc. Thâm ý của Nguyễn Lộc lần này quyết thành than với Thiên
Hương để gây cho NGuyễn Ánh them được tay chân than tín trong nước, đồng thời cắt
hẳn thế hai chân của Hà Đảnh.
Lê Sĩ Triệt nói xen vào:
– Vậy
Hà Đảnh dung con gái mình làm mồi câu địa vị, danh vọng?
– Đúng
vậy. Bên kia họ củng cố chiếm cho được Thiên Hương hòng kéo Hà Đảnh về mình. Được
Hà Đảnh thì được cả người và của cải trên đất Quan Hóa, đó là sự bán mua lợi dụng
lẫn nhau. Hà Đảnh tham vọng vô cùng, bản chất ấy khiến y mù quáng không lường
được việc theo Nguyễn Ánh khác nào cô hồn bám theo chân quỷ. Công hầu vương tước
đâu chưa thấy nhưng trước mắt là sắp toi mất cơ nghiệp và đào sâu them hố bất
bình của dân chúng Quan Hóa đối với y mà thôi.
– Và
tội nghiệp cho đứa con gái của mình.
Nói xong Lê Sĩ Triệt thấy long
nao nao, tự nhiên chàng nghe nghèn nghẹn trong cổ, nỗi nghẹn ngào tiềm ẩn từ
nơi sâu kín nhất của trái tim đột nhiên dâng lên khiến chàng choáng váng, hơi
thở đứt quảng.
Cố nén long chàng tự hỏi: đã
yêu rồi sao? Chỉ nghe vài câu Đặng Nhượng kể lại chàng đã cảm thấy sự mất mát lớn
lao nhức nhối tận tâm hồn. Chàng cố làm ra vẻ bình thản để che đậy xúc động của
mình bằng những cử chỉ vụng về. Lê Sĩ Triệt với tay lấy ấm trà cũng run rẩy, nước
không chảy vào chén mà chảy trượt ra ngoài chàng cũng không hay. Đến khi ông
Tám Trầm nhìn thấy, ông đưa chén vào hứng lấy nước rồi bảo:
– Thôi.
Lê Sĩ Triệt giật mình nhìn lại
thấy nước trà đọng vũng trên chiếc đệm, thẹn quá chàng nói chữa:
– Quỷ
thần, đầu óc để tận đâu đâu ấy.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét