Thứ Tư, 29 tháng 4, 2020

VỀ DƯỚI HIÊN XƯA – Nguyễn Sông Trẹm

VỀ DƯỚI HIÊN XƯA
Nguyễn Sông Trẹm
 
Còn gì trong ánh mắt
Tuổi thơ tôi ngày xưa
Nụ đời xanh từ đất
Úa nhàu theo nắng mưa
 

XIN HÃY ĐONG ĐẦY BỂ NƯỚC KHOAN DUNG TRONG MỖI NGƯỜI – Văn Lý


 
 Ở cái tuổi gần đất xa trời rồi, mình chỉ biết lắng nghe thôi chứ mình đâu dám bình luận gì…
 
Nhưng đôi khi đọc nhiều bài báo, đọc nhiều bình luận không ít những thời khắc cảm thấy  chạnh lòng… hai mắt cay xè, đâu đấy trong khóe mắt có những ngấn nước chực trào (khổ nỗi mình là người sống theo cảm xúc).
 
 Ôn dịch từ phương Bắc tràn xuống phương Nam rồi lan ra trên khắp địa cầu. Con người đang điêu đứng. Tình hình dịch thì ai cũng biết rồi không cần phải nói thêm, số người nhiễm, người chết đang tăng theo mỗi ngày thật quá đáng sợ. Nhìn hình ảnh những mồ chôn tập thể người chết vì nCovi trên đảo Hart một đảo hoang ở Mỹ. Bạn có thấy toàn thân nỗi da gà, cổ họng tởm lợm thậm chí là có cái dị vật to tướng chắn ngang thực quản?

Chùm thơ Quê hương của Lê Thanh Hùng


Dòng sông đưa bước em về
 
Bên góc cạnh, mùa xuân tan bổi hổi
Bờ cỏ non xanh mướt một triền sông
Len lách sóng, lối về em bước vội
Ngọn gió nam non, lồng lộng trên đồng
                          *
Đường xa, đường xa ngái trời thưa nắng
Cứ ngập ngừng, chiếc bóng nhỏ loanh hoanh
Dòng sông chiều, đã qua mùa, phẳng lặng
Êm ả trôi nghiêng, sợ khói mong manh
                         *
Dòng sông nhỏ, thì không có sóng lớn
Cứ lăn tăn khê đọng nét xuân thì
Bờ nắng mộng, em qua chiều lợn cợn
Một nỗi niềm theo gió cuốn bay đi
                        *
Nắng vàng ong, chiều xuân hồng phơn phớt
Người đàn bà trưởng thành, đi một mình
Bên lối vắng, nắng đưa chiều đậm lợt
Trên cánh đồng, hoa trái sáng lung linh
                        *
Làng quê cũ, như còn trong tâm tưởng
Treo suốt thời con gái, những đam mê
Bao mùa xuân qua, gợn chiều lướng vướng
Òa vỡ điều gì, theo suốt lối về …
                 
 

Thứ Hai, 27 tháng 4, 2020

CHỜ MỘT NGÀY MƯA TỚI – NGUYỄN AN BÌNH

 
CHỜ MỘT NGÀY MƯA TỚI
NGUYỄN AN BÌNH
 
Ta chờ em trở về
Như chờ cơn mưa lạ
Ta chờ từng chiếc lá
Như chờ từng mầm xanh.
 

GIỚI THIỆU TẬP THƠ ” CHA KHÓC CON ” – PHẠM NGỌC THÁI

                        
    Trong nỗi đau tột cùng một người cha về cái chết của đứa con trai bị đột quị mới 27 tuổi đầu ? Những ngày tháng đó, tôi cứ miên man viết những dòng thơ khóc xót xa con đầy máu và nước mắt ! Rồi xuất bản riêng cho con một thi phẩm – Đó chính là tập thơ "Cha khóc con", Nxb Hồng Đức 2020.
      "Cha khóc con " là một tập sách đẹp và trang trọng nhất trong đời thi ca của tôi ! Gồm 45 bài thơ, dầy 132 trang, khổ rộng 20 x 18cm, bìa gập 10 phân – Mở đầu bằng bài thơ CHUYỆN VỀ HAI NGÔI MỘ CHA CON MAI SAU thay cho " Lời giới thiệu ".
     Tập sách chia hai phần:
–  Phần một:  KHÓC CON gồm 20 bài.
–  Phần hai:   CHA PHẢI SỐNG gồm 24 bài.
 

Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2020

MỘT BUỔI VỚI NHẠC SĨ TRẦN TIẾN – Nguyễn Duyên


Giữa tháng 10/2019 đoàn văn nghệ sĩ Tây Ninh có đi tham gia trại sáng tác tại Nhà sáng tác Vũng Tàu, nghe nói nhạc sĩ Trần Tiến ra ngụ ở đây khá lâu nên anh em chúng tôi muốn đi thăm nhạc sĩ một lần.Qua nhạc sĩ Thiên Toàn là người địa phương hướng dẫn một buổi sáng đẹp trời chúng tôi đến đường Trần Phú dưới Bãi Dâu, nhạc sĩ ở trong khu hộ chung cư cao cấp Thủy Tiên rất đẹp. Biết chúng tôi là người Tây Ninh ,nhạc sĩ rất vui vẻ chào đón như người nhà, ông nhắc lại những lần lên Tây Ninh sáng tác trong đó có bài Đưa em về Hòa Thành sáng tác năm 2004 ( đã xuất bản trong tuyển tập Ca khúc về Tây Ninh 2004) ông hát khẽ một vài câu: “.. Đưa em về Hòa Thành đưa em về quê anh.Tìm ngọn núi biếc xanh xanh quanh năm mây trắng bồng bềnh….” Làm chúng tôi thật xúc cảm khi ở xa mà có một người nhắc về quê hương mình, lại là một nhạc sĩ lớn. Thật vinh hạnh

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2020

CẢM TÁC “TÌNH CA” (TẬP THƠ CỦA THIẾU KHANH) – Châu Thạch

CẢM TÁC "TÌNH CA"
(TẬP THƠ CỦA THIẾU KHANH)
                                 Châu Thạch

 
Ta biết danh từ thuở hai mươi
Lúc trăng còn mộng xuân còn tươi
Bây giờ tuổi hạc thu qua trọn
Đông đến đời khuya nhận sách người
 

THƯƠNG VỀ MIỀN TRUNG! – Phan Công Phúc


THƯƠNG VỀ MIỀN TRUNG!
Phan Công Phúc
                     🍂
Quê hương tôi, miền Trung thương nhớ!
Cảnh non hà đẹp tợ thiên thai
Nơi đây sinh bậc anh tài
Nhưng nhiều họa kiếp, thiên tai khó lường.
 

SEN – HOÀNH CHÂU

 SEN 
HOÀNH CHÂU

Vượt lên đầm  từ đất bùn đen
Vàng , nhụy thanh cao   dáng dịu êm
Hồng,  cánh giản đơn  hương thoảng nhẹ 
Sen  …        

 HOÀNH CHÂU
(Vĩnh Long )

VÀI DÒNG LAN MAN VỀ TỪ GHI TRÊN THIỆP CƯỚI – La Thụy


Vào mùa đám cưới, tôi thường nhận được thiệp mời. Xin nêu vài trường hợp về cách ghi trên thiệp. Khi chú rể là con trai út thì thiệp mời ghi là ÚT NAM. Nếu chú rể là con trai một trong gia đình (con trai duy nhất hoặc chỉ có chị em gái), thì thường được cha mẹ ghi trong thiệp là QUÝ NAM. Cách ghi như vậy trên thiệp mời là không chính xác.

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2020

Những tình khúc Phạm Duy được ra đời như thế nào? – Nguyễn Duyên


 
Trong âm nhạc, nếu nói Trịnh Công Sơn là phù thuỷ về ngôn ngữ thì Phạm Duy chính  là phù thuỷ về âm thanh , điều nầy quả không ngoa.
 
 Những ai am hiểu nhạc Phạm Duy sẽ thấy ngay những ca khúc của ông đầy chất kĩ thuật từ khúc thức, tiết điệu, chuyển cung ( modulation)…rất sáng tạo, đa dạng… có thể đơn cử một số bài tiêu biểu như: Áo anh sứt chỉ đường tà (Cung Cm –Cmaj – Am )  Nghìn trùng xa cách ( Cmaj – Cm – Gmaj ),Trả lại em yêu ( Fmaj – Amaj  , Thà như giọt mưa ( Gm – Bbmaj ), Còn chút gì để nhớ ( Cmaj – Eb ) …
 
Trong cuộc đời âm nhạc, ông, đã sáng tác khoảng một ngàn bài hát… những ca khúc ra đời trong mỗi hoàn cảnh khác nhau:

Chùm thơ “Đường đến trường” của Trần Thanh Xem

 
TÀ ÁO DÀI
 
Tà áo dài
Bay
Chiều gió lộng
Trên đường làng
Thơ mộng
Theo thời gian
Thấp thoáng áo dài.
 
Dõi mắt nhìn
Khuôn viên trường thân thiện
Chiếc áo dài
Bình dị nhịp sống hôm nay.
 
Tà áo dài bay
Những con đường nước non ngàn dặm
Yểu điệu, mặn mòi
Mang hồn dân tộc Việt Nam.
 

Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2020

Lang thang đường buồn – Nhạc và lời Giang Thiên Tường – Hòa âm và trình bày: Phong Vũ


SÀI GÒN THÁNG TƯ – Nhật Quang


SÀI GÒN THÁNG TƯ
Nhật Quang
 
Sài Gòn bình minh hồng trên phiến lá
Tháng Tư về, bằng lăng tím ngát hương
Có hay lòng người khắc khoải buồn vương?
Con phố ngủ trong lặng sầu lơ đãng
 

TRÊN TỪNG SỢI TÓC BẠC MÀU – NGUYỄN SÔNG TRẸM

TRÊN TỪNG SỢI TÓC BẠC MÀU
NGUYỄN SÔNG TRẸM
 
Khi ngồi nhuộm tóc cho em
anh cũng nhuộm lại màu thời gian  
tươi nguyên như ngày tháng cũ
nhuộm cả trang đời anh một thời xa xứ
sợi tóc nào buộc vào hồn anh
neo đời nơi đây làm chốn
quê nhà…
 

TỐNG BIỆT HÀNH – Thơ Thâm Tâm, giọng ngâm Hoàng Hương Trang – La Thụy

 
Nữ sĩ Hoàng Hương Trang đã từ giã cõi đời vào lúc 6g sáng 15-4 – 2020 và được hỏa táng vào lúc16g chiều16-4-2020, hưởng thọ 84 tuổi. Tro cốt sẽ được đưa về Huế và chôn tại ngôi mộ trên một ngọn đồi do chị tự lập từ năm 2011.
              
Là người đa tài (vẽ tranh, làm thơ, viết văn, sọan nhạc, viết thư pháp) nên hơn nửa thế kỷ qua chị giao tiếp nhiều cây cao, bóng cả trong làng văn, trận bút. Đặc biệt nghe chị hay nhắc về thi bá Vũ Hoàng Chương, kịch tác gia Vi Huyền Đắc, nhạc sĩ Phạm Duy, nhạc sĩ Lê Thương, thi sĩ Kiên Giang, nhà văn Toan Ánh, nhà thơ Tế Hanh… Chị còn là một nghệ sĩ ngâm thơ trong chương trình Tao Đàn (do thi sĩ Đinh Hùng cùng bạn bè lập ra chương trình Tao Đàn năm 1955 trên Đài phát thanh Sài Gòn),  cùng các nghệ sĩ Hồ Điệp, Hoàng Oanh, Giáng Hương, Quách Đàm, Tô Kiều Ngân, Đoàn Yên Linh, Vân Khanh, Hà Linh Bảo, Hồ Bảo Thanh, Mai Hiên, Huyền Trân, Hồng Vân… Chị đã viết thơ tự vịnh về mình:
 
Thơ hơn chục cuốn, vạn bài
Văn ngoài dăm quyển, ngàn trang
Họa sáu mươi niên, dư vài trăm bức
Nhạc điểm xuyết mấy khúc ca.
Ngâm nga gần bảy chục năm, Tao Đàn nổi tiếng
 
Một trong những bài ngâm thơ của chị mà La Thụy còn lưu giữ được là “Tống biệt hành”, thơ của thi sĩ Thâm Tâm.
Hôm nay, La Thụy làm video clip để tưởng niệm nữ sĩ Hoàng Hương Trang và tống biệt chị về vùng trời miên viễn. Nguyện cầu hương linh chị siêu thoát về nơi cực lạc.
 

 

Về – Bùi Nguyên Bằng

Về
Bùi Nguyên Bằng
 
Anh sẽ về ghé lại trường xưa
Ôm kỷ niệm nhớ thương thời đi học
Rồi ngồi lại bên những gì đã mất
Và hồn nhiên như những lúc vui đùa
 

CÓ MỘT NGÀY BÌNH YÊN – NGUYỄN AN BÌNH

 
Sáng sớm ngày 17/04/2020 đọc tin báo cho biết suốt ngày hôm qua(16/04/2020) cả nước không phát hiện thêm ca nhiễm côvid-19 nào, lòng chợt cảm thấy bình yên và hạnh phúc khi nhìn ngoài sân thấy nắng đang lên và một ngày mới tươi đẹp đang đến.
 
CÓ MỘT NGÀY BÌNH YÊN
NGUYỄN AN BÌNH
 *Tặng bạn bè của tôi
 
Hình như sống chậm đã quen
Mấy ngày quanh quẩn chợt thèm … cà phê
Thì ra thiếu vắng bạn bè
Loanh quanh tranh cải, kéo bè chơi rong.
 

HẠ HỒN NHIÊN – Đinh Vương Khanh

HẠ HỒN NHIÊN 
Đinh Vương Khanh
 
Hạ bỗng dưng về buổi sáng nay?
Khơi nguồn xúc cảm cạn bao ngày 
Sương còn luyến phủ ru cành lá
Nắng đã ngời lên ghẹo bóng mây
Góc niệm hoài vương bờ ngực nõn 
Đành sao vẫn mộng nét môi đầy?
Giao mùa đá cỏ hồn nhiên gợi
Họa với "tang tình" thỏa giấc say…
 
ĐVK. 08/04/2020

Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2020

Một ấp có ba làng nghề - Ghi Chép của La Ngạc Thụy

            
 
         Nơi này vang lên tiếng máy cưa tre, chỗ kia rì rầm tiếng máy may, làng trên thơm mùi trầm, xóm dưới thoảng mùi tre nứa, có chỗ tốp năm, tốp mười, có chỗ chỉ một hai người lặng lẽ hoặc khẩn trương với công việc …Đó là là làng nghề ấp Long Tân, xã Long Thành Bắc, huyện Hoà Thành (Tây Ninh) với các làng nghề sản xuất nhang, sản xuất sản phẩm từ mây tre và may mặc , doanh thu hàng năm hơn 8  tỉ đồng. Các làng nghề ở đây đúng nghĩa là làng nghề vì tất cả các hộ cùng nghề dù ít hay nhiều đều sống tập trung theo từng khu vực trong ấp. Ngoài trừ nghề làm nhang là nghề truyền thống có từ hơn trăm năm qua, các nghề sản xuất sản phẩm từ mây tre và may mặc mới hình thành khoảng hơn 20 năm qua.

TRĂNG BẠC ĐẦU – Truyện ngắn Nguyễn Thị Mây

                                                    Ảnh minh họa của Nguyễn Gia
 
Ánh nắng cuối ngày nhuộm vàng mặt nước. Cơn gió thoảng qua đẩy đưa những chiếc lá úa trôi lững lờ trên dòng kênh. Bóng chị đỗ ra phía trước. Hai cánh tay giăng ngang theo chiều dài đòn gánh như cánh chim bay hối hả trong chiều. Chị thấy mình mỉm cười. Hàm răng đều đặn, trắng bóng thấp thoáng dưới làn nước. Đôi mắt sáng long lanh khiến gương mặt chị bỗng dưng trẻ lại như thuở mới dậy thì.
 

DA THỊT MỘT ĐỜI AI NỠ QUÊN – NGUYỄN AN BÌNH

 
DA THỊT MỘT ĐỜI AI NỠ QUÊN
NGUYỄN AN BÌNH
 
Xin là mây trắng
Bay trên đỉnh đèo
Tà dương vẫy gọi
Tình còn mang theo.
 

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2020

CẢM NHẬN VỀ CHẤT THÉP CỦA BÁC HỒ TRONG “NHẬT KÝ TRONG TÙ”- Trần Thanh Xem


Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ kính yêu của cách mạng Việt Nam, người anh hùng giải phóng dân tộc, một danh nhân văn hóa xuất sắc của nhân loại. Bên cạnh sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Người, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn có một sự nghiệp văn học vĩ đại đóng góp cho nền văn học nước nhà. Trong đó bao gồm các thể loại như: văn chính luận, truyện và kí, thơ ca.

Nhật ký trong tù cũng đã thể hiện chất thép của người cộng sản Hồ Chí Minh.Nhật ký trong tù là tác phẩm tiêu biểu cho thể loại thi ca của Bác. Tập thơ này có 133 bài thơ tứ tuyệt, được viết bằng chữ Hán thể hiện sự am hiểu tuyệt vời về Hán tự cũng như thể thơ Đường luật của Người. Và điều quan trọng hơn hết chính là

 

Đầu tiên, chúng ta nên hiểu đôi chút về khái niệm chất thép. Ở đây, chất thép là một hình ảnh ẩn dụ, được Bác dùng chỉ tính chiến đấu, ý chỉ tinh thần, tình cảm cách mạng. Đó là nghị lực kiên cường vượt qua mọi khó khăn thử thách, là phong thái ung dung, lạc quan hướng về tương lai.

Bác Hồ đã quan điểm về chất thép trong văn chương thông qua bài thơ Cảm tưởng đọc Thiên gia thi:

          “Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp,

          Mây gió trăng hoa tuyết núi sông,

          Nay ở trong thơ nên có thép,

          Nhà thơ cũng phải biết xung phong.”

Chùm thơ Sóng xa của Lê Thanh Hùng

Sóng xa
 
Góc mây trắng ngang trời xúng xính
Nắng vàng chiều, ngập bước chân êm
Biển Hòn Rơm, giật mình vờ vĩnh
Con sóng xa, úp mở quanh thềm
                     *
Em, sắc màu lung linh, trước biển
Dập dờn, trên con sóng lượn quanh
Như khách lạ, lơ ngơ hóng chuyện
Đăm đắm chiều, tím biếc biển xanh
                     *
Sao nhớ hoài, một thời trai trẻ
Biển mênh mông, sâu thẳm chân trời
Mãnh trăng khuyết, treo bờ quạnh quẽ
Đêm Hòn Rơm, hiu quạnh người ơi!
                     *
Xuồng lưới Rùng, buông dầm nằm ngủ
Chờ nước lên, sóng vỗ triều đêm
Gối lên lưới, loang hương ngày cũ
Loáng thoáng chập chờn, tan dịu êm
                     *
Nay trở lại, ngày xưa trở lại
Biển vẫn xanh trong biếc tầm nhìn
Vẫn con sóng thì thầm ru mãi
Chỉ tiếc là, lâu lắm bặt tin …
        

Thứ Tư, 15 tháng 4, 2020

Ngọc Tình chạm khắc sông Vàm – Nguyễn Văn Hòa

                                                           Nhà thơ Ngọc Tình
 
VHSG- Chạm khắc sông Vàm là tập thơ thứ 5 của nhà thơ Ngọc Tình. Tập thơ có sự chín chắn và chắt lọc hơn so với 4 tập thơ trước: Hoa cau (2015), Nắng trao mùa (2017), Nghiêng bậc của đêm (2017), Đợi mùa (2018)). Đó là kết quả của sự lao động miệt mài, nghiêm túc, cẩn trọng của một người đàn làm thơ và yêu thơ “thuần khiết” ở vào tuổi xế chiều của cuộc đời. Chị lặng lẽ viết như để thỏa nỗi đam mê và xem nó như là nơi đáng “tin cậy” nhất để mình giãi bày những nỗi niềm sâu kín của lòng mình quanh những buồn vui thế sự. Chỉ trong vòng 5 năm, Ngọc Tình đã in được 5 tập thơ thì đó là điều rất đáng được ghi nhận. Đọc thơ chị, càng về sau càng thấy rõ những bứt phá và già dặn trong cách thể hiện; sức viết ngày càng sung mãn và tạo được dấu ấn riêng đối với người đọc. 

KHÚC TƯƠNG HÀI – Dung Thị Vân

KHÚC TƯƠNG HÀI
Dung Thị Vân

Ngõ cuối ấy nằm im hoang khai dạ
Đường tình khoan nhặt khúc mê thai
Vàng hoa bỏ mặc câu tương ngộ
Hẹn hò kiêu bạc khúc tương hài


HỒN PHƯỢNG – NGUYỄN AN BÌNH

HỒN PHƯỢNG
NGUYỄN AN BÌNH

Hồn phượng nằm trong thơ
Đỏ dòng sông lưu bút
Ủ tháng năm học trò
Còn tinh khôi nét mực.
 

Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2020

Tranh giả – La Ngạc Thụy


Tranh giả
La Ngạc Thụy
 
Anh vẽ đôi mày em
Cong cong lá liễu rũ sương đêm
Lọc lừa và giả dối
 
Anh vẽ đôi mắt em
Nhọn sắc nỗi đau thương trăng khuyết
Phũ phàng và từ chối
 
Anh vẽ đôi môi em
Khêu gợi mời mọc nắng ban mai
Bờ vai và nỗi nhớ
 
LNT

GIẢI THIÊNG – Truyện ngắn Vũ Thiện Khái

Nửa đêm về sáng. Đầu giường nổ dòn dã một hồi chuông điện thoại. Đúng lúc tôi đang chìm vào giấc mơ cụ muỗm cổ thụđầu xóm đổ cái rầm. Không giông, không bão, mà cây dăm trăm tuổi lăn đùng ra chết, lạ thật. Ngồi bật dậy, cầm ống nghe, tôi nhận ra tiếng thằng cháu ngoài quê gọi vào. Giọng nó hoảng hốt gấp gáp như sợ có người cướp máy: Chúơi, làng ta xẩy ra chuyện lớn rồi. Căn nhàông Chuột Nhắt bạn chú, bịđào sâu hoắm. Vàng bạc, châu báu chúng nó cuỗm sạch bách. Chỉ còn một cái vỏ chum không với đống nhựa thông lổn nhổn. Tôi ngắt lời cháu: Lão ấy ba đời nghèo rớt mồng tơi, lấy đâu ra vàng bạc? Nó chả thèm giải thích, lại còn lên giọng coi thường tôi đã là lão già lẩn thẩn : Giời ạ… Đến bây giờ chú còn tư duy cũ kỹ vậy. Cái gì mà chẳng thể xẩy ra. Thì chú cứ về quê sẽ thấy. Nói qua điện thoại không hết câu chuyện ly kỳ này được đâu chúơi! Rồi nó cúp máy.
 
Ngồi ngẩn người lìên hệ với giấc mơ vừa rồi, bất giác tôi kinh ngạc nhận ra có một sự thông linh đến lạnh sống lưng. Cây muỗm trước cửa miếu Bà Nàng gốc to mấy người dang tay nối  nhau mới khít một vòng, tự nhiên đổ kềnh trước mắt tôi. Chóp ngọn nó cao vút tưởng chạm mây xanh, nháy mắt đã nằm rạp, cách mép hè nhà Chuột Nhắt chỉ vài gang tay. Căn nhà ngói ba gian cũ kỹ của lão rung bần bật mà không đổ sập. Đã biết chỉ là chuyện trong mơ, tỉnh rồi, ngồi tần ngần giữa gian buồng kín đáo, tôi vẫn chưa hết bàng hoàng. Bên trong hai lỗ tai còn lùng bùng tiếng dội kinh hoàng của cả cái thân cây đồ sộ nghêu ngoao những cành to bằng cột đình bổ nhào, cắm phập vào mặt ruộng nứt toác đang kỳ khô hạn.     

THÁNG TƯ BUỒN!. – Phan Công Phúc

THÁNG TƯ BUỒN!.
Phan Công Phúc
                  🍂
Tháng Tư buồn như lá
Dìu bước chân ê chề
Tháng Tư nồng oi ả
Nên Hạ còn hôn mê.
 

ĐỌC “TÂM CA” THƠ NGÃ DU TỬ – Châu Thạch

 
                                  Nhà thơ Ngã Du Tử
 
TÂM CA
 
 Nhặt ngọn cỏ dắt vào trong túi áo
 Có đất trời, có cả thảy trăng sao
 Lời kinh rụng giữa đôi bờ hư thực
 Nguồn tâm ca hương ngát ý bay vào
                                    
 Ngã Du Tử
 

TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG CỦA HỒNG MÃO QUA TRƯỜNG CA “TÌNH QUÊ ĐẤT QUẢNG” – PHẠM VĂN HOANH


Sau một thời gian thai nghén, tháng 12 năm 2019, nhà thơ Hồng Mão đã ra mắt bạn đọc tập trường ca “Tình quê đất Quảng” do Nhà xuất bản Hội nhà văn ấn hành.
 
Đọc trường ca “Tình quê đất Quảng” của Hồng Mão ta nhận thấy thơ ông giản dị, chân thực, giọng điệu có lúc tha thiết, ngậm ngùi, có lúc phẩn nộ mang khí chất của một người trung thực đầy nghĩa khí.

Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2020

CHÙM THƠ NHÂN MÚA THƯƠNG KHÓ – PHỤC SINH 2020 – Châu Thạch

 
 
ĐỒI GÔ-GÔ-THA
         –00–
Đồi Gô-Gô-Tha
Hai ngàn hai mươi năm qua
Uy linh tích Chúa vẫn không nhòa
Sừng sững đồi cao cây Thánh Giá
Lẫy lừng Thiên Chúa chết nguy nga.
Đồi Gô-Gô-Tha
Chúa chết vì ta
Giòng máu hồng tươi tuôn xối xả
Nguồn sông rửa tội đến muôn nhà.
Tiền công người Chúa trả
Gánh tội lỗi thế gian
Rời nơi chí thánh Thiên Đàng
Yêu người Chúa chịu chết oan vì người.
Đồi Gô-Gô-Tha
Bóng tối đã đi qua
Ánh sáng tràn muôn ngã
Ngọn đuốc trường sinh treo Thánh GIá
Tình thương vô đối trổ thiên hoa.
Thơm ngát lời ca
Bức màng nhung xé toạt thấy Thiên Tòa
Đến thẳng cùng Cha
Lũ lượt linh hồn đổi sắc
Máu tội lỗi đỏ hồng điều ngăn ngắt
Bỗng nhiên trắng tựa thiên nga
Đường trần gian u ám băng qua
Cửa Christ bước vào sáng tỏa!
Đồi Gô-Gô-Tha
Huyền nhiệm bài Thánh Ca
Trải ngàn năm đồng vọng dải Ngân Hà
Cao ngất tầng trời quỳ lạy tạ
Cả và thế giới ngước tôn Cha
Ha – Lê – Lu – Gia!
Chúa Jesus cao cả!
                            

Chùm thơ Đất nước của Trần Thanh Xem

ĐẤT NƯỚC HÔM NAY
 
Ta sinh ra đất nước dịu êm
Câu ca dao ngọt ngào len nhè nhẹ
Hạt gạo sau nhà bữa cơm bữa cháo
Trường lớp thời xa chân đất lội về.
 
Đêm xuống ghi bài đèn chông leo lét
Mưa tạt mái tranh lành lạnh thân người
Vất vả bàn tay nghèo giăng ánh mắt
Cái nghĩa cái tình hạt muối chia đôi.
 
Ta lớn lên nhìn bao điều kỳ diệu
Đất nước thay da như lá thay màu
Đèn dầu đốt đi vào dĩ vãng
Điện lưới về bung sáng đêm thâu.
 
Cầu Cần Thơ, cầu Mỹ Thuận nối hai bờ
Những chuyến xe xanh tới bao miền đất hứa
Đồng chín vàng máy gặt về hối hả
Thay sức người hái lúa tận đồng xa.
 
Hà Nội, Sài Gòn căng tràn nhựa sống
Những công trình in đậm chiến công
Hạt tinh hoa bồi tụ về đây
Nơi chèo lái thuyền mơ lướt sóng.
 
Biển Đông ơi, ôm trọn lòng đất mẹ
Tặng giọt mỏ dầu, giọt muối mặn quê hương
Thuyền ta băng băng qua trăm hải lý
Tôm cá chở đầy như chở nặng tình thương.

 

MÁ – Tản văn Lê Thị Ngọc Nhi.





 
Vẫn là Má.

Cái dấp dáng thong dong mà chịu đựng. Cái ánh mắt khi nhìn đã hằn vết chân chim mà đầ y triều mến. Bàn tay run run nhiều nếp nhăn với đường gân xanh. Má nắm lấy tay tôi dịu dàng ấm cúng   : Về rồi hả con.

Con đã về. Về với Má với gia đình yêu dấu nầy đây.

Tôi và chị em tôi sinh ra lớn lên trong vòng tay Ba Má. Một gia đình luôn quan tâm bao bọc cho nhau.

ĐỌC TẬP THƠ “HOA VÀNG TRÊN ÁO XANH” CÚA NGUYÊN BÌNH: TÌNH HỒI SINH TRONG THƠ – CHÂU THẠCH

 
   Nhà thơ, nhà bình luận thơ Nguyên Bình, một cây bút tài hoa, chiếm một chổ đứng vững vàng trên văn đàn và trong lòng người ái mộ trong và ngoài nước. Thơ của anh như tiếng suối mơ dưới trăng. Bình luận thơ của anh như cánh chim bay lượn trên bầu trời văn chượng bát ngát . Lần nầy nhà thơ xuất bản tập thơ “Hoa Vàng Trên Áo Em Xanh”, khẳng định thêm  được trong anh, một tâm hồn như hương trầm làm thơm thi phẩm, lan tỏa trong đời, một tâm hồn như ngọn nến lung linh, thắp lên  ánh sáng của tình yêu diểm tuyệt.
 

Thứ Tư, 8 tháng 4, 2020

Chùm thơ Nguyệt Thu

KHÔNG LỜI
 
Mùa xuân tìm mắt biếc
Rong rêu nụ cười xưa
Em buồn chi lạ rứa
Giữa một trời không mưa

Ai đánh rơi đầu ngõ
Những chuyện đời trong thơ
Em nhặt về khâu lại
Bao niềm đau bất ngờ

Hoa đã vàng mấy độ
Giờ thiêu cháy tâm can
Xuân vô tình gõ cửa
Kéo em trong vội vàng

Mắt khép rồi mộng ảo
Chiếc áo màu thiên thanh
Phôi pha trong tiếng vọng
Không lời em và anh…

 
 

TẬP TRUYỆN NGẮN “HOA TRƯỜNG XUÂN” – BỨC TRANH SỐNG ĐỘNG, TRUNG THỰC VỀ CUỘC SỐNG VÀ CON NGƯỜI – PHẠM VĂN HUY

 
Nhà văn Phạm Văn Hoanh (Hội viên Hội VHNT Quảng Ngãi) là cái tên khá quen thuộc với bạn đọc trong và ngoài tỉnh. Tác phẩm của ông luôn được đăng tải trên các báo, tạp chí từ trung ương đến địa phương. Sở trường của ông là viết văn xuôi. Đến nay ông đã xuất bản 5 tập sách gồm tản văn, truyện ngắn, tiểu thuyết và nhận gần 10 giải thưởng văn xuôi của trung ương và địa phương. Tập truyện ngắn “Hoa trường xuân” của nhà văn Phạm Văn Hoanh (NXB Hội nhà văn -2020) là tập thứ 5, gồm 15 truyện ngắn với nhiều đề tài khác nhau đã vẽ nên bức tranh sống động, trung thực về cuộc sống và con người trong thời đại ngày nay.

HÃY… - .HOÀNH CHÂU


HÃY…
.HOÀNH CHÂU
 
Hãy sống đẹp giữa cõi đời phiền muộn
Hãy mở trái tim yêu đón nhận nỗi sầu
Hãy ấp yêu mảnh đời đầy thống khổ lo âu
Hãy thu hẹp tánh tị hiềm , ích kỷ
Hãy dang tay với từ tâm  bố thí
Hãy đưa người sang bến mới bình yên
Hãy mặc nhiên an vị phước tu thiền
Hãy đón nhận hàng bao lần  viên mãn …
**
HOÀNH CHÂU
* Vĩnh Long

MỘT BỜ NHÂN ẢNH – Mặc Phương Tử

MỘT BỜ NHÂN ẢNH
Mặc Phương Tử
Kinh điếu Hương Linh LÊ ĐĂNG MÀNH,
 
Sáng nay vừa điểm một cành sương
Liền vội tan theo khúc đoạn trường.
Đâu thuở trăng nghiêng hồn Lãm Thuý,
Bây giờ gót nhẹ bến Liên Hương.
Thi-Đàn một gánh tình muôn dặm,
Câu-Chữ đôi vần bạn bốn phương.
Muôn thuở vẫn còn sông núi cũ,
Mà sao đôi ngã rẽ âm dương !?
 

NGÀY KHAI TRƯỜNG – Phan Công Phúc

NGÀY KHAI TRƯỜNG
Phan Công Phúc
                  🍂
Sáng nay sân trường
Rợp màu hoa nắng
Trống trường thầm lặng
Nay cũng rộn vang.
 

Thứ Ba, 7 tháng 4, 2020

Chùm thơ tháng tư của Lê Thanh Hùng

Nơi này ta đã lạc mất nhau
 
Ta đã lạc mất người tri kỹ
Trong những trầm luân, cuộc bể dâu
Còn lại đó những đêm mộng mị
Ký ức đan, dỗ mộng ban đầu
                   *
Chắc cũng tầm này, mùa năm cũ
Ngày đi rợn ngợp nét bi hoang
Treo tuổi mộng, một thời hoa nụ
Dòng đời trôi đoạn nhặt đoạn khoan
                   *
Đất nước những tháng năm bỏng rát
Phía bắc, phía nam, dậy biển đông
Ai đã qua một thời trận mạc
Chợt nhớ gì? qua một bến sông …
                   *
Tuổi mười tám đã rơi đâu đó
Núi mờ xa, lóng ngóng hoàng hôn
Hăm hở bước, chiều trong lộng gió
Tuổi xuân đi, nắng trải ngập hồn
                    *
Chiều thưa vội về ngang xóm cũ
Xanh mướt vườn xưa, biết tìm đâu?
Dân tứ xứ, đất lành hội tụ
Quẩn quanh … như thuở ấy, ban đầu …
        
 

TA VỀ LÀM BẠN VỚI THƠ – NGUYỄN SÔNG TRẸM

TA VỀ LÀM BẠN VỚI THƠ
NGUYỄN SÔNG TRẸM
 
Còn ai cuối chiều bóng xế
Ta về làm bạn với  thơ
Vẽ gương mặt đời lặng lẽ
Vẽ lên ngày những giấc mơ
 

TIẾNG HỒ CẦM GIEO CẢM XÚC VÀO THƠ TÔI – La Thụy

 
Đại thi hào Nguyễn Du tả tài nghệ đánh đàn Thúy Kiều :
 
Cung, thương, làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương
 
Các cụ Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim và Nguyễn Văn Vĩnh… đều chú giải: “Hồ cầm là cây đàn Tỳ Bà, vì đời xưa, vua Hán Nguyên Đế có bà Chiêu Quân phải đi cống rợ Hồ, thường hay đánh cây đàn ấy, nên mới gọi là Hồ cầm”.
Nhà thơ Tản Đà lại cho rằng: “Hồ cầm là cây đàn của rợ Hồ, nguyên chính là cái nhị; vì có kiểu nhị làm giống như cây Tỳ Bà, cho nên Tỳ Bà người ta cũng gọi là Hồ cầm”.
 

LÊN ĐƯỜNG – Truyện ngắn PHẠM VĂN HOANH

 
Ông Khoa trở mình, mồ hôi chảy ướt chiếc chiếu trúc. Dạo này sao ông thấy nhức mỏi toàn thân, hình như sức khỏe của ông có vấn đề. Nhưng ông không nghĩ đến chuyện bệnh tật mà lan man nghĩ đến chuyện khác. Từ hôm nghe bài hát: “Việt Nam ơi, Việt Nam ơi! Cùng đoàn kết đánh bay covid!…” trên ti vi khiến ông không ngủ được. Đêm nào, ông cũng nghĩ về trách nhiệm của một người thầy thuốc, trách nhiệm của một người công dân đối với đại dịch covid 19. Bây giờ ông phải làm gì để tiêu diệt con vi rút covid 19 này. Đang suy nghĩ bỗng bà vợ gọi: