Thứ Năm, 16 tháng 4, 2020

CẢM NHẬN VỀ CHẤT THÉP CỦA BÁC HỒ TRONG “NHẬT KÝ TRONG TÙ”- Trần Thanh Xem


Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ kính yêu của cách mạng Việt Nam, người anh hùng giải phóng dân tộc, một danh nhân văn hóa xuất sắc của nhân loại. Bên cạnh sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Người, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn có một sự nghiệp văn học vĩ đại đóng góp cho nền văn học nước nhà. Trong đó bao gồm các thể loại như: văn chính luận, truyện và kí, thơ ca.

Nhật ký trong tù cũng đã thể hiện chất thép của người cộng sản Hồ Chí Minh.Nhật ký trong tù là tác phẩm tiêu biểu cho thể loại thi ca của Bác. Tập thơ này có 133 bài thơ tứ tuyệt, được viết bằng chữ Hán thể hiện sự am hiểu tuyệt vời về Hán tự cũng như thể thơ Đường luật của Người. Và điều quan trọng hơn hết chính là

 

Đầu tiên, chúng ta nên hiểu đôi chút về khái niệm chất thép. Ở đây, chất thép là một hình ảnh ẩn dụ, được Bác dùng chỉ tính chiến đấu, ý chỉ tinh thần, tình cảm cách mạng. Đó là nghị lực kiên cường vượt qua mọi khó khăn thử thách, là phong thái ung dung, lạc quan hướng về tương lai.

Bác Hồ đã quan điểm về chất thép trong văn chương thông qua bài thơ Cảm tưởng đọc Thiên gia thi:

          “Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp,

          Mây gió trăng hoa tuyết núi sông,

          Nay ở trong thơ nên có thép,

          Nhà thơ cũng phải biết xung phong.”

          Ở bài thơ này, Bác đã thể hiện quan điểm của mình về vai trò, sứ mệnh của thơ ca. Người nhận thấy trong thơ xưa thiên về việc miêu tả thiên nhiên mà chưa chú ý đúng mức đến hiện thực cuộc đời, chưa phát huy được sức mạnh của thơ ca trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp. Cũng vì thế mà thơ Hồ Chí Minh nói chung và Nhật ký trong tù nói riêng đã chứa đựng chất thép nhằm mục đích phục vụ cách mạng, phục vụ cuộc đời.

Tập thơ Nhật kí trong tù được sáng tác trong một hoàn cảnh đặc biệt, nhà thơ là một chiến sĩ cộng sản bị quân thù giam hãm trong chốn ngục tù, bị đày đọa cả về thể xác lẫn tinh thần. Tuy vậy, Bác vẫn viết được những vần thơ thật tuyệt diệu, đạt tới đỉnh cao nghệ thuật.

Chất thép trong tập thơ Nhật kí trong tù được thể hiện rất đa dạng, phong phú, lúc trực tiếp, lúc gián tiếp, thậm chí có những bài thơ không hề nói đến chuyện chiến đấu, nói chuyện cách mạng nhưng vẫn toát lên tinh thần thép.

Trước hết, đọc Nhật kí trong tù, ta thấy chất thép thể hiện rất rõ qua sự đả kích, châm biếm, tố cao kẻ thù.

Như trong bài thơ Cháu bé trong nhà ngục Tân Dương là lời tố cáo chính quyền Tưởng Giới Thạch đã bắt bớ, săn lùng dân làng phải đi lính một cách mù quáng bằng nhiều thủ đoạn và tàn nhẫn:

“ Oa… oa… oa

Cha cháu không đi lính nước nhà

Nên nõi thân em vừa nửa tuổi

Phải theo mẹ đến ở nhà pha”.

Hay trong bài thơ Đánh bạc là lời mỉa mai, đáng chê trách của Bác về nạn đỏ đen trong ngục tối:

“Đánh bạc ở ngoài quan bắt tội

Trong tù đánh bạc được công khai

Bị tù con bạc ăn năn mãi

Sao trước không vô quách chốn này?”.

Chất thép trong Nhật ký trong tù cũng được thể hiện trực tiếp qua tinh thần, ý chí, nghị lực phi thường của người chiến sĩ cộng sản trong chốn ngục tù. Từ những điều ấy, người đọc hiểu được tấm lòng yêu nước thiết tha và ý chí, nghị lực vượt lên trên những hoàn cảnh thử thách khắc nghiệt nơi lao lý của người chiến sĩ.

Trong bài thơ Bốn tháng rồi đã ghi lại một cách chân thực cuộc sống đầy khó khăn thiếu thốn và nghị lực phi thường của Bác:

“Liêu Châu, Quế Lâm lại Liêu Châu,

Đã qua đã lại bóng chuyền nhau;

Quảng Tây đi khắp, lòng oan ức,

Giải đến bao giờ, giải đến đâu?”.

Hay Không ngủ được nói lên một niềm thương nước, thương dân, băn khoăn về vận nước:

“Một canh…hai canh…lại ba canh

Trằn trọc bâng khuâng giấc chẳng thành,

Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh”.

Chất thép trong tập thơ này còn được thể hiện gián tiếp qua những cảm xúc trữ tình trước cảnh đẹp thiên nhiên. Ở đây, cái tôi trữ tình của nhà thơ thể hiện với tư cách là một người nghệ sĩ. Tuy không tiếp xúc với hiện thực cách mạng nhưng ta vẫn thấy rõ được tinh thần, ý chí và nghị lưc phi thường của người chiến sĩ cộng sản:

          “Gà gáy một lần đêm chửa tan

Chòm sao nâng nguyệt vượt lên ngàn

Người đi cất bước trên đưởng thẳm

Rát mặt thu phong trận gió hàn.

                            * * *

Phương Đông màu trắng chuyển sang hồng

Bóng tối đêm tàn sớm sạch không

Hơi ấm bao la trùm vũ trụ

Người đi thi hwgs bỗng thêm nồng”.

                                                       (Giải đi sớm)

Hoặc ở bài Ngắm trăng cũng nói lên chất nghệ sĩ của người chiến sĩ cách mạng đang bị xiềng xích chốn lao tù:

“Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăm nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

Chất thép trong Nhật ký trong tù còn toát ra từ nụ cười nhẹ nhàng và hóm hỉnh của Bác trước cảnh tù đày lao lí. Ở đấy, con người bị đẩy vào tình trạng sống phi nhân loại về sinh hoạt, thiếu thốn trăm bể. Trước hiện thực đen tối ấy, Bác đã vượt lên trên hoàn cảnh sống để nở những nụ cười vui:

“Hôm nay xiềng xích thay dây trói

Một bước leng keng tiếng ngọc rung

Tuy bị tình nghi là gián điệp

Mà như khanh tướng vẻ ung dung”

                                                       (Đi Nam Ninh)

Hoặc như trong bài thơ Ghẻ lở, Bác vẫn nở nụ cười trên môi sống chung với thể xác bị ngứa ngáy:

“Đầy mình đỏ tía như hoa gấm

Sột soạt luôn tay tựa gẩy đàn

Mặc gấm bạn tù đến khách quý

Gẩy đàn trong ngục thấy tri âm”.

         

Có thể nói, chất thép trong Nhật kí trong tù chính là chất thép trong tinh thần, tình cảm của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh được thể hiện qua những vần thơ hàm súc, độc đáo. Kết hợp với cảm xúc trữ tình, chất thép trong tập thơ này có sức rung động trước trái tim người dọc rất mạnh mẽ.

So với những tập nhật kí của các văn nghệ sĩ khác, Nhật kí trong tù của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một thi phẩm tuyệt vời. Chủ tịch Hồ Chí Minh qua tác phẩm của mình đã để lại cho dân tộc và nhân loại một di huấn tinh thần bất hủ. Đó là vẻ đẹp của một tâm hồn, một trí tuệ vĩ đại. Trong đó, nổi bật lên là chất thép của người chiến sĩ cách mạng hiện thực và chân chính.


Trần Thanh Xem

Trà Vinh

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét