Thứ Ba, 26 tháng 6, 2018

KỲ TÍCH BÀ ĐEN - CHƯƠNG 6 - KỲ 7 - Xuân Sắc


Mặt trời xế dài, những tia nắng không còn thiêu đốt như ban trưa. Khu trại lá dài đến mười gian nằm cạnh bờ song rộng, tiếng đục đẽo, cưa cắt sột soạt, chan chat của các loại dụng cụ làm mộc chen lẫn nhau thành một âm thanh hỗn loạn. Dưới song có hai chiếc ghe mỗi chiếc chở nặng đến cả ngàn giạ lúa vừa được hạ thủy, đang neo tại bên bờ, ván thuyền còn mới tinh, dầu sơn phết chống ẩm chưa bắt nắng, rõ là một chiếc thuyền đi biển đang nằm yên chờ đợi. Đây là trại ghe của chúa tôi Nguyễn Ánh trên đất Xiêm. 

Sau trại ghe là cánh đồng lúa, những gié non mạnh khỏe nhô ra từ than mẹ. Cai quản cả khu trại là Chu Văn Tiếp một tướng lĩnh của Nguyễn Ánh. Hơn một năm nay bộ phận đầu não của đám tàn quân lưu vong đang làm lấy cái ăn để sống và chuẩn bị ghe thuyền chờ đợi thời cơ quay lộn về nước giành giật lại những gì đã mất.
Chu Văn Tiếp cùng năm tên dân công đang ngồi xổm trên sân trại cùng bàn tính việc làm cho hôm sau, bọn chúng ra sức cổ võ mọi người cố làm cật lực để mỗi thánh hạ thủy được một chiến thuyền, dù lực lượng công thợ chưa tới 50 người, vật liệu thì luôn thiếu thốn, phải lo từng khúc gỗ, từng lưỡi cưa, lưỡi đục, từng cây đinh.Bỗng nghe có tiếng ó ré bên trong, Chu Văn Tiếp quay mặt vào thấy Trần Bình, một thanh niên ốm yếu, mét xanh vì bệnh rét rừng khập khểnh bước ra, từ bắp chân hắn máu tuôn xối xả. Hỏi ra là người bạn đẽo be thuyền làm bật lưỡi rìu trúng phải chân hắn. Trần Bình lắc đầu nói:
–        Đời thiệt chán bỏ mẹ.
Chu Văn Tiếp chụp hỏi liền:
–        Ngươi nói cái gì?
Trần Bình đau khổ chìa cái chân đổ máu ra cho Tiếp xem:
–        Ông xem đây chân cẳng thế này, đã làm việc thí mạng, không kể mất còn mà luôn bị hối thúc phạt vạ. Đã bỏ nhà bỏ cửa, bỏ cha mẹ, vợ con, hết năm này qua tháng khác, trốn chiu trốn nhủi sang đây cũng không biết thương nhau còn bày trò bắt nạt hiếp đáp nhau hằng bữa. Lúc người ngựa đông đầy còn chưa làm được gì, bây giờ hai tay không mà tính chuyện khôi phục. Người mình chưa tin nhau được lại tin vào sự giúp đỡ của ba thằng Xiêm đểu cáng này. Tôi nói để rồi xem, Xiêm ỷ quân đông, mình dẫn chúng đến đâu, chúng sẽ chiếm luôn đến đó, chừng ấy thì khóc mà trừ. Theo tôi thấy làm ăn  kiểu này chưa chắc thắng nổi Tây Sơn mà thua mưu tụi Xiêm là cái chắc.
Trần Bình vừa dứt lời Chu Văn Tiếp mặt biến sắc nạt lớn:
–        A … quân này loạn ngôn, phản trắc, để mày sống chỉ gây rối loạn lòng quân.
Vừa nói Chu Văn Tiếp đứng lên rút dao, tên quân kinh hải ch7a kịp xoay trở thì bị một đao bổ phập vào đầu. Trong chốc lát thây y đổ xuống, óc và máu phọt ra có vòi, cặp mắt vẫn còn mở trừng trừng hốt hoảng. Mấy tên đầu công mất hồn vía, đứa bỏ chạy đi, đứa hoảng sợ quá bò lết ra bìa sân đứng nhìn vào.
Chu Văn Tiếp cho gọi hết đám công thợ ra sân sắp hang, y chỉ tay vào thây người chết mà nói:
–        Chúng mày xem đó mà làm gương, đứa nào bàn chuyện bậy bạ sẽ được theo nó xuống âm phủ.
Nói xong Tiếp ra lệnh đem chon tên quân xấu số, còn y sửa lại khăn bước sang trại của Nguyễn Ánh. Không biết y tâu rỗi thế nào, gần một tháng sau có lệnh Nguyễn Ánh đọc trước hang quân phong cho Chu Văn Tiếp làm chức Bình Tây Đại đô đốc. Ánh còn thúc giục mọi người làm việc để chuẩn bị ngày về.
Được lệnh của Nguyễn Ánh, Bình Tây Đại đô đốc Chu Văn Tiếp cho Lê Cường, Nguyễn Nam rời khỏi cơ dinh đưa Nguyễn Lộc tốc về Quan Hóa. Tiếp đến viết thư gửi cho Hà Đảnh nhờ ủng hộ mọi mặt, đưa đường cho Nguyễn Lộc đi ra gấp Bình Định để len lỏi tìm cách tiếp cận với Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc thực hiện kế hoạch ly gián gia đình Tây Sơn, trói tay NGuyễn Huệ. Muốn làm tròn phần việc của mình, Lộc phải bằng mọi cách chiếm đoạt cho được con gái họ Hà là Thiên Hương. Từ đó tạo thế hậu sự ở Quan Hóa. Lộc đi Bình Định trở về sẽ ở lại luôn Quan Hóa để củng cố long tin thu trữ lương thực, tuyển mộ quân lính, chờ khi quân Xiêm và Nguyễn Ánh đánh về. Trong thời gian lưu lại Quan Hóa, Lộc phải tìm tòi chiêu dụ, thu lại số tàn quân của Đỗ Thành Nhân tan rã độ nọ để dung làm trụ cột của việc nội ứng trong nước. Với tư cách là một hoàng than, Nguyễn Lộc sẽ thay mặt Nguyễn Ánh điều khiển mọi công việc của Hà Đảnh nơi Quan Hóa.
Nước Xiêm không phải là một nước mạnh nhưng nhờ mấy triều đại thạnh trị nên binh lực khá hung hậu. Từ khi Chất Tri đệ nhất nắm quyền, y thèm khát mở rộng bản đồ về đất Chân Lạp và nước Nam. Nhân cơ hội Nguyễn Ánh cầu cứu, vua Xiêm ra lệnh cho Chiêu thừa Biện dẫn đường cho Lục Cổn và Sa Uyển kéo hai vạn quân chia thành hai đạo theo đường bộ tiến về Chân Lạp đóng quân chuẩn bị. Lê Cường, Nguyễn Nam và Nguyễn Lộc cùng rời Vọng Các theo đoàn quân Xiêm, đến Kiêm Biên Lộc, Cường, Nam chia tay với quân Xiêm rồi lần xuống Xoài Riêng một cách êm thấm. Họ cải trang thành khách thương, đợi đêm về len lỏi, luồn lách đi trên đồng ruộng, bưng lầy, sang hôm sau họ về đến Gò Dầu.
Nhờ khéo giả dạng khách thương nên Nguyễn Lộc, Lê Cường, Nguyễn Nam đến được Quan Hóa, tìm gặp Chu Thiện trao thơ của Chu Văn Tiếp. Xem thư xong, Chu Thiện gấp rút đưa ba người lần lượt vào gặp Hà Đảnh trót lọt. Trừ một vài người trong quan nha, không ai biết được chuyện này.
Thư của Chu Văn Tiếp khuyến khích, hứa hẹn cho Hà Đảnh nhiều mối lợi về sau khi Nguyễn Ánh thành công và gợi ý Hà Đảnh gã Thiên Hương cho Nguyễn Lộc, việc thành than càng sớm càng hay. Hà Đảnh không trả lời ngay, giục Trà Phí thu xếp chỗ ăn ở cho ba người trong nội dinh, tránh không cho người ngoài hay biết. Mọi việc sẽ bàn sau.
Hà Đảnh ngồi một mình trước ngọn nến. Sáp chảy ra những giọt vàng theo than nến rồi quánh đặc lại tạo nên những hình thù quái đản ôm cứng than đèn từ ngọn đến chân. Bóng tối và ánh sang chập choạng lẫn vào nhau, làn gió thoảng nhẹ đảo chao ánh nến. Hà Đảnh nhìn bong mình chập chờn xiêu vẹo trên vách, ông ta ực bội kéo ngọn nến tránh qua một bên, rồi tay chống càm ngẫm nghĩ mọi cách hơn thua trong ván bài này.
Đối với Hà Đảnh mọi việc khác có thể giải quyết dễ dàng mau chóng. Riêng việc gả Thiên Hương cho Nguyễn Lộc lão thấy tiêng tiếc như mất mát cái gì mà lão chỉ cảm nhận được chớ không thể nói lên bằng lời. Năm trước, khi lão lên Sân Chầu ra mắt Nguyễn Ánh để nghe bàn bạc việc quân tình, trước mặt Nguyễn Ánh và Nguyễn Lộc lão hứa sẽ gả Thiên Hương cho Lộc. Lời hứa chẳng qua là tiếng nói của rượu chè, đâu dè ngày nay hắn bám chắc như đỉa khiến lão bây giờ lâm cảnh há miệng mắc quai.
Hà Đảnh biết Thiên Hương có tâm hồn cao thượng và đầy dũng khí. Thiên Hương được nhiều người trân trọng yêu quí, nàng cũng dám chống lại các sự tính toán của ông nếu việc ấy nàng không vừa long. Đó là điều rắc rối nhất, lão nuôi dạy Thiên Hương vì nhiều mục đích, trong đó có mục đích tiến than và làm giàu cho mình. Nguyễn Lộc tuy là một vương than, nhưng tuổi tác so với Thiên Hương đáng hành cha chú, Thiên Hương đời nào ưng chịu. Người có thể nói cho Thiên Hương chịu nghe may ra chỉ có một mình Đặng Nhượng, nhưng Đặng Nhượng biết có chịu giúp lão trong việc này không? Trong dinh cơ còn có Chu Thiện, dù hắn là cháu Bình Tây đại đô đốc, có thể tin cẩn hơn. Nhưng tên này thì không thể được rồi, Thiên Hương có xem nó ra gì đâu. Bản than Thiện cũng mong gấp ghé Thiên Hương, đã biểu lộ nhiều lần và từng bị Thiên Hương mắng xối xả. Việc gả bán này nếu y biết được chắc chắn y sẽ cản trở.
Nghĩ suy cho kỹ, Hà Đảnh nhận thấy rằng mọi phương sách đều không ổn, vậy thì từ chối phắt với hắn là xong. Lão bảo Trà Phí đi mời Nguyễn Lộc đến phòng riêng đàm đạo. Hà Đảnh mở lời rào đón:
–        Trong lúc việc nước bề bộn, chúa thượng còn lặn lội ở ngoại quốc, trăm họ đang chờ người về để được đóng góp công sức vào việc phục nghiệp. Việc lớn chưa thành mà Chu tướng quân lại đề nghị tôi chu toàn việc riêng cho ngài, tôi thấy chưa thể làm vừa lòng ngài được vì sợ chúa thượng trách mắng. Xin hãy hoản lại việc hôn nhân, ta sẽ bàn sau khi đại cuộc đã thành.
Đóan biết Hà Đảnh còn tiếc miếng mồi nên kiếm chuyện từ chối khéo, Nguyễn Lộc nói:
–        Nội vụ tôi đã bàn kỹ cùng vương huynh trước lúc lên đường, được người bằng long nên tôi mới táo bạo nói chuyện với ngài về việc hôn nhân.
Hà Đảnh ngạc nhiên hỏi:
–        Ngài là ai mà dám gọi chúa thượng bằng anh, ngài không sợ phạm thượng à?
–        Có gì mà phạm thượng, tôi cùng vương huynh Nguyễn Ánh là an hem cùng cha khác mẹ. Bởi mẹ tôi kém danh giá nên tôi bị cách ly sống xa cung điện. Nhưng khi bão tố thì đâu phân biệt sang hèn. Lúc mới bôn đào tôi chỉ nằm trong hang tì tướng, cũng nhờ hoạn nạn, đệ huynh không tách rời nên người mở lượng hải hà nhìn nhận an hem với tôi. Tôi chưa xuất trình vương mệnh nên ngài e ngại cũng phải.
Nói xong Nguyễn Lộc cho tay vào túi lấy ra phong thơ trao cho Hà Đảnh. Xúc động mạnh vì quá bất ngờ, hai tay Hà Đảnh run rẫy xé niêm, đưa thơ gần ánh nến nhẩm đọc, đọc rồi, đọc lại lần nữa. Nhìn nét mặt khẩn trương của ông ta, Nguyễn Lộc đứng lên nói:
–        Ngài hãy suy nghĩ chin chắn, tôi xin lui để ngài thoải mái tính toán rồi quyết định.
Còn lại một mình, Hà Đảnh bình tâm suy tính việc lợi điều hại. Tựa như dòng nước trong suốt không gợn song thì bao nhiêu sỏi đá rong rêu dưới đáy đều lộ rõ dạng hình. Nhìn ấn tín và thủ bút của Nguyễn Vương, Hà Đảnh lẩm bẩm:
–        Không dè Nguyễn Lộc lại cùng cha khác mẹ với chúa Nguyễn. Y là hoàng than, gả Thiên Hương cho y thì khi Nguyễn Vương phục nghiệp ta sẽ được dự vào hang quốc thích. Con đường vương bá của ta sẽ đi lên thanh thoát nhẹ nhàng vì chỗ thong gia là cái đà tiến than rất tốt. Điều ngặt nghèo nhất bây giờ là chúa Nguyễn còn đánh nhau cùng an hem Tây Sơn, chưa biết thắng thua song ta không thể đứng ngoài hưởng lợi. Trái lại, nếu tỏ ra người thân tín của chúa Nguyễn thì của cải ta dành dụm sẽ đi đời. Biết đến chừng nào người ta mới phục nghiệp? Không gả thì sẽ rối rắm về sau, còn gả thì gây rối rắm tức thời trong nội bộ huyện đường.
