Thứ Tư, 13 tháng 6, 2018

Kỳ tích Bà Đen - Chương 4 - Kỳ 5 - Xuân Sắc


Hôm sau thêm một đàn trận bắt hổ lập ra. Thầy bảo lấy bột nếp nắn hình 102 con hổ nhỏ to, lấy thịt mở, đậu xanh xào lên giả làm ruột hổ, tất cả đem nướng chín. Mùi hổ nếp nướng thêm lừng, người ta cứ tưởng trong huyện làm bánh trái cổ bàn chi đó.
 
Mỗi con hổ được đeo nơi cổ một đồng tiền, thầy bày hổ ra trước đàn tràng, thư phù, ếm khóan xong xuôi thì tới màn bắt hổ, thầy đưa ra một cái bao to rồi đọc thần chú:
–         Phục vị … lệnh thầy … cọp mun đi trước, cọp mướp theo sau. Cấp cấp cho mau, đút đầu vào đãy …
Cứ sau mỗi câu thần chú như thế ông ta túm một đôi hổ bột bỏ vào bao. Khi gần hết, còn đôi hổ cuối cùng, quan huyện ngồi nhìn như tiếc rẻ, ông ta đưa tay ngăn lại:
–         Để lại cho ta một cặp.
Thầy ba chỉ chờ có thế, khấp khởi mừng thầm trong bụng. Hai hôm sau, bệnh quan huyện không hết. Thầy ba không nói không rằng, dẹp dàn trận rút lui, quan huyện kêu vào trách mắng, chuẩn bị sai lính lệ đánh đòn. Thầy Ba Vạn liền bào chữa:
–         Bẩm quan, bệnh quan lớn không thuyên giảm đều do tại căn quả của quan tạo nên, đâu phải tại tôi không biết trị bệnh.
Quan huyện nổi nóng:
–         Tại ta thế nào?
–         Hôm kia, phải chi quan đừng tiếc rẻ, để tôi bắt nhốt nguyên bầy cọp ấy đi, thì còn cọp đâu mà giữ được mầm bệnh. Đàng này chính quan giữ lại hai con, nghĩa là căn gốc của ngài chưa dứt nên thần khẩu ứng ra như vậy. Tôi đâu ngăn cản được.
–         Hai con còn lại kia, mầy lấy luôn đi đừng đổ thừa …
–         Bây giờ thì không hiệu nghiệm nữa rồi, trong đàn trận có phù phép còn bị ngài cản lại. Bây giờ tôi không trị được nữa đâu, có chăng phải chờ đến hết hạn tam tai của ngài, tôi mới có thể trị được cho ngài. Còn bây giờ tôi chịu thua, vì chính quan rước hổ vào mình.
Thấy mình thua mưu tên thầy bùa bẻm mép, Hà Đảnh tức mình đuổi cổ hắn ra cổng dinh.
Thầy Ba và số đệ tử khăn gói khiêng mang tài vật ra về. Sau này ông ta còn thuật lại việc 12 vò gạo và 12 quan tiền. Ông đã cho người nhà canh giữ sẵn chờ đêm đến trút gạo muối đưa về nhà ăn xài cả tháng.
Sau ngày quan huyện lâm nạn, thầy trò Đặng Nhương, Thiên Hương, Diệu Lan cũng về đến huyện đường. Những lúc lo phục vụ chạy chữa cho hà Đảnh, Đặng Nhượng nghe hai vệ sĩ là Trần Thông và Nguyễn Hùng, học trò ông, thuật lại việc Lê Sĩ Triệt giết cọp ở Truông Cây Mít, việc Hà Đảnh thu dùng Lê Sĩ Triệt cho làm đốc canh nằm trong đội tuần tra. Đặng Nhượng thầm tiếc cho tài nghệ của chàng, ông phái Thông và Hùng thường xuyên theo dõi vviệc làm và thái ðộ của chàng xem có phải chàng theo về ðây chỉ là chờ thời, hay là gửi gắm cuộc ðời chung thân. Trần Thông, Nguyễn Hùng cố tình lân la theo dõi, nhưng hai người cũng chỉ báo về cho Đặng Nhượng một cách không rõ ràng về tâm tư của Lê Sĩ Triệt. Qua giao tiếp, hai vệ sĩ ngày càng thán phục chàng, tình cảm gắn bó cùng Lê Sĩ Triệt nhiều hơn, khiến cho Đặng Nhượng lưu ý hơn nữa.
Riêng Thiên Hương từ lúc thọ ân rồi chia tay Lê Sĩ Triệt trở về huyện nhà, khi biết chàng đang cùng ở trong nha, dù chưa có dịp gặp mặt nàng vẫn trông chờ có lần hội ngộ. Ngặt vì lúc Hà Đảnh đang đau yếu, lại là thân gái, lễ nghi ràng buộc nên nàng đành chịu âm thầm thương nhớ, chứa đựng những khắc khỏai trong lòng. Đặng Nhượng đóan biết tâm sự của nàng nhưng ông chưa có ý kiến gì, cũng đành làm thinh. Lê Sĩ Triệt trong lúc thừa hành việc quan, chăm lo bổn phận, chàng có thóang nghe anh em lính lệ kháo nhau rằng huyện quan Hà Đảnh có một người con gái đẹp nết. Nhưng tâm hồn tình cảm của chàng đã trút cạn về người con gái ngộ nạn giữa rừng mai, nên chàng vẫn vô tâm, vô tình không biết rằng Thiên Hương chỉ cách xa chàng trong gang tấc.
Trên khoảng đất trống trước chợ Trảng Bàng, một người đàn ông vạm vở, tóc xoăn, mày rậm, mắt sâu, quai hàm bạnh ra bó quanh bởi một hàm râu chổi xuể.
Ông ta cùng hai người trai trẻ, cũng là người Miên bày la liệt trong một manh chiếu cói các loại dược liệu, sản vật rừng núi như: mỡ trăn, mật trăn, mật gấu, mật kỳ đà, sừng dinh, xương khỉ, mật hồng hoàng, tắc kè sấy khô cùng các thực vật như: hạt tràm, hạt đậu nọc, hột củ chi, các loại dây như dây đậu sương, chè lóng, hoàng đằng, các loại rễ cù đèn, óc chó, rễ cò ke tía, dược thảo các loại sa nhân, nhân trần, cỏ xước, lá rừng có mãng cầu rừng, bá bệnh, trường sinh v,v… ngoài ra còn một túi ngãi nhỏ được gói riêng kỹ càng.
 
Từ ngày Khê Đon trở lại Suối Vàng, ông ta nóng lòng muốn cho con mình mau trở nên người giỏi võ nghệ, đi theo con đường ngay thẳng. Ông ta chuẩn bị chu tất cho đứa con yêu quý của mình từng tấm áo, manh quần, các vật dụng cần thiết. Ngày hẹn một tháng vừa đến thì ông cùng Trà Phí giao lán trại lại cho đám em út, cụ bị hành trang, gồm một số sản vật của núi rừng, rồi hai cha con cùng một tên đệ tử lên đường đi Quan Hóa.
 
Tên đệ tử Khê Đon đánh lên ba hồi trống con gọi khách, Khê Đon đứng rao hàng bán thuốc, riêng Trà Phí được sai khiến múa những đường quyền thuật ngộ nghĩnh. Tiếng Khê Đon lơ lớ theo mỗi nhịp múa may, chiếc trống con thúc giục. Mỗi câu rao hàng đệm một hồi trống: tung, cắc, tung tung tung, chẳng mấy chốc người đi chợ bu lại chật  cả  trong ngoài. “Cái này là mật gấu trị bệnh tức, tích tụ máu bầm, cái này mật trăn, mật kỳ đà dùng với xương khỉ trị con nít kinh phong, tắc kè sấy khô bổ thận, mật hồng hoàng trị mắt hột cườm, sừng dinh trị rắn độc, hột tràm trị đàn bà đau máu, chè lóng, óc chó trị ho, hoàng đảng trị rét, đậu sương tẩm bổ, cù đèn, cò ke cộng với rễ cây mai và vỏ cây chai trị bệnh con mắt vàng, da mặt vàng, sưng gân, trật khớp thì có ngải nhỏ. Mãng cầu rừng bá bệnh, chanh rừng trị rắn chạm… bà con mua về nhà dùng … hay lắm”
 
Người mua thuốc cũng đông, đàn bà mua thuốc trị máu me sinh đẻ, một số cụ già mua thuốc nhức mỏi đau lưng, túi Khê Đon xủng xẻng đồng tiền. Bởi bản tính lục lâm chưa dứt, ông ta hứng chí giở giọng khoe khoang giục Trà Phí biểu diễn pha gồng. Khi Trà Phí tập trung tinh thần, Khê Đon đọc một loạt những câu bùa chú, Khê Đon chưa dứt lời đã thấy Trà Phí mình mẫy run lên bần bật, miệng cũng trâm líu trâm lo không ai hiểu gì. Trà Phí xuống tấn biểu diễn một đường võ thuật. Khi Trà Phí trụ hình thì bao nhiêu bắp thịt cuộn vồng, gân xương chuyển động, lúc định vị xem y như khối đá trơ cứng. Khê Đon nhìn chung quanh quay lại lấy lưỡi xà cốc chém thẳng vào lưng Trà Phí một nhát mà thịt da khôngt hề hấn chỉ nổi lên một lằn đỏ phơn phớt. Khê Đon quay ra thách thức:
 
–        Nó là con tôi, tôi mới truyền cho nó mới được nửa nghề, thần gồng về rồi, mời bà con thử sức. Không sợ chết, tôi có thuốc. Xin mời…
 
Mọi người hầu hế`t là đàn bà đều lắc đầu le lưỡi, khen tài nghệ của cha con Khê Đon. Bỗng bên ngoài một cụ già mang bên hông một cái giỏ tre bước vào:
 
–        Tôi muốn thử gồng.
 
–        Mời ông lão.
 
–        Không, tôi không thử với chú nhỏ, mà muốn thử cùng ông là cha sinh và thầy dạy chú bé kia cà.
 
–        Thử với tôi à?
 
–        Thử với ông. Thjử gồng.
 
Khê Đon cười ha hả:
 
–        Ông muốn thử với tôi … được lắm. Tôi giao trước là nếu lỡ bị thua, chết ai nấy chịu không được kêu oan.
 
–        Chớ sao!
 
–        Nhưng thử cách nào. Đáng lộn, kéo tay hay chém dao?
 
–        Tôi muốn thử thế gồng nào hay nhất của ông mà thyôi.
 
–        Được, tôi sẽ chuyển gồng vào cánh tay, tôi cùng ông kéo tay, gãy tay ai ráng chịu, hoặc là tôi cho ông chặt tay tôi bằng xà cốc. Nếu ông thua ông chịu gì nè?
 
–        Tôi thua thì tôi cho ông chém, chết tôi chịu, ngược lại nếu ông thua?
 
–        Tôi mang gói cho ông suốt đời.
 
–        Ta cùng kéo tay không cần chém, tôi chỉ xin cho một con vật nhỏ nó cắn thử sức cứng rắn tay gồng của ông và tôi mà thôi, chịu hôn?
 
–        Được, chó cắn còn không thủng, có con gì cắn nổi tôi đâu! Mời ông.
 
–        Ông lên gồng đi.
 
–        Rồi đó. Mời ông đem cọp lại cắn tay tôi. Thử coi.
 
–        Không cần.
 
–        Vậy chớ ông cho con gì cắn? Nó ở đâu?
 
–        Trong giỏ cá tôi mang theo đây.
 
–        Ồ, bất quá là con mèo con hay con chuột cống gì đó chớ gì. Tayđây, mời ông.
 
Cụ già ngồi xuống, gở cái giỏ treo bên lưng ra, mở nắp, thò tay vào lôi ra một con rắn nhỏ cỡ bằng ngón tay, mình rắn đen huyền bóng mượt, bụng rắn đo rực như lửa, một tay ông cặp vào tay Khê Đon chuẩn bị kéo, miệng nói:
 
–        Con gì đây?
 
–        À, con rắn. Rắn gì vậy?
 
–        Đây là con rắn chúa, nó là vua các loài rắn. Thả nó vào bầy rắn độc thì bọn rắn kia cúi đầu run rẩy. Khi nó phóng ra mổ con nào thì trong nháy mắt con rắn ấy bị rút hết nọc, lại còn bị nó chuyền nọc chết liền. Taygồng của ông và tôi nếu chịu nổi nó cắn một miếng thì đúng là người giỏi. Còn nhắm không chịu nổi thì ông chịu thua đi. Nguy hiểm lắm đấy.
 
Nói đoạn ông cụ thả nó xuống đất. Con rắn bò lờ đờ, ông ra dấu vổ vào mặt đất hai cái, bất ngờ rắn phóng nhanh đến đổi ông rút tay ra không kịp, ông giở tay lên miệng rắn vẫn còn ngậm cứng ngón tay. Ông đặt tay xuống đất, vỗ thêm một cái thì con rắn há miệng nằm yên cúi đầu, ông ta thò tay nắm đầu đưa lên.
 
 Khê Đon cũng là hạng thầy gồng, thầy rắn, tuy có nghe tên rắn chúa nhưng bản thân chưa thấy lần nào, từ lâu nghe tiếng tăm độc dữ của rắn chúa nay nhìn thấy tận mắt ông ta đâm hoảng sợ. Nhưng lỡ nói lớn lối, lại nữa mình cũng có gồng, nghề gồng của mình chó cắn không thủng, dao chém không đứt, chẳng lẽ sức mạnh của hàm răng rắn lại dữ hơn cả chó, cả dao hay sao. Vì tự ái trong lòng, nên Khê Đon ngoài mặt thì ưng chịu mà trong lòng khiếp hãi vô cùng.
 
Khi Khê Đon vừa gồng cánh tay, miệng còn líu lo câu bùa chú gì đó, cụ già mĩm cười thò tay chực nắm đầu con rắn chực đưa ra. Bỗng hai người cùng nghe:
 
–        Thôi, cho con xin can đi, bác Bảy và chú Khê Đon.
 
Hai người đấu gồng, Bảy Gồng và Khê Đon đang căng thẳng thần kinh, sắp lao vào cuộc đọ tài sinh tử. Nghe tiếng gọi, họ cùng nhìn lên thấy Lê Sĩ Triệt đang cười. Như hai cái máy, cả hai cùng à lên một tiếng, những thớ thịt gân guốc từ từ chùn lại, dịu đi và cùng buông tay nhau ra. Trà Phí cũng bước lên, nhảy tới ôm cổ Lê Sĩ Triệt hôn túi bụi. Khách hiếu kỳ đứng chờ xem cuộc đấu kỳ lạ chết người, họ cũng căng thẳng thần kinh biến thành ngạc nhiên. Khi họ biết được anh vệ sĩ trong huyện nha và hai người này quen thân nhau chắc hủy bỏ cuộc đấu thí mạng, nên họ cũng quay lưng bỏ đi. Không mấy chốc sân chợ vắng ngắt.
 
Lúc ấy Đặng Nhượng, Thiên Hương và Diệu Lan cùng hai vệ sĩ Trần Thông và Nguyễn Hùng cũng lục tục kéo đến, nhận biết Khê Đon và Trà Phí. Đặng Nhượng nói:
 
–        Nghe Nguyễn Hùng và Trần Thông vào báo rằng có mấy người bán thuốc, chào hàng một loại thuốc trị sưng trật tốt lắm, nên tôi ra xem, nếu tốt thật xin rước vào chữa khớp trật cho quan huyện.
 
–        Có phải ông quan trật khớp chân lúc bị cọp vồ trên Truông Cây Mít hay không? Bác Bảy Gồng hỏi.
 
–        Phải, lần đó có mặt bác. Nguyễn Hùng trả lời.
 
Khê Đon nói:
 
–        Ơ, cái gì khó chớ bệnh sưng trật tôi có thằng con nó trị cũng giỏi như tôi. Ngoài cách trị bằng bùa ngãi nhỏ, nó còn biết món chữa bằng nhân điện. Hay Lắm, tôi cho nó đi trị bệnh ông lớn đó. Trà Phí đi, đi con.
 
Riêng Thiên Hương khi gặp Lê Sĩ Triệt giữa chỗ đông người, dù nàng mừng rỡ muốn nói thật nhiều nhưng không biết mở lời thế nào cho tiện, nàng chỉ mĩm cười cúi chào trìu mến. Lê Sĩ Triệt gặp lại Thiên Hương, chàng đoán ra người mình mơ tưởng là con gái quan huyện. Một nỗi xốn xang dâng lên trong lòng. Mối thù cha mẹ hiện lên trong tâm tưởng, xen lẫn với hình ảnh kiều diễm yêu dấu của Thei6n Hương. Trời ơi! Sao nàng là con gái của kẻ thù! Lòng dạ Lê Sĩ Triệt rất phân vân, dù mừng rỡ, chàng vẫn ngơ ngẩn dửng dưng. Chàng chỉ đưa mắt thoáng qua với Thiên Hương rồi nhìn Trà Phí thúc giục:
 
–        Trà Phí đi đi em, lo chữa cho quan lớn khỏi bệnh, đây cũng là dịp tốt cho anh em mình được gần gũi nhau.
 
Thiên Hương và Đặng Nhượng ngầm hiểu ý chàng nên Thiên Hương khe khẻ gật đầu. Đặng Nhượng vội vã:
 
–        Thôi, xin kiếu từ các vị anh hùng. Lê Sĩ Triệt cháu lo chỗ nghỉ cho các vị khách quý của ta. Chừng rãnh việc bác và Trà Phí sẽ ra đàm đạo.
 
Trà Phí theo Đặng Nhượng, tay xách túi vải và một nắm lá thuốc, Khê Đon còn trao thêm cho hai chai mở trăn, mật ong và căn dặn:
 
–        Nếu có vết lở loét thì thoa mở trăn, nếu vết thương lớn, sâu khó lành hãy lấy mật ong thoa thêm sẽ mát và mau lành.
Hà Đảnh ngồi trên chiếc ghế, vén ống quần đưa đầu gối cho Trà Phí xem. Ban đầu ông còn ngầm cho Trà Phí là con nít, nhưng nghe Đặng Nhượng và Thiên Hương giới thiệu, lại thấy Trà Phí là người Miên mà đi đứng chững chạc, tướng mạo dễ thương nên ông có phần tin tưởng.
Sau khi xem kỹ vết thương và chỗ khớp trật, Trà Phí nói:
  
– Ông lớn đau chân lâu rồi. Nhưng không sao, tôi sẽ làm cho ông lớn ngày mai là đi được, ba ngày nữa hết sung, hết nhức và mấy vết lỡ loét, thì năm ngày sẽ kéo da non, lành liền hà.
  
– Đâu mày làm thử, nếu đúng vậy thì ta thưởng cho nhiều tiền. Ta bệnh hơn tháng nay, tốn rất nhiều gà vịt và tiền bạc mà bệnh vẫn ngày càng nặng thêm. Ta ghét cái thằng thầy ba xạo, nó báo hại bày đặt cúng kiến đủ thứ. Còn mày tính cúng gì đây?
  
– Không phải cúng gì nhiều, ông lớn lành bệnh chỉ cần rang một chén nếp làm nổ với chút rượu tạ lễ thôi, khỏi đốt nhang nữa mà. 
 
Trà Phí mở túi lấy hai củ ngải đưa cho Đặng Nhượng dặn người nhà đâm dập nát để vào cái chén sạch, đổ rượu vào lấp xấp; đốt lửa đun sôi, lấy một đoạn vải trải ngải vào trong đem bó nơi đầu gối trật khớp xương của quan huyện. 
 
Ngồi trên ghế, quan huyện thấy Trà Phí săn sóc tận tình, những việc ngoài tầm tay bất đắc dĩ y mới nhờ cậy người khác, còn việc gì làm được thì y tự tay làm lấy cả. Quan huyện thầm nghĩ thằng nhỏ này là đứa căn cơ, không như thằng cha thầy ba kia áo rộng quần dài, mỗi món mỗi sai khiến người khác cho đúng kiểu trưởng thượng của một ông thầy. Hà Đảnh nghĩ rằng, nếu mình được một đứa như nó để sai bảo thì hay biết mấy. Ông định bụng sau khi lành bệnh sẽ dụ dỗ Trà Phí ở lại hầu hạ nhà quan. 
 
Băng bó ràng rịt xong, Trà Phí bảo Hà Đảnh nằm duổi thẳng chân, không biết nó làm phù phép gì, không nghe niệm bùa, đọc chú, chỉ bảo ông im lặng còn nó cũng làm thinh, dùng bàn tay đặt lên nơi trật khớp. Bao nhiêu tâm lực Trà Phí tập trung dồn vào vết trật. Một lúc sau, Hà Đảnh nghe nóng ran lên. Chừng tàn hai điếu thuốc nó nói: 
 
– Bây giờ mới chịu nóng. Thôi để tôi cho mát lại. 
 
Quả thật, trong đầu gối ông như ai đang quạt vào đó những luồng hơi nóng rừng rực. Trà Phí tay vẫn còn đặt chỗ cũ, nó quay miệng kề vào vai nó thổi một luồng hơi dài. Ngộ nghĩnh, Trà Phí tự thổi lên vai nó mà trong da thịt quan huyện như có ai quạt vào một làn hơi mát rượi. Sau đó nó lấy tay chỉ vào khớp trật, miệng nói:
 
– Hết đi, hết đi.
  
Lúc bấy giờ trong khớp xương quan như có con gì đang cựa quậy, nhồn nhột, tê tê nhẹ nhàng … Trà Phí lập lại động tác cũ nhiều lần, quan huyện càng thấy bệnh tình vơi bớt.
  
Trà Phí lo chữa trị cho quan huyện ròng rã một ngày ba lần xuất thần mệt nhọc, đem hết tâm lực vào bàn tay. Quan huyện ngồi thấy chàng ta mồ hôi rịn ra, tụ lại thành giọt nhỏ xuống, áo quần ướt như tắm. Lần sau cùng Trà Phí lau sạch mồ hôi nói:
  
– Ông lớn hết trật khớp rồi đó, ngày mai đi được thôi. Ngày mốt, ngày kia thì bình thường không còn đau đớn gì nữa.
  
Hà Đảnh ngạc nhiên khi nhìn lại chân mình, trước thì sưng mọng, đỏ bầm. Bây giờ màu đỏ nhạt dần và những nếp da dùn nhăn lại, nghe đã nhẹ đi phần lớn sự nhức nhối. Ông ta mừng rỡ nói:
  
– Ta nghe đã nhẹ rồi, nhưng còn vết lở loét nó khó chịu lắm, làm sao đây?
  
– Ông lớn khỏi lo, lấy cái lông gà rửa sạch trong nước sôi, nhúng vào chai mỡ trăn này cùng với mật ong phết lên vết lở. Chừng năm, sáu ngày kéo da non lành liền. Tôi đảm bảo từ nay đến chết, ông lớn không bị trật chỗ đó nữa.
  
Nằm một chỗ chịu trận hơn tháng qua, quan huyện vô cùng bực dọc, nay nghe Trà Phí nói như thánh, dù ông ta thấy y làm việc tận lực, bước đầu có hiệu quả, nhưng ông vẫn còn hoài nghi:
 
– Ngày mai còn trị nữa không?
  
– Không !

– Nó đau trở lại thì làm sao?
  
– Không đâu, tôi nói thiệt mà. Ông lớn chỉ cần phết mỡ trăn với mật ong lên vết lở mà thôi.
  
Quan huyện thắc mắc về cách chữa trị, ông hỏi:
  
– Sao ta thấy ngươi không dùng bùa khoán, ếm đối gì hết vậy? 
 
– Tôi có biết bùa gì mà khoán vối ếm. cách trị này là đem cái tinh lực của tôi cùng với thuốc rừng ra chữa cho ông lớn. Cha tôi nói đó là phương trị bằng nhân điện ấy mà. Trị kiểu này mệt lắm, mệt hơn cả đánh võ vậy đó. 
 
– Ngươi có biết nghề võ không? 
 
– Biết chớ, cha tôi dạy mà. Cái gì ổng cũng dạy cho tôi, bây giờ thì cái gì ổng biết là tôi biết, nhưng vì tôi là con nên còn dở hơn ổng.
 
Hà Đảnh gọi Đặng Nhương lấy cho Trà Phí một lạng bạc rồi đưa vế. Ông ta còn dặn:
  
– Ngày mai ngươi trở vào đây thoa thuốc cho ta.
  
Đặng Nhượng biết Hà Đảnh trước giờ là một tay tham lam keo bẩn, một lạng bạc giá trị đối với ông ta không nhỏ. Hôm nay, thưởng công cho Trà Phí như vậy là chuyện bất thường. Hẳn ông ta có ý gì đây. 

Khi vào nha huyện Lê Sĩ Triệt trú ngụ ở nhà ông Tám Trẩm, sau khi chàng tỏ ý không thích ở tại trạm canh trước cổng huyện đường. Ông Tám trước kia là người phục vụ trong nha huyện, nay già rồi về ở hẳn với vợ con.

Ông có nghề câu cá, ông biết rõ giống cá nào thích mồi nào, khi nào chúng ở sâu, khi nào lên cạn, ban ngày thả mồi thế nào, ban đêm phải làm sao, trýa nắng thì cá nấp vào đổ mát theo bờ, chiều trời cá tung tăng bõi lội tìm mồi. Tuỳ loại cá lớn nhỏ ông có lýỡi câu kiểu cách riêng biệt. Trong nhà ông có đủ loại nhý câu nhấp bắt con cá gộc, câu cắm bắt cá đủ loại, cần câu cá rô, cần câu cá trê đầy đủ. Nếu cần phải đi theo bàu, vũng, býng, rạch ông cũng có mấy gắp câu giăng.
Ông Tám mê câu như trai mới lớn mê mèo chuột. Sáng sớm, cõm nýớc xong ông xách câu đi liền, chiều tối, giờ dậu ông ra đi đến nửa giờ tuất thì mang về đầy giỏ cá. Mýời bữa không sai một.
Bà Tám ở nhà lo bán cá mua gạo nấu cõm. Ông bà có đứa con làm vệ sĩ trong nha, vợ nó chết để lại đứa con gái, cả ngày bà cháu hủ hỉ với nhau.

Từ ngày con ông Tám là Lê Thanh và Lê Sĩ Triệt nhìn nhau là đồng tông rồi đýa nhau về nhà, ông dành cho chàng một gian nhà ngăn riêng theo ý mà ở. Trong nhà có Lê Sĩ Triệt nhý sống động hẳn ra, vui vẻ thêm nhiều. Ông Tám hay ở nhà nói chuyện đời. Bà Tám lo miếng ăn sốt nóng, Lê Thành ít bỏ nhà đi chõi. Bé Thanh Thảo hồn nhiên ca hát, luôn quấn quít theo bác Lê. Gia đình tăng thêm sức sống, tràn ngập tiếng cười. Nhận biết điều ấy nên cả nhà ai cũng quí mến Lê Sĩ Triệt.
Mây hôm nay, Sĩ Triệt lại đýa Khê Đon và Bảy Gồng về tạm trú. Sẵn dịp, ông Tám nghỉ đi câu ở nhà trò chuyện, bà Tám ra chợ mua sắm thức ăn. Mọi người quây quần vui vẻ trong bữa cõm thân mật của gia đình.

Về chiều, Đặng Nhượng đýa Trà Phí trở ra. Lại một bữa cõm thịnh soạn bằng lạng bạc của Trà Phí đem về, Khê Đon đưa cho bà Tám mua sắm thức ăn:

– Bà Tám mua hết đi, ăn chõi một bữa. Không có lạng bạc tôi cũng không nghèo hõn bây giờđâu!
Họ là người tứ phưõng, đủ mọi thành phần nghề nghiệp, hai dân tộc, dù khác nhau nhưng là láng giềng, quen nhau qua Lê Sĩ Triệt, có dịp ngồi lại gần nhau. Là những ngýời chuộng nghĩa, họ quí mến nhau thật tình. Trong lúc vui, Khê Đon hỏi Bảy Gồng:

– Anh có gồng, tôi cũng có gồng. Tôi thua anh về tài bắt và điều khiển con rắn. Xin anh dạy cho tôi cách bắt rắn để cứu đời. Tôi xin làm học trò anh đó.

Bảy Gồng cười thoải mái, cho tay vào túi lấy ra một hộp gỗ nhỏ bằng ba ngón tay, mở nắp ra và nói:

– Đây là thuốc phiện, nhựa một loại cây mọc bên Lào, hút nó say lắm. Thuốc phiện pha chế với mật con hồng hoàng, thành ra loại thuốc kỵ rắn. Gặp hang rắn ta lấy thuốc xoa vào tay, đýa ra vỗ vào miệng hang vài cái, con rắn chịu không nổi hõi thuốc, buộc lòng phải bò ra, nhýng đã say thuốc lờ đờ. Thấy nó thì chụp ngay vào cổ và lấy lưỡi dao nghề của mình, bóp họng cho nó hả miệng ra, đýa dao vào cọ gẩy hết răng, khớp miệng lại cho vào giỏ rồi đến con rắn khác, cứ thế cho đến hết rắn trong hang.

– Vì sao phải vỗ miệng hang ba cái?

– Người ta bày đặt để thiên hạ thấy có vẻ huyền bí, chứ vỗ vài ba cái hay vài cựuc cái cũng vậy thôi.
– Ngộ quá hén, cám õn ông thầy dạy Bảy Gồng của tôi.

Đến khuya, Đặng Nhượng vào dinh, Lê Thanh cũng đến giờ đi đốc canh. Ông bà Tám Trẩm thu dọn chén đũa. Còn lại ba người, Khê Đon chỉ Trà Phí rồi hỏi Sĩ Triệt:

– Bây giờ tôi đem nó giao cho anh đó. Anh coi tôi sửa soạn em nó nhý vậy được không? Cả tháng nay tôi không cho nó chẻ một miếng củi hay nấu một nồi cõm. bắt nó xuống suối tắm ngày ba lần, kỳ cọ lá thõm cho hết khét nắng.

– Bữa nay trông Trà Phí đẹp ra nhiều. Nhưng sao chú không để em làm việc lại bắt ở không như vậy?
– Phải để kở không cho nó trắng, nó sạch, nó đẹp chớ. Tôi đã hứa mà. Tôi bây giờ lớn tuổi rồi, có một mình nó, tôi thýõng lắm, nó đi theo tôi thì nó cũng hý hỏng nhý tôi. Thấy nó tốt sẵn tôi cũng muốn nó tốt hõn. Tôi thấy anh nó thật tốt, tôi vui lòng cho nó theo anh, nó đỡ tay đỡ chân và anh dạy nó học. Nó phải khôn, phải giỏi, phải hõn tôi kìa, tôi mới chịu. Trà Phí tao biểu phải nghe lời anh, sống chết với anh nghe con. Cha chọn được người tài, người tốt cho con theo học đó. Một đời con phải gắn chặt với thầy nghen. Mai tao về, làm có tiền tao xuống thăm cho mày ăn bánh.

*****
Chỉ trong vòng bảy hôm, bệnh tình của quan huyện lành hẳn, chỗ khớp trặc không còn nhức nhối hành hạ ông,các vết lỡ loét đã kéo da non. Dù ông chưa dám cử động mạnh, nhưng việc đứng đi, nằm ngồi đã bình phục như cũ. Thấy Trà Phí giỏi nghề trị bệnh, biết võ nghệ lại là đứa năng nổ dễ sai bảo, tính nết chất phác, thật thà nên ông thu dùng luôn ở bên mình, xem như người sai việc trong nha. Thỉnh thoảng ban đêm Trà Phí được lưu lại làm việc vặt cho ông như đánh gió, bóp lưng rồi cho ngũ luôn trong nhà quan.

Bản tính đôn hậu của Trà Phí gây được cảm tình của mọi người chung quanh. Hàng đêm Trà Phí về nghỉ ngoài xóm được Lê Sĩ Triệt rèn luyện võ nghệ, càng gần gủi Lê Sĩ Triệt, Trà Phí càng yêu mến cung kính. Không chỉ nghe lời cha, Trà Phí linh cảm thấy đời mình kết chặt cùng họ Lê. Lê Sĩ TRiệt cũng đồng cảm như vậy nên chàng dạy dỗ Trà Phí thật hết lòng, hai người luôn tin tưởng, gắn bó với nhau. Trong huyện nha Trà Phí không bị ngăn cấm bất cứ nơi nào, anh như con thoi đi truyền lệnh quan cho khắp mọi người trong dinh. Lợi dụng bước chân đi rộng rãi ấy, lê Sĩ Triệt bày vẽ, sắp đặt cho Trà Phí đeo bám, tìm hiểu những điều cần biết rồi báo lại cho chàng. Nhờ đó mà việc đưa tin qua lại giữa chàng và Thiên Hươg càng thuận lợi gắn bó hơn.

Khi bệnh tình đã bình phục thì tính tham lam của quan huyện cũng hồi phục theo. Ông muốn gở lại sự hao hụt, mất mát trong thời gian mắc bệnh. Lại thêm sự hùa theo của Chu Thiện, người quản gia tính cẩn, Hà Đảnh dự tính làm lễ mừng thọ cho mình cốt để móc túi các thuộc hạ, các nhà có tiền, các khách hàng mua bán trong và ngoài huyện, ở đâu ông cũng với tay cho tới. Ông cho gọi Đặng Nhượng đến để bàn bạc, giao cho Đặng Nhượng đứng ra tổ chức đảm đang cuộc lễ mừng thọ.
Sau khi nghe ý kiến của Hà Đảnh, Đặng Nhượng ngạc nhiên:
– Bẩm quan, lệ hường người mình chỉ có ba lễ mừng thọ mà tuổi quan chưa đứng vào lễ nào hết thì làm sao được.
Hà Đảng ngạc nhiên hỏi:
– Sao ta không đứng được vào lễ nào cả à?
– Bẩm quan, lệ thường có ba lễ thọ, một là khi bước qua tuổi 61, mừng đáo tuế gọi là hạ thọ. Qua 73 tuổi, thêm một giáp nữa gọi là trung thọ, Đến 85 tuổi lớn hơn đáo tuế hai con giáp gọi là thượng thọ. Người xưa căn cứ chu kỳ của can chi cung trực theo lịch sách mà đặt ra. Còn quan lớn mới quá 50 tuổi, chưa đến tuổi mừng thọ đâu.
– Vậy sao? Ta tưởng vừa khỏi chết thì có quyền gọi là mừng thọ, không dè người xưa bày nhiều điều rắc rối. Nếu như ta cứ làm đại làm đùa chắc cũng không ai dám nói gì đâu!Chăm chú lắng nghe từ đầu, muốn lấy lòng Hà Đảnh nên quản gia Chu Thiện vuốt đuôi:
– Bẩm quan lớn, ý của quan lớn là một ý mới lạ. Theo tôi thì đáng hoan nghênh. Con người qua được một tuổi thì nên mừng một tuổi, cái quý là ta được sống. Người được sống mà không mừng được sống thì rất vô lý. Ta nên phá cái luật lệ cổ xưa cho nười sau nhờ cậy. Riêng tôi, tôi không được cách độc quyền giành sống của các lão già nh7 vậy đâu. Ta cứ làm lễ xem có ai dám nói gì ta, ai mở miệng sẽ có Chu Thiện này tính cho.
Đặng Nhượng cười nhẹ:
– Có ai rảnh mà cơm ăn cơm dỡ đi cản ngăn việc người khác. Thiên hạ có cười cũng chỉ cười thầm, họ kháo nhau cái dốt nát của mình, rồi mình tự thẹn lấy mình đó chứ?
– Nếu họ không dám cười ra mặt thì chẳng qua là một lũ hèn nhát có gì để ta quan tâm.
– Tôi chỉ quan tâm đến chỗ dân biết mà không nói, dân chê mà chê thầm, họ oán thù mà dấu trong tâm hồn, trong ánh mắt. Đó mới là những điều đáng sợ, người trị dân phải lấy đó làm mối lo cho mình.
Sau một lúc lặng thinh suy nghĩ, Hà Đảnh lên tiếng:
– Điều mong muốn của ta và Chu Thiện vẫn đúng mà ông nói cũng phải, vậy nếu có làm lễ thì làm sao cho hợp lý, bởi vì mình trị dân trước giờ làm họ ghét cũng nhiều, nay ta lại làm cho họ chê mình dốt nát thì càng tăng thêm sức chống đối, có hại thêm mà thôi. Ta phải làm cho họ vừa sợ, vừa phục mình mới hay. Chớ bây giờ mỗi việc đều dùng quyền thì không tốt đâu. Vậy ông hãy suy nghĩ cách làm giúp tôi xem nào.
Đặng Nhượng nói nhẹ nhàng:
– Nếu quan lớn quyết ý, theo tôi, ta có thể mở cuộc lễ giải nạn và trùng dịp mừng sinh nhật, để người đi tặng mình lễ vật họ khỏi nói mình đã làm sai mà còn gàn bướng. Làm như vậy mới nhẹ đi lời dị nghị của mọi người.

Hà Đảnh trả lời: 

– hay. Lễ giải nạn rất đúng mà mừng sinh nhật càng hay. Người ta còn mừng sinh nhật hàng năm nữa kia. 

Chu Thiện không cải lý được cùng Đặng Nhượng, nhưng ý vẫn còn hậm hực với Đặng Nhượng, liền hoạ theo Hà Đảnh để chữa thẹn:

– Năm nay quan lớn được năm mươi tuổi cũng đáng mừng thọ lắm rồi. Tại sao ta không vui vẻ, chúc thọ mà lại ngăn trở theo ba cái tục lệ cổ hủ. Ông Đặng Nhượng cố chấp câu nệ như vậy mà cũng xưng là người trí giả.

– Tôi nói đây chỉ vì uy tín của người trị dân. Tập quán đã có ngàn đời, muốn xoá bỏ cũng phải mất thời gian lâu dài. Ta chưa dạy dân phân biêt được điều hay dở, mà dùng quyền lực để trấn áp, làm càn tôi e rằng tất cả hậu quả ta phải lãnh đủ. Tôi lo là lo như vậy chớ có gì phải ngăn cản.
Ngưng một lát Đặng Nhượng tiếp theo:

– Ông Chu Thiện này, nếu là người có lương tâm, mình phải lấy điều có lợi cho nước cho dân mới nên bàn bạc hiến kế lên quan. Như việc hôm nay ta phải tính toán cho hợp lý hợp tình, để tỏ ra cả bọn ta không phải ỷ quyền thế mà làm điều trái lẽ. Dân có tâm phục thì địa vị quan mới đứng vững và nâng cao. Nếu ta ngông nhênh ỷ mạnh, cậy thế dùng quyền làm càn bất chấp điều hay dở, đến một ngày nào đó khi sức mạnh đã rời khỏi tay ta thì cái phản ứng dồn nén lâu ngày sẽ bừng lên như sấm sét đánh vào, lúc ấy chỗ đâu mà tránh. Người xưa nói: “Dân như nước, quan như thuyền”. Rõ ràng, nâng thuyền lên là nước mà nhận thuyền chìm cũng là nước. Tóm lại, ta còn là do dân, mà mất cũng do dân. Bây giờ tôi xin nói thẳng cùng quan lớn, nếu ngài làm lễ mừng thoát nạn và sinh nhật thì tôi sẽ nhận đảm đang, còn nếu làm lễ mừng thọ thì xin ngài cứ giao cho Chu Thiện,

Hà Đảnh gật đầu nói dứt khoát:

– Tôi giao cho ông. Chu Thiện không được nhiều lời nữa.

Thấy quan huyện nghe lời Đặng Nhượng mà Đặg nhương lại nặng lời với mình, Chu Thiện tức tối, y lườm Đặng Nhượng:

- Thôi, tôi chịu thua vì không có cái lưỡi dài như ông.

Nói xong một câu đầy phẩn nộ, Chu Thiện quay mặt chỗ khác. Đặng Nhượng chưa kịp trả lời, đột nhiên có tiếng nói xen vào:

– Lưỡi dài mà nói được điều hay thì cũng đáng phải nghe, chỉ đáng giận lũ người khoẻ mạnh hai cái đầu gối mà thôi.

Mọi người quay lại thấy Thiên Hương từ hà sau d8i tới, tay cầm tờ giấy vẫy vẫy, mắt lườm lườm Chu Thiện. Chu Thiện không xem lời nhiếc mắng ấy là nặng nề, anh ta cười mơn và nói:

– Có chi đâu mà cô Hương nặng lời lắm vậy?
Thiên Hương trả lời:

– Sống trên đời điều gì tự mình không biết thì phải nghe theo người biết hơn mình. Việc nào cũng có cái lẽ phải của nó. Cha tôi mới ngoài năm mươi tuổi mà đòi làm lễ mừng thọ chẳng qua vì ông không biết, thầy tôi can ngăn là làm đúng lương tâm và trách vụ của người hiểu biết. Còn ông sau khi nghe biết đúng sai rồi, lại còn xúi giục cha tôi bất chấp lẽ phải, bằng những lời nịnh nọt đường mật. Vậy mục đích sau cùng của ông là gì đây?
– Tôi là thuộc hạ, phải luôn luôn tuân phục tất cả ý kiến và mệnh lệnh của bề trên. Có gì đâu mà cô nặng nhẹ tôi.
– Đây không phải là mệnh lệnh để cho ông tuân phục, ông chỉ nịnh hót, xúi giục cha tôi, để vuốt ve thoã mãng tính kiêu căng của cha tôi và sự đố kỵ của ông đối với thầy tôi mà thôi. Tôi biết rõ quá rồi.
Hà Đảnh nghe lời cãi vả của Thiên Hương và Chu Thiện, ông khoát tay ngăn lại, Chu Thiện cố nói phân bua:
– Bẩm quan lớn, cô Thiên Hương không hiểu ý tôi nên kết luận nhiều điều không hay, thậm chí còn xem nhẹ lòng trung thành của thuộc hạ, cúi xin quan lớn xét lại.
Hà Dảnh:
– Ta biết rồi, thôi bỏ qua đi.
Thiên Hương đã dằn bụng bỏ qua, nhưng ngh Chu Thiện vẫn còn dèm xiểm, nàng không nhịn được nữa bèn nói toạc ra:
– Ông đừng quanh co, cố che giấu những mưu mẹo và hành vi không tốt của ông. Đây là một số cáo trạng của dân chúng kêu nài rằng ông lợi dụng chức quyền lây không biết bao nhiêu sản vật của họ kể từ ngày Na8m Béo, Ba Lù bị cọp ăn. Và đây những việc sai trái của ông gây ra ở các đồn canh Trâm Vàng, Vàm Trảng, Suối Sâu, Bùng Binh. Nhất là các món mới nhập kho ngày hôm qua. Ông cho rằng đó là của bọn buôn lậu trốn tránh phép nước luật vua. Nhưng tại sao thu hai chục cái mai rùa thì nhập kho có mười lăm cái, lấy của hai người bán mật ong tám hủ thì nhập kho có bốn hủ, một tạ sa nhân thì nhập kho có ba mươi cân, sáu bộ sừng nai nhập kho có bố`n bộ, mười hai tấm da trăn chỉ đưa ra năm tấm, một cặp lộc nhung thì chỉ còn mật cái, ba cái mật gấu thì tráo bằng ba cái mật heo. Bởi họ tức tối kêu oan nên tôi mới biết, vì vậy tất cả số hàng đó tôi giao cho Trà Phí và Nguyễn Hùng trả lại cho dân chúng hết rồi.
Tự thân việc ấy đã nói lên rằng, ông lấy của dân mười phần thì giao nộp chỉ có ba, còn bảy phần thì vào tay ông. Cha tôi mang tiếng là người ác nhưng phần béo bở thì ông chiếm đoạt. Mưu mô của ông, sự nịnh hót, dua bợ của ông cốt chỉ được như vậy. Còn việc họ có phải là người mua gian bán lậu hay không thì đây: tất cả những người ông lấy của họ đều là người của các nơi xa, khi họ thu được ở những nơi rừng rậm đưa về huyện ta, thì bị ông đón cướp ngang xương rồi bảo là hàng lậu trốn tránh phép nước. Còn ông, phép nước nào cho ông cướp lấy nhiều báo ít?
Hà Dảnh vừa giận Chu Thiện qua mặt mình, vừa giận Thiên Hương tự chuyên trả lại hàng cho dân, nhất là có món lộc nhung, mật gấu. Những tộ Chu Thiện làm sai đã rõ. Thiên Hương tự chuyên nhưng hợp đạo lý, đúng phép quan. Nên ông dù bực tức cũng chẳng nói năng gì thêm được. Ông bực bội xua tay:
– Thôi, ra hết đi, ta bực lắm rồi. Đặng Nhượng ở lại với ta bàn cho xong việc.
*****
Mấy hôm sau hương chức các làng thôn trong toàn huyện Quan Hoá nhận được thiếp mời của huyện quan Hà Đảnh đến dự tiệc mừng thoát nạn cũng mừng sinh nhật của quan tổ chức long trọng tại nha huyện.
Hơnhai mươi năm Hà Đảnh trấn nhậm tại Quan Hoá, không ai còn lạ gì các đám tiệc của quan tổ chức chiêu đãi. Quan bỏ vài con heo, bò để làm tiệc tùng thì những mâm lễ vật làm quà chúc tụng phải thu lại gấp trăm lần nhiều hơn. Mỗi năm, ngoài tết nguyên đán, còn lại những tiệc tùng khánh hạ, cúng giỗ của quan đều đặt trên lưng các hương chức, phú hào, họ phải cố gồng mình gánh vác. Năm nay mọi người được thiếp báo tin trước gần một tháng để chuẩn bị.
Tại xóm Ươm, từ ông Hương chức lớn nhất đến anh cai tuần trong làng, tất cả có trên hai mươi người. Nhân cuộc họp bàn việc chung trong hương lý, các vị bàn qua phần lễ lộc quan trọng này. Trong làng có anh hai Thiết, thường gọi là Biện Thiết, người đã hay chữ lại có nhiều sáng kiến nên được làng tin dùng giao cho anh giữ trách nhiệm làm bộ sổ thu chi tiền bạc.
Anh Biện cũng là người khai khán, đọc các lệnh, sức của quan trên và thảo các văn tự cho địa phương. Những tờ phúc bẩm của xóm Ươm được quan trên đánh giá Biện Thiết là người hay chữ. Xóm Ươm nhờ có Biện Thiết mà nở mặt cùng các làng bạn. Trong cuộc họp bàn này, Hai Thiết nói:
– Người xưa dạy rằng “Miệng quan trôn trẻ”. Bởi vì trẻ con như nụ cà nụ mướp bệnh hoạn bất thường, uống ăn vô độ, tiêu tiểu bất ngờ. Còn miệng quan thì ăn không biết bao giờ mới đầy đủ, mà lời quan nói cũng không bao giờ lường được. Như ông quan huyện của mình, ta thấy việc bày biện đám tiệc không làm ông ngao ngán, ăn của đút không biết bao nhiêu cho vừa, cái nết ăn nói cũng không chừng mực, tánh ý thì thay đổi bất ngờ, không ai biết làm thế nào cho vừa bụng. Hoàn cảnh của hương làng ta thì quanh năm chân không bén đất vì chạy việc làng, không phụ giúp được vợ con một đồng, một chữ, trái lại ta cứ lo bòn rút càng ngày càng thêm khánh kiệt công sức của tiền. Trong khi đó thì quan hết bày vic này sang vẽ chuyện khác bao nhiêu gánh nặng đều trút cả vào đầu vợ con chúng ta. Tất cả chúng ta có 24 người, thử làm bài tính sẽ thấy cái gánh nặng ấy. Bấy lâu nay mỗi kỳ quan mời thì phải hết hai mươi bốn mâm lễ vật và tiền bạc, chia ra cho đồ lễ hết ba quan mỗi năm, tiền mặt cũng vài quan kèm theo cho ra vẻ, vị chi mỗi người đứt năm quan tiền. Như vậy hai mươi bốn lần năm quan là một trăm hai mươi quan, so ra bằng cả tài sản của người khá giả nhứt trong thôn xóm.
nămnay tôi xin đưa ra ý kiến là ta chỉ góp vào mỗi người hai quan, tất cả sẽ được bốn mươi tám quan, đem mua một mâm lễ, thịnh soạn lắm cũng chưa đến mười quan, còn được ba mươi tám quan ta đựng vào một cái túi to, cả bọn đi đến nơi nhưng chỉ cử đại diện là vị iên cao chức trọng vào nói lễ chúc tụng quan trên. Ta làm như vậy thì trước là đỡ túi tiền của vợ con, hai là các thôn xóm khác cũng kính nể, ba là quan rên sẽ khen chúng ta biết chung lưng đâu cật cùng nhau. Làm một việc mà được ba cái lợi là điều quá tốt.
Mọi người ai cũng khen anh Biện Thiết sáng ý. tất cả đều tán thành và lo góp tiền giao cho Biện THiết mua sắm lễ vật, hẹn ngày giờ cùng đi lễ một lượt.
*****
Huyện đường Quan Hoá một ngày náo nhiệt, rầm rộ. Nhà công đường năm gian hai chái được dọn dẹp sạch sẽ kê một dãy bàn dài suốt hết gian giữa, hai gian bên kê hai dãy bàn tròn, hai gian bìa kê những bộ ván ngựa nối liền nhau, cứ mỗi lượt có đủ chỗ cho hàng hai trăm khách ngồi thoải mái.
Nơi gian nhà giữa, đầu ngoài dãy bàn được đặt một hương án trên bày bông trái, một cặp đèn sáp lớn được đặt trên bộ chân đèn bằng thau, những giọt sáp nóng chảy đóng thành vệt dài. Giữa hưong án là một lư trầm bốc khói. Mùi hương trầm thơm ngát pha lẫn mùi dầu mở chiên xào, mùi thịt bò, thịt heo dưới bếp xông lên trở thành một mùi nặng nề, hỗn tạp đến khó chịu. Đầu bàn trong bày một chiếc khay đồng lớn, bên trong có một nhạo rượu và hai cái chung hạt mít, cứ mỗi người khách vào bày biện lễ vật, tiền bạc, thì được chủ nhân cho nhểu vào ly rượu vài giọt cầm chừng để tạ khách.
Hà Đảnh luôn miệng tươi cười, nắm tay vỗ vai từng người, dùng lời lẽ hoa mỹ để cảm tạ các thực khách và cho người tiếp nhận lễ vật, tuỳ phẩm trật mà mời ngồi th71 tự theo các bàn ghế và những bộ ván dọc hai bên. Hôm nay quan huyện ăn mặc ch74ng chạc, khăn nhiễu, áo gấm, giày tàu. Đám lính lệ và bọn người phục dịch chạy tới chạy lui như con thoi.
Có trên hai mười đoàn khách các làng và hầu hết các thân hào chung quanh huyện nha, nhất là những anh khách trú buôn bán đường dài, xa gần tụ về vui vẻ. Tuy việc đãi đằng ăn uống có chừng mực, nhưng lễ vật mừng quan chiếm một dãy hiên nhà rộng rãi, càng lúc càng đầy ăm ắp đủ mọi thứ: rượu, bánh, thổ sản của các làng thôn, các nhà bán buôn kính tặng để chúc tụng cho quan khoẻ mạnh, thăng quan tiến chức, khiến quan lớn rất hài lòng. Khi đoàn khách Xóm Ươm kéo đến huyện, quan ngạc nhiên thấy đủ cả hai mươi bốn vị hương chức, nhưng chỉ có hia người bưng một mâm lễ vật, xem ra cũng bình thường, còn tất cả lại đi nhởn nhơ như không hề bận tâm, lại nói cười vui vẻ.
Họ bày lễ vật lên bàn, vị kỳ lão dẫn đầu thay mặt đoàn khách xóm Ươm trình lễ. Quan huyện nhìn đoàn người rồi ngắm mâm lễ vật, liếc mắt thấy túi tiền ông sầm mặt lại, nhưng cũng kịp thời trấn tĩnh, tươi cười vả lả đáp lấy lệ. Cũng như cái vỗ vai nhưng không được mặn mà, những giọt rượi bơ phờ nhểu ra dường như không thiết tha chi mấy.
Chè chén vừa xong, quan huyện cầm khách uống trà đàm đạo. Giữa tiệc trà, quan huyện mời khách khứa lắng nghe, sau những lời cảm tạ nồng hậu, ông hỏi qua chức việc ở xóm Ươm:
– Năm nay các hương chức xóm Ươm đi lễ kiểu mới xem cũng hay hay. Thay vì những năm qua mỗi người một mâm nặng nhọc, năm nay tất cả gom lại một mâm nhẹ nhàng, tinh thần hoà hợp đẹp đẽ quý giá này khác hẳn các nơi. Chẳng hay ai bày vẽ cho các ông làm hay ho như thế?
Tưởng được quan khen ngợi, vị đại diện trả lời:
– Trước chúng tôi đi rời rạc, nay nhờ có ý kiến chú Biện Thiết bày biểu nên có việc chung đậu như thế này. Không dè việc nhỏ mà được quan lớn chú ý khen tặng, thật là vinh hạnh cho cả làng chúng tôi.
Quan huyện nói:
– Thầy Biện Thiết là một tay trí giả, tôi từng nghe danh nay mới biết mặt, vậy tôi mừng thầy một ly rượu tân kiến.
cầm ly rượu trên tay Biện Thiết nói:
– bẩm quan lớn, xóm thôn chúng tôi thường khuyên bảo nhau lấy đồng tâm hiệp lực làm sức mạnh để sống. May nhờ quan lớn có lời đẹp khen ngợi, nhưng tôi chưa dám uống vì không biết đằng sau ly rượu có còn tiềm ẩn điều gì khác lạ không?
Nghe câu hỏi của Biện Thiết, quan huyện nghĩ thầm: “Thằng này đáo để thật, nó dè dặt từng ý nhỏ, để xem mày có qua được ông hay không”. Nghĩ thế quan huyện gật đầu:
– có gì đâu, vì ta định thử làm một câu đối, mới xong được một vế, còn lại một vế thì bí. Ta xin chư vị hương chức cử người hay chữ đối giúp cho được hoàn chỉnh. Đây là cuộc vui giải trí bằng văn vẻ ắt là lành mạnh. Thay vì tổ chức cờ bạc, có kẻ được mang tiền xúng xính, còn người thua thì phiền luỵ vợ con rồi lại đổ thừa quan huyện.
Trong khắp cử toạ nổi lên lời bàn tán xì xào. Mọi người khuyến khích biện thiết, hảo ý có mà xấu bụng cũng có. Kẻ muốn cho Biện Thiết thắng cuộc, người nhỏ nhen ganh tị mong cho anh ta thân bại danh liệt. Bởi trong làng hương chức các địa phương, so ra thì Biện Thiết nổi lên như một ngôi sao, nên có người yêu kẻ ghét.
Bị dồn vào ngõ cụt, không còn đường tránh né, không có cách chối từ, Biện Thiết biết quan huyện muốn trả thù mình, nhưng anh ta nghĩ: Nếu chỉ với một câu đối bình thường, từ cửa miệng của một ông quan huyện tầm thường, thì với vốn liếng văn chương của anh, chắc không đến nổi bị bẽ mặt. Anh có thể ăn thua sòng phẳng, không đến nổi cháy túi trong canh bạc này, dù các quân bài đã được lật ngữa trong tay quan huyện. Nghĩ thế nên Biện Thiết mạnh dạn nói:
– Tôi là một tên bất tài nhưng bị dồn ép phải ra trường văn trận bút. Bởi lẽ những người ganh tị với tôi trút gánh cho tôi với nhiều ý xấu. Trên chiến trường hai bên giao chiến, ắt có một bên không chết cũng bị thương. Bởi xưa nay chinh chiến mấy ai đặng về. Còn họ, dù ai thắng ai bại, họ cũng không mất gì cả mà được xem một trận thoả thích. Riêng tôi vì không còn đường rút lui nên đánh liều mở đường máu. Nhưng ở đời nhiều khi liều mạng có cái may của nó, nếu quan lớn chấp nhận cho tôi liều, xin cho tôi có một đề nghị nhỏ.
Không biết Biện Thiết định giở trò gì mà hắn ba hoa thiên địa, rào trước đón sau. Quan huyện muốn hiểu rõ nên ông khoát tay:
– Cứ nói.
– Nhưng quan lớn có nhận không đã?
– Nhận.
– Bẩm quan, dù tôi khác với ngài về uy quyền, địa vị, nhưng trận chiến có chỗ không phân biệt cấp bậc lúc giao tranh. Việc thấp cao chỉ có thể xác định trong hồi kết cuộc.
– Đúng, nhưng ngươi sao llắm lời đến thế? Ta nói rằng đây chỉ là một vế của câu đối bình thường thôi mà.
– Dù chỉ là một vế đối, nhưng nó là sự thách thức đọ tài. Ai cũng vì danh dự, danh dự không chỉ của cá nhân tôi hay của quan huyện, mà là danh dự của toàn dân xóm Ươm và huyện đường Quan Hoá. Nếu quan lớn chấp nhận cuộc tranh đấu thì xin ngài cùng tôi cạn ly rượu này rồi lên ngựa vung gươm. Mời ngài.
– À, chỉ vì một vế đối mà ngươi phun ra lắm chuyện rối ren, thôi được ta cùng uống rồi bắt đầu.
Nói xong quan huyện giật ly rượu trên tay của Biện Thiết uống liền phân nửa, còn lại nửa ly trao cho Biện Thiết và nói:
– Đây là phần của ngươi, tư ta bày ra thì ta phải hạ mình, còn việc thấp cao cứ để hối sau phân giải.
Trong lúc Biện Thiết uống phần rượu còn lại trong ly, Hà Đảnh suy nghĩ:" Thằng này nói nghe hữu lý, nó là thuộc hạ của mình, dân xóm Ươm cũng là con dân trong huyện ta thắng cũng không danh vọng gì, mà thua y thì còn ai coi trọng mình nữa, trong khi mình vì chuyện nhất thời, mất mát chút quà cáp mà lại quyết đấu với hắn để mang tiếng nhỏ nhen. Cũng may, mình còn kịp nghĩ lại". Nghĩ thế quan huyện đứng lên khoát tay ra dấu cho mọi người yên lặng:
– Chư vị hãy nghe cho rõ lời tôi nói đây, ban nãy tôi chỉ nói là tôi còn một vế của câu đối chưa làm xong, mời chú Biện Thiết ở xóm Ươm làm tiếp. Đó là một ý muốn nghiêm chỉnh, tốt lành mà thôi và tôi đã phân bày cặn kẽ, sự đối đáp chỉ cầu vui trong lúc cần giải trí, thay vì tổ chức cờ bạc không lành mạnh. Có phải tôi đã nói như vậy hay không?
Cử toạ không hiểu quan huyện định bụng điều gì, nhưng mọi người theo dõi biết sự việc đúng như vậy nên gật đầu lắng nghe thâm. Một số quen dua nịnh nên quan nói gì chúng không cần suy nghĩ liền đưa tay tán thưởng:
– Đúng như vậy, đúng vậy, đúng.
– Thế mà Biện Thiết bày vẽ lắm chuyện, nào là xóm Ươm quyết đấu cùng nha huyện mà y đối với tôi là đại diện cho đôi bên v,v…đó là điều suy nghĩ sai lạc không tốt. Nhưng thôi, tôi công bố lại mục đích việc này chỉ giải trí đơn thuần chớ không có ý gì khác, được hay thua không thành vấn đề gì hết. Chư vị có đồng ý hay không?
Mọi người đều thở phào, vỗ tay hoan nghênh rôm rả. Quan huyện hỏi tiếp:
– Bây giờ chú Biện Thiết có đồng ý hay không?
Biện Thiết định dùng lời liều mạng dồn ép quan huyện để ông ta bỏ cuộc, vì anh biết rằng ông ta đã cố ý sắp xếp sẵn rồi, mình đương đầu thì thua là cái chắc. Nhưng anh không lường được sự tính toán nhanh nhạy của quan huyện, ông ta đã gỡ gạc và xoay mũi nhọn về anh một cách tài tình. Bây giờ sự cũng đã rồi, không còn có gì để đòi hỏi nữa, nên anh đành trả lời:
– Đa tạ quan lớn, nếu được như vậy thì rất may mắn cho tôi.
Quan huyện đắc ý cười nói:
– Bây giờ mời các hương chức cao niên làm trọng tài, ghi rõ từng câu từng ý. Điều kiện đối đáp cũng đơn giản thôi. Bây giờ tôi xướng một tiếng thì người đối lại cũng đáp một tiếng, cứ như thế mà đối đáp cho hết câu. Khi đó sẽ chép sao ra nhiều bản đưa về cho các nơi xem, còn dở hay thì so từng ý, từng lời mà suy luận. Các vị đồng ý cả chứ?
Mọi người ai cũng nhận thấy hợp lý và điều iện cũng dễ dàng, riêng Biện Thiết càng toải mái hơn nên nói lớn:
– Đúng thôi. Một cách chơi mới mẻ công bằng, tôi chấp nhận.
Nghe y nói, quan huyện cười thầm: “Mày mới thật là thằng ngu, chịu chết đi con ơi!
Cử toạ không ai biết được thâm ý của quan huyện, ai cũng nhận thấy đó là một điều công bằng, hợp lý nên cùng nhau tán thưởng. Sau một hồi kẻng báo cho mọi người giữ trật tự, quan huyện bắt đầu xướng:
– Giáo.
Chọt nghe lời xướng dòn dã của quan huyện, Biện Thiết xuất kỳ bất ý nghĩ rằng đối đáp nhau từng chữ không có gì khó khăn phức tạp. Chữ giáo là tên một loại vũ khí, một mình nó mang một tên riêng, không thể lẫn lộn được. Nghĩ thế, Biện THiết thấy việc đơn giản nên anh ta gật đầu lẹ làng đáp lại:
– Gươm.
Quan huyện đắc ý, ông ta gật gù tươi cười nói:
– Hay, gươm đối với giáo. Đó là hai loại vũ khí mà cùng một tính năng, giá trị như nhau. Vậy ta và ngươi bằng nhau, hoà một chữ. Phải không chư vị?
Cử toạ nghe quan huyện giải thích như vậy cho là hữu lý, mọi người vỗ tay khen phải. Quan huyện tươi cười tiếp theo:
– Dân.
Nghe quan huyện phân tích và tự chấm điểm được thua một cách dễ dãi, Biện Thiết càng yên tâm phấn khởi. Anh ta thấy rằng cuộc chơi này quá ư dễ dàng, một đứa con nít cũng có thể đối đáp được. Bây giờ chỉ cần tìm lời lẽ cao kỳ hơn thì chắc rằng sẽ thắng. Ông ta xướng là dân, mình có lợi thế hơn vì mình là người đáp sau tha hồ mà chọn chữ lựa lời. Biện Thiết tươi cười không e ngại đáp ngay:
– Vua.
– Ái chà! Vua đối với dân, sao ngươi lẹ làng và thông minh thế. Quả là ngươi cao kỳ hơn ta mấy bậc, dân làm sao sánh được vua, ta thua một.
Được quan khen, Biện Thiết hả lòng, hả dạ, cử toạ vỗ tay vang dội, pháo tay chỉ dứt được sau mấy tiếng kiển báo hiệu. Quan huyện tiếp theo:
– Nghệ.
càng thấy không có gì khó khăn, để chứng minh mình thừa sức ứng phó đối đáp, không còn gì phải giữ gìn e ngại. Biện Thiết đáp bừa:
– Gừng.
Quan huyện gật đầu tán thưởng, ông nói:
– Hay. Gừng và nghệ cùng họ, cùng một cách sinh sôi nẩy nở như nhau, cùng là một vị thuốc mà người đời nhờ cậy. Sự thông dụng của nghệ trong nhân gian thường để kho cá, xào thịt. Còn gừng đặc biệt hơn vì nó dù cay nhưng lại ôn tính, chế ngự phong hàn, tà khí. Trong thiên hạ còn có câu truyền khẩu là “gừng càng già càng cay” như vậy ta thấy hai loại nghệ và gừng thì gừng quý gấp bội. Ta lại bị thua thêm keo nữa. Đem so sánh tạm thời, mới có ba keo thì đã hoà một, mà ngươi lại được đến hai, phần thắng bại đã quá rõ ràng.
Quan huyện dứt lời, tiếng vỗ tay lại càng vang dội khắp cử toạ ai cũng xì xầm khen ngợi Biện Thiết. Quan huyện xướng tiếp:
– Ngũ.
Biện Thiết hơi ra chiều suy nghĩ, nhưng anh ta vẫn đáp ngay, không cần phải tốn nhiều thì giờ, lại không nghe rõ thanh âm của tiếng “ngũ”:
– Thức.
Quan huyện vỗ tay khen ngợi:
– hay lắm, thức đối với “ngũ”, thức có nghĩa là không “ngũ”, thức là thông hiểu lẽ đời mọi sự, là không lầm lẫn trước mọi rối rắm lôn phèo, thức là sáng suốt thông minh, là người học hành tài ba, là học giả thức giả, trí giả. Còn người “ngũ” thì hết biết sự đời, là người mù đi đêm, là đứa ngu muội, nói không hết được. Vậy ra ý của ngươi tích cực hơn ta nhiều. Ta nhận là ta thua luôn keo thứ ba.
Bây giờ thì tiếng vỗ tay, tiếng cười nói bùng nổ như vỡ chợ, mọi người kháo nhau, cãi vả qua lại ỏm tỏi đến nổi phải đánh kiểng liên hồi mới kéo cử toạ trở lại trật tự, im lặng.
Ngước nhìn mọi người, đằng hắng lấy giọng, quan huyện nói:
– Bây giờ câu đối chỉ còn một chữ nữa là xong. Như vậy trong hai về đối có năm tiếng, đã ra được bốn. Sự được thua biết chắc về ai rồi. Bốn chữ tôi chịu thua ba, tiếng sau cùng nếu tôi có được cũng vẫn là thua. Tôi xin hỏi ý kiến mọi người nên chấm dứt để tôi chịu thua tại đây cho xong, hay là phải đối cho đủ mới thôi?
Mọi người đều tin tưởng phần thắng thế nào cũng thuộ về Biện Thiết. Mấy mươi năm mới có một cơ hội quan huyện chịu lép vế hơn thuộc hạ dưới tay mình. Tuy không quan trọng gì nhưng cũng là sự thắng cuộc của người cấp dưới đối với cấp trên. Đó là sự trả đòn thẳng vào mặt quan dù là đòn nhẹ như gió thoảng, họ muốn cho quan huyện thua sát ván để ông không còn khinh rẽ kẻ dưới, tất cả đều ứng lên:
– Việc được thua không thành vấn đề, quan trọng là đôi bên ra tiếp cho tròn câu đối đáp, cho mọi ngừoi được thưởng thức, học hỏi đầy đủ.
Ra vẻ như không thể tránh né được, quan huyện đành phải tiếp tục:
– Cốc.
Không cần suy nghĩ, Biện Thiết đáp nhanh và lớn tiếng ngân dài:
– Keng.
Quan huyện như giật mình, khen Biện Thiết hết lời:
–  Quá hay, keng đối với cốc, ken cốc … cốc keng… hya lắm, cốc cốc keng keng đó là hai âm thanh riêng biệt. Tiếng cốc nghe chát tai mà ngắn ngủn, tiếng keng âm dịu mà ngân dài. Tiếng cốc cốc cốc nghe như gây sự nổi oạn, còn keng thì tạo ra cảm giác êm đềm. “Cốc” chỉ là một tiếng động, còn keng mới là âm thanh, cốc là tiếng mõ tre tạo loạn, keng là tiếng chuông thanh bình vang xa. Cuộc đối đáp có năm chữ mà hoà chỉ được một, còn bốn chữ thì ngươi ăn trọn, ta đành trắng tay, rõ ràng ta đã thua trận rồi.
Người người vỗ tay tán thưởng, hoan nghênh Biện Thiết. Thế là từ trong ra ngoài, từ tả sang hữu, đâu đâu cũng có lời bàn, nhưng không ai dám quyếtthế nào cho phải. Đặc biệt ai cũng tiếc rằng chính mình cũng có thể ứng đáp một cách dễ dàng, hẳng qua mình nhát gan nên không có được phần may mắn như Biện Thiết mà thôi.
Từ trong hàng ghế khách khứa, Chu Thiện đứng lên đưa tay xin nói. Hà Đảnh ra lệnh đánh kẻn báo yên, ông chỉ tay cho phép Chu Thiện được góp ý. Tỏ ra đầy tự đắc và kiêu hãnh, Chu Thiện đứng lên chào quan huyện và cử toạ, sau đó y liếc xéo Biện Thiết rồi quay nhìn và cười nửa miệng với mọi người. Với kiểu cách giáo đầu tuồng màu mè như vậy, y e hèm lấy giọng nhìn thẳng vào quan huyện rồi cất lời:
– Bẩm quan lớn, nãy giờ theo dõi cuộc đối đáp, tôi … Chu Thiện suy gẫm nối kết lại thành câu thì …
– Thì sao, ngươi cứ nói.
Y ngập ngừng một lát như khơi gợi sự tò mò của mọi người, Hà Đảnh ra vẻ chán nản:
– Cứ nói thẳng ra đi, dù sao ta cũng đã thua cuộc.
– Bẩm quan lớn, câu đối của quan lớn ghép lại thế này “Giáo dân nghệ ngũ cốc”, nghĩa là quan lớn ra một câu ý nghĩa hoàn chỉnh, ngụ ý nhắc nhỡ hương chức phải dạy dân lo cuộc cày cấy ruộng đồng, trồng tỉa thóc, ngô, khoai, sắn, đậu làm món sinh nhai. Có phải ý quan lớn đúng vậy không ạ?
Hà Đảnh gật đầu tươi cười đắc ý, y rung đùi bảo Chu Thiện:
– Ngươi nói tiếp đi, nghe cũng xuôi tay đấy.
– Bẩm quan lớn ý của quan lớn quả đúng bậc phụ mẫu chi dân, còn câu của Biện Thiết thật là vô nghĩa. Cái gì mà “Gươm vua gừng thức keng” có trời mà biết ông ta muốn nói cái quái gì, có chăng khi ông ta nghĩ lại sẽ tự thấy cái dốt nát của mình. Phải không các vị?
Cả công đường vang lên những tiếng ồ ngạc nhiên, chắt lưỡi tiếc nuối và xầm xì châm chọc. Mỗi người một tiếng, có cả tiếng cười nhạo báng của số người ganh tỵ ban đầu. Huyện quan Hà Đảnh cũng khoái chí cười vang. Ông ta nghĩ rằng tên Biện Thiết chó chết này là đứa bày điều xúi quẩy cái đám hương chức xóm Ươm.Mới khoảng hai năm nay kể từ ngày ông ký giấy tờ cử hắn làm biện lại của xóm, mục đích của ông là tìm người lanh lẹ, phục vụ đắc lực trong việc trị dân, đem nguồn lợi địa phương về cho nha huyện. Không dè hắn là đứa dở dở, ương ương, cứ theo lời mật báo của Chu Thiện thì đúng nó là thằng ba que xỏ lá, ngoài mặt tỏ ra ngay thẳng thật thà, nhưng trong lòng bất phục, nhiều lần, có lần bôi bác, nói xấu quan trên, ngấm ngầm chống đối. Còn tệ hại và hổn xược hơn là hắn dám dòm ngó chiếc ghế uy quyền của ông. Chính nó bày khôn xúi dại cho bọn hương chức nhiều điều, gây thiệt hại mất nguồn thu cho huyện, rước mắt nó đã làm đứt mất của ông hết mười mấy mâm lễ vật, tiền bạc trong ngày hôm nay, nghĩ mà ứa gan. Chẳng những thế, nó còn trèo đè không biết tự xét mình dám đương đầu đối đáp cùng ông, ăn nói ngang hàng với ông như trang bạn. Chữ nghĩa không đầy lá mít, tài cán không bằng lổ kim, sức lực bẻ que tăm không gãy, chỉ có cái đầu gàn dở ngu ngốc, ăn nói càn quấy, nếu không trừ trước thì ngày nào đó, cái miện đầy bùa ngải của nó sẽ làm cho hương chức các nơi nghe theo nó mà không nghe theo mình. À mà đúng rồi, theo lời Chu Thiện nói mấy lần thì nó nó… cái thằng này bôi bác, nói xấu hạ uy tín mình, mục đích dòm dỏ cái ghế huyện quan. Đúng, chính thằng Dương Mộc cũng đánh tiếng nhiều lần rồi, vậy ta phải hạ nó liền rồi sau đó lột chức nó cho xong, lúc ấy thân mình mới yên. Thật là càng nghĩ càng sôi gan, không thể kéo dài.
Chờ cho lời xầm xì châm chọc lắng dịu bớt, Hà Đảnh xua tay bảo đáng kiển gọi mọi người im lặng, ông nói gằn từng tiếng:
– Ta đã bảo rằng để riêng từng chữ thì nó ám mắt, ám tai của mình nghe cũng hay hay, còn nếu đem gộp lại chẳng qua nó là câu vô nghĩa đến ngửi cũng không được, con vẹt cũng không thèm nói.
Chửi xỏ được một câu vào mặt Biện Thiết, quan huyện thích chí cười vang. Chu Thiện cũng cười hùa theo. Bao nhiêu hương chức đều tái mặt, nhất là các vị ở xóm Ươm cùng Biện Thiết vỡ lẽ rằng quan huyện bày ra việc đối đáp để chửi xỏ mình nhằm trả thù việc ông ta bị thiệt mất mấy mâm lễ vật. Đó là sự răn đe toàn cả hương chức trong huyện cũng là tiếng chuông báo hiệu cho Biện Thiết biết từ nay hãy liệu mà giữ thân.
Biện Thiết vô cùng phiền muộn, chán nản, ông ta nghĩ rằng: Trải qua mấy mươi năm, có lẽ ít nhiều Hà Đảnh cũng thay đổi tính tình theo tuổi tác. Đàng này, không còn sống trên đời bao nhiêu năm nữa mà vẫn đầy ngập lòng tham. Ông đánh giá lầm rằng lòng dạ con người có thể thay đổi dần qua tuổi thọ. Vì thế nên ông mong quan cải đổi phần nào cho đỡ xóm làng. Không dè hôm nay chính cái lòng tốt của ông vì mọi người lại là điều tối kỵ với quan trên. Trong khi mình vì dân nên không thể hạ mình đi cầu cạnh hay cúi luồn, thì có đứa xu nịnh nó mai báo chiều ton hót vô ra, người thích đường mật cứ nghe theo lời nó. Lời xu nịnh thì bao giờ cũng ngọt giọng và mát tai hơn. Nghĩ thế, Biện Thiết uể oải nói:
– Bẩm quan lớn, tôi nghĩ rằng cái thiệt chút ít của quan lớn chính là cái lợi cho nhiều người chứ không phải chỉ riêng cho mình tôi. Chuyện chung riêng thì mỗi người hiểu theo một cách theo ý mình. Quan lớn thấy vậy còn chúng tôi thì thấy cách khác. Nếu không có cái nhìn chung, không khéo ta lại mắc phải cảnh đám người mù đi xem voi mà thôi. Hôm nay tôi tự thấy với hoàn cảnh và thân phận hèn kém của mình, xin khuất phục mọi sự quở trách của quan lớn. Nếu quan trên thấy tôi có tội thì quan trên cứ kết tội, tôi xin cam chịu mọi búa rìu.
Lúc ấy Thiên Hương đang tiếp xúcvới nhóm khách đàn bà, phần lớn là vợ con các hương chức, nha lại hoặc các nhà buôn quanh chợ Trảng Bàng. Mọi người dù không ai ưa thích Hà Đảnh, nhưng họ lại có tình cảm với Thiên Hương. Dù đang bận rộn bên nhóm khách nữ, nhưng Thiên Hương vẫn lưu ý việc xảy ra giữa nhà Hà Đảnh và Biện Thiết. Nàng biết rõ bụng dạ nhỏ nhen, ích kỷ hẹp hòi của cha mình, nếu ông không trả đủa cách này thì cũng bày cách khác, ông không bao giờ chịu bỏ qua khi gặp điều không vừa ý. Khi nàng nghe Biện Thiết trả lời một cách nhẹ nhàng mà chua chát, nàng sợ cha mình kịp hiểu ra thì lại có chuyện không hay. Từ cuối phòng nàng bước thẳng đến chỗ Hà Đảnh và Biện Thiết đối đáp, nàng xin góp lời:
– Thưa cha, đây là cuộc vui do cha tổ chức, mời các cô bác khách quý đến để chung vui mừng sinh nhật của cha, đó là điều tốt. Còn việc đối đáp thì cha đã nói trước cùng bác Biện Thiết và mọi người rằng đây là trò vui chơi giải trí lành mạnh, nghe qua rồi bỏ mà thôi. Tôi thấy bác Biện Thiết chỉ vì sự gò ép của cha nên bác mới trả lời cầm chừng cho có lệ chớ thật sự ông cũng không có ý gì. Câu đáp cũng không có gì làm mất lòng sao cha lại đi nghe lời bới móc, mổ xẻ của Chu Thiện mà lôi kéo sự việc vào ngõ khác. Còn chuyện chung riêng là chuyện muôn thuở,hay dở, đúng sai, phải trái phảo do từng việc và cả từng lúc, từng thời không thể đưa vài điều, ít việc cỏn con mà lý giải trong chốc lát là xong. Cha và bác Biện Thiết đã đều quá ngũ tuần không biết còn sống trên đời bao nhiêu năm nữa mà lo tranh sự được thua của từng lời nói. Con muốn cha nên tránh xa sự ton hót của kẻ xấu mà hoà mình vào mọi người để sống cùng nhau. chia sớt cho nhau giọt nước tình thương. Con xin cha và bác Biện Thiết hãy bỏ qua việc này.
Mắng được Biện Thiết một trận nên thân, Hà Đảnh cũng nguôi dần, lại sợ mọi người cho mình nhỏ nhen, nên ông gật đầu tán thưởng và cạn nửa chung rượu chia đôi với Biện Thiết mà Thiên Hương vừa rót ra dâng mời để giải hoà.

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét