Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016

EM RA ĐI – Ngọc Tình


1
 
Em ra đi
Sân ga đón đưa – tàu qua rồi đơn lẻ
Bến sông quê sóng cuộn xiết trong lòng
Hỡi bên lở – bên ấy có đau không ?

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016

Vũ Thiện Khái – Nỗi đau đáu với quê hương – Giới thiệu La Ngạc Thụy

Vũ Thiện Khái
Vũ Thiện Khái quê ở tận Ninh Bình vào Tây Ninh lập nghiệp từ những năm 90 của thế kỷ trước. Trong một dịp đến Tân Châu dự buổi ra mắt Câu lạc bộ Thơ  huyện Tân Châu mới phát hiện ông và nhà thơ Lê Trí Viễn là hai cây bút kỳ cựu ở quê nhà, đã khẳng định được năng lực sáng tác, có nhiều tác phẩm văn thơ đăng trên các báo văn nghệ phía Bắc. 

THẢ NHẸ - Đàm Lan


 
Thả nhẹ một giấc mơ
Của ngày xa không níu
Chiều mơn man gió dịu
Cũng nhẹ nhàng bay đi

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2016

Hơn 100 người tham dự Hội nghị đại biểu những người viết văn trẻ lần thứ 9


nha-van-tre
Hội nghị khai mạc sáng 28-9 tại hội trường Bảo tàng Văn học Việt Nam với sự góp mặt của nhiều thế hệ nhà văn lão thành cùng 120 đại biểu văn trẻ. Được tổ chức định kỳ 5 năm/lần, đây thực sự là dịp quý để những người viết văn trẻ giao lưu, học hỏi lẫn nhau và tiếp thu những góp ý xác đáng từ các cây viết lão thành, góp sức mình vào sự phát triển chung của xã hội.

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2016

HƠI THỞ CỦA QUỶ TRUYỆN – Truyện truyền kỳ Võ Anh Cương


 
Quê Sinh ở ấp Đa Lạc thuộc  Lâm Viên thành nhưng nội tổ đã dẫn thân phụ Sinh bỏ xứ đi từ lâu lắm. Lúc lâm chung, nội tổ trối lại muốn thân phụ Sinh đem chút xương tàn về táng ở quê. Thân phụ  Sinh hứa với nội tổ sẽ cố gắng làm theo lời trăn trối nhưng do thời cuộc loạn lạc, nạn binh lửa tràn lan thân phụ Sinh không thực hiện được ước nguyện của nội tổ. 

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2016

Nợ...! - Truyện ngắn Hương Nhu


Gió se lạnh. Còn non tháng nữa là tới Tết Thanh Minh. Công việc bận rộn không biết tôi có sắp xếp được thời gian để về quê tảo mộ ba hay không ?  Việc tảo mộ cho ông bà cha mẹ là bổn phận là trách nhiệm, là việc nên làm cớ sao tôi phải phân vân…

Thứ Ba, 20 tháng 9, 2016

CÁI PHAO CÂU CON ĐẠI BÀNG – Truyện ngắn Vũ Thiện Khái

vu-thien-khai
(Sông Nguồn 12)
          Chuẩn bị cho chuyến hành trình tìm về Sông Nguồn của tôi, cha tôi nhét một hộp sâm Triều Tiên xuống đáy ba lô, dặn: Về tới quê con thay bố biếu cụ giáo Thiềng. Nhớ thưa với cụ bố gửi lời hỏi thăm và chúc thày trường thọ. Chú Hương sẽ đi cùng con. Chú Hương là con ông chú ruột của cha tôi, người buổi sáng cách nay mấy ngày đã  đón tôi ngoài cổng hậu làng Điềm. 

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2016

Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2016

NỤ CƯỜI THU XƯA – MP. Trường Giang Thủy


tgt

Ở đâu có bán ngày xưa,
Chỉ cho tôi biết tôi mua hỡi người?
Ở đâu cầm cố nụ cười,
Tôi đem tiền đến đóng lời chuộc ra!?

Thứ Năm, 15 tháng 9, 2016

Con đường Sứ - Ký La Ngạc Thụy




Năm 1620, vùng đất Tây Ninh đã có người Việt đến sinh cơ lập nghiệp. Tây Ninh thuở ấy có tên gọi là Rodumray thuộc Chân Lạp, đến thời Pháp thuộc người Pháp dịch là Pareaux Elephants (Chuông Voi). Việc giao lưu thương mại giữa kinh đô Nông Pênh và Prei – Nokor (Sài Gòn) đi qua Rodumray là gần nhất, nên người dân đã mở một con đường để qua lại giao thương*.

Thứ Tư, 14 tháng 9, 2016

MỘT BUỔI CHIỀU VÀNG -Truyện ngắn Võ Anh Cương


chieu-vang
    
     Mặt hồ gợn sóng, phía bên kia hồ, bóng của rặng thông xanh mọc ven đồi Cù chao động dưới đáy nước. Bên này hồ, rừng thông trên đồi nhà nghỉ Công đoàn trầm tư khẻ reo lên vài nốt nhạc du dương, như có như không. Một con sáo sậu bay vút lên cao trong nắng vàng ruộm buổi chiều. Trời trong xanh, nước trong xanh, thế là một buổi chiều vàng!  Đối diện đồi Công đoàn có một quán nhỏ được đặt tên là quán cà phê 4A, chẳng rõ vì sao? Chỉ biết rằng ngồi ở quán này nhìn ra hồ Xuân Hương là một nơi ngắm cảnh tuyệt vời. Vài thiếu nữ băng ngang qua đường trước quán, dáng đi con gái uyển chuyển dịu dàng với những đường cong khiến cho khung cảnh buổi chiều trở nên lãng đãng, như thực như mơ, đẹp lạ lùng. Đó là thời điểm sinh viên trường Cao đẳng sư phạm chắc là đi chợ, đi chơi hoặc là đi không mục đích, tỷ như vì thất tình chẳng hạn? Anh họa sĩ cười cười với ý nghĩ đó, và anh nghĩ tiếp “tình yêu là cái chi chi mà ai cũng mắc vào?”.

Thứ Ba, 13 tháng 9, 2016

Ứng xử với văn học miền nam trước 1975 – Hạnh Nguyễn


 
Khoảng 10 năm trở lại đây, quan điểm ứng xử đối với văn học miền nam trước 1975 đã có nhiều thay đổi tích cực. Cách nhìn đối với bộ phận văn học này khoa học, cởi mở, rộng rãi hơn trước. Hoàn toàn có thể nói đến một nhu cầu đọc lại, đánh giá lại, giới thiệu, phổ biến trở lại một số giá trị của văn học từng bị coi là “bên kia chiến tuyến”.

Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2016

Tây Ninh long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 180 năm hình thành và phát triển – Hữu Thiện

 Tham dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình; nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang; nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Vĩnh Trọng; Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Nguyễn Văn Nên; nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Huỳnh Đảm; Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Phuông; các vị khách quốc tế, lãnh đạo các tỉnh, thành phố và tỉnh Tây Ninh qua các thời kỳ…
 Tham dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình; nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang; nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Vĩnh Trọng; Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Nguyễn Văn Nên; nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Huỳnh Đảm; Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Phuông; các vị khách quốc tế, lãnh đạo các tỉnh, thành phố và tỉnh Tây Ninh qua các thời kỳ…
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình phát biểu tại lễ kỷ niệm 180 năm – Tây Ninh hình thành và phát triển..

Tây Ninh – 180 năm giữ vẹn chính danh, rạng ngời chính nghĩa – Trần Lưu Quang

 Từ chỗ phải đương đầu với thiên nhiên hà khắc ở nơi rừng thẳm, đến nay Tây Ninh chỉ còn rất ít hộ dân nghèo, phần lớn dân cư từ nông thôn đến thành thị đều có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, được học hành, được chăm sóc sức khoẻ, được hưởng đầy đủ quyền con người, quyền công dân của một nước tự do, độc lập.
 
TRẦN LƯU QUANG
Uỷ viên Trung ương Đảng – Bí thư Tỉnh uỷ

Giai điệu phương Nam: Tây Ninh- 180 năm tình đất, tình người – Hữu Thiện

 Đến dự có ông Nguyễn Văn Nên- Bí thư Trung ương Đảng, Chánh văn phòng Trung ương, ông Trần Lưu Quang- Bí thư Tỉnh ủy, ông Nguyễn Minh Tân – Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, ông Phạm Văn Tân- Chủ tịch UBND tỉnh cùng các vị nguyên lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo sở, ban, ngành tỉnh, đại diện các đài PTTH khu vực phía Nam cùng hàng ngàn khán giả.
 

Ông Nguyễn Thanh Ngọc – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh phát biểu khai mạc chương trình "Giai điệu phương Nam" lần thứ 52.

Thứ Ba, 6 tháng 9, 2016

Em đi - Ngô Thị Ngọc Diệp

10748919_642267999227317_1995180271_n-304x420

EM ĐI
 
Em đi nắng nhạt phai dần
Gió yên lặng đứng, phân vân câu chào
Vẳng khe khẽ, tiếng thì thào
Nghẹn lời từ biệt chênh chao cánh cò .

Thứ Hai, 5 tháng 9, 2016

CHO ANH NGÀY NỮA YÊU EM. – Vũ Hoàng

VŨ HOÀNG
CHO ANH NGÀY NỮA YÊU EM

Người trăm năm cũng tình dâu bể
Nắng muộn màng nắng cũng sang ngang
Em là ai ru ta mộng mị
Mùa chưa thu lá đã nhuốm vàng.

Thứ Bảy, 3 tháng 9, 2016

CHÚ KHÁCH – Truyện ngắn Vũ Thiện Khái

 tiệm 
 (Sông Nguồn 11)
 
          Nhớ quê, bà tôi hay kể đủ chuyện ngày xưa ở làng. Đôi lần bà tấm tắc khen những chú Khách chợ Xanh giỏi giang đường buôn bán. Mấy năm cuối dời, lẫn rồi, vài bận bà tôi nhìn trước nhìn sau rồi vời tôi đến bên giường thì thào: Nhà mình nhận nuôi một chú Khách từ lúc nó còn con nít. Nó khổ lắm. Rồi bà im bặt. Dường như nhận ra mình lỡ lời. Ngày cha tôi đưa bà vào ở hẳn trong thành phố Hồ Chí Minh, câu chuyện Hoa kiều đang hồi gay cấn lộn xộn. Tôi nghĩ bà chợt loé lên những ký ức một thời hoang mang sợ hãi. Trước ngày làm một chuyến tự mình tìm về Sông Nguồn, tôi được cha tôi kể cho nghe chuyện chú Khách nhà mình.                                                                  

Thứ Năm, 1 tháng 9, 2016

TÀO THÁO (曹操) – Thái Quốc Mưu

tào tháo
 
Tào Tháo (曹操), tự Mạnh Đức (孟德), tên tục A Man (阿瞞), tự Cát Lợi (吉利). Sanh 155 tại huyện Tiêu, nước Bái trong gia đình giàu có. Từ bé là người rất thông minh, ít để ý đến việc nhỏ, tính tình phóng khoáng, thích giao du, nhưng rất ham đọc sách, đặc biệt là binh thư, là người biết quyền biến, nhiều mưu lược. Ông mất ngày 15 tháng 3 năm 220, tại Lạc Dương, Hà Nam, thọ 66 tuổi.