Cái lợi về sau cũng tham, cái mất bây giờ cũng tiếc. Hà Đảnh vắt óc chưa tìm được lối ra. Đến hết canh ba, từng việc khó khăn thắc mắc trong trí não đều được hoá giải. Lão nghĩ ra từng cách để đối phó nếu tình hình xấu có thể xảy ra. Viễn cảnh vàng son phía trước khiến loá mắt, thu hút lão thay đổi thái độ rồi giải quyết yêu cầu của Nguyễn Lộc một cách dễ dàng. Lão củng cố chắc chắn quyết định của mình.
Trước khi loan tin về việc gả Thiên Hương, Hà Đảnh khéo léo gọi Chu Thiện vào bàn bạc. Thực ra lão tìm cách để đẩy Chu Thiện đi xa:
–        Theo tín thư của Chu đô đốc thì nhiều công việc đang chờ ta gấp rút thi hành. Việc trước tiên ta chọn ngươi đưa đường cho Lê Cường ra cửa khẩu song Tiền, tìm gặp thổ hào Nguyễn Khải để trao mật thơ. Còn Lê Sĩ Triệt hộ vệ Nguyễn Lộc đi Qui Nhơn. Ngươi hãy mau lo chuẩn bị lên đường.
Nhiều năm sống và làm việc quanh chân Hà Đảnh, Chu Thiện chưa có dịp nào đi xa, nay nghe lệnh sai khiến của Hà Đảnh lại gợi đúng điều ham muốn của hắn, Chu Thiện định nhân lúc xổng chuồng này để mặc sức du hí, nhưng y còn e ngại việc ăn xài, dù trong nhiều năm vơ vét tích luỹ cũng nhiều, nhưng đó là là món cất kỹ còn bao nhiêu phí tổn mà hắn tiêu xài phải do túi tiền của người khác đài thọ mới tốt. Nghĩ thế hắn gạ gẫm:
–        Việc quan, việc nước thì tôi không hề từ chối, nhưng lộ phí thì quả tổn hao trên mức bình thường, bởi mình đi đến xứ người như cá ra khỏi nước, xin quan tính cho việc ấy. Nếu lỡ đường hết tiền thì tôi biết sống nhờ ai, làm sao trở về phục lệnh.
–        Ngươi khỏi lo, ta sẽ cấp cho ngươi ba lạng vàng và một trăm quan thong bảo, tiền này hai người có thể tiêu dung trong một năm. Ta tính trừ hao như thế, khi về tính sổ chi phí nếu dư thì trả lại. Còn thời hạn tuy đường không xa lắm, đây về Trà Tân chỉ mất khoảng  mười ngày đi bộ. Đi và về chỉ hai mươi ngày, lo công việc độ mười ngày, vị chi một tháng là đến nơi. Ta cho thêm một tháng và trừ hao các trở ngại nửa tháng, cộng chung là hai tháng rưỡi ngươi phải có mặt tại đây để phục lệnh.
Thấy Hà Đảng nóng long vì công việc nên dễ dàng sa vào mưu tính của mình, Chu Thiện vội vả lãnh vàng bạc rồi cùng Lê Cường đi liền, sợ chần chừ quan huyện đổi ý mà sai người khác. Biết rõ thâm ý của Chu Thiện nân Hà Đảnh cười thầm:
–        Mày làm sao qua nổi ông mày!
Chu Thiện nhiều lúc muốn mau kết thúc cuộc hành trình để về Quan Hoá tìm cách chinh phục trái tim của Thiên Hương, nhưng y thấy ít hy vọng, vả lại bản tính y bê tha, thêm vào đó túi sẵn có tiền tha hồ y ngao du cho thoả thích. Có đôi lúc đường xa đêm dài đè nặng Chu Thiện trong suy tư, Thiên Hương quả là cô gái đáng yêu nhưng nàng quá trái tính, trái nết không giống cha nàng chút nào. Không thể đem lợi lộc làm mồi quyến rũ, muốn chiếm tình cảm của nàng phải làm một việc gì khác, không thể câu nhử bằng bạc vàng. Cha nàng thì mọi cách làm có tiền ông đều ưa thích. Cha con họ dù sống chung ở nha môn nhưng cách nghĩ, cách làm khác nhau, thị hiếu khác nhau. Tìm việc hợp ý hai người không phải là điều dễ, mà việc ấy là việc gì thì hắn chưa nghĩ ra. Điều không ngờ của Chu THiện là lần đó y phải đi luôn, vì sau này tình hình Quan Hoá biến đổi làm cho y không còn đường quay lại.
*****

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét