Thứ Ba, 20 tháng 12, 2016

Thứ Năm, 15 tháng 12, 2016

ÁNH NGỌC TRONG THƠ CỦA LÝ ĐỨC QUỲNH - Thư Hoàng


thu-hoang
.
Muốn tìm một bài thơ đánh động lòng mình nhưng dạo này hơi khó. Nhiều bài thơ xuất hiện trước mắt tôi cũng màu sắc, văn vẽ lắm, hào nhoáng như một cô hoa hậu đúng kích, đủ tầm. Trái tim tôi không dành cho vẻ đẹp đó. Tôi hy vọng sáng nay sẽ uống được một dòng suối mát khiến cảm xúc ẩn tiềm trong lòng mình bấy lâu được thổi bùng.

Chủ Nhật, 11 tháng 12, 2016

NHỮNG VẦN THƠ KHAO KHÁT YÊU THƯƠNG – Phan Nam


 Trong cuộc đời mỗi người, có ba việc mà ai cũng mong muốn trải qua, đó là viết một cuốn sách, có một gia đình để yêu thương chăm sóc và thực hiện một chuyến du lịch vòng quanh thế giới, đi đến những địa điểm mơ ước. Và những cuốn sách ra đời không chỉ là cái tâm, cái tình của mỗi người khi trót mang vào mình nghiệp viết, đôi khi đó chỉ là cuộc dạo chơi không bến không bờ… 

Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2016

Giấc mơ - Truyện ngắn Nghiêm Khánh

bangoai
Chiếc xe Jeep lao vun vút, từ xa tít dưới con dốc gần nhà thờ công giáo lên, thấy mỗi lúc một gần. Khắc đang đứng hong nắng cho ấm vào buổi sáng cuối đông ngoài mép đường gần cái ao trước sân, vội bỏ chạy vào nhà như sợ nó đụng phải. Chiếc Jeep thắng gắp, dừng hẳn ngoài lề đường- gần nơi Khắc đứng lúc nảy. Bụi đỏ cuốn theo, bay mịt mùng trên con đường láng nhựa có từ đời Pháp, phủ đầy lên cả chiếc xe. Nền đường đã hư hỏng lâu, đá bị xới tung văng lên trên nằm rơi vãi, ngổn ngang. Bốn năm người lính rời khỏi xe, dàn hàng ngang bảo vệ cho một trung niên, tướng tá không cao lắm, mập tròn, đội chiếc bề-rê với bộ quân phục màu xanh, bên ngoài mặc chiếc áo giáp sậm màu nhà binh, chắc là chỉ huy- ông cùng tất cả đi thật nhanh vào bên trong nhà bà Hai Gôm, luôn miệng gọi giật giọng:

Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2016

Tác giả H – Truyện ngắn Nguyễn Văn Phong

nguyen-van-phong

Tôi quen ông H sau một lần gặp tình cờ ở quán phô tô cóp pi . Nói là tình cờ chứ thật ra cũng không tình cờ lắm đâu. Nhưng hình như ông đánh máy một bài thơ lục bát. Có lẽ ông sinh hoạt tại một câu lạc bộ thơ ở xã phường và có thơ tham gia tập sách của câu lạc bộ thơ trên huyện. Ông có một bài thơ đăng trên báo Cựu chiến binh, và ông đã rất già. Bài thơ mà ông được đăng báo đã được ban biên tập sửa rất nhiều so với bản gốc in biếu trong ấn phẩm của câu lạc bộ thôn.

Chủ Nhật, 4 tháng 12, 2016

NỖI NIỀM THƠ TRẺ – Phan Nam


39
 Trong hầu hết các trại sáng tác văn học nghệ thuật dành cho học sinh tôi để ý thơ của các em chưa khẳng định được vị trí. Những cái tên mới xuất hiện và được chú ý, phát hiện, trao giải chủ yếu là tác phẩm văn xuôi. Vậy tại sao thơ của những cây bút trẻ và rất trẻ chưa tạo được giá trị và tại sao thơ trẻ ngày càng vắng bóng trên thi đàn? Tất cả chúng ta có lẽ ai cũng đều biết câu nói nổi tiếng “cơm áo không đùa với khách thơ” nhưng ít ai chú ý đến “thơ không làm ra lúa vàng gạo trắng, nhưng thơ làm ra giấc mơ cho người gieo trồng”, vậy giấc mơ thi ca của người trẻ đang ở đâu trong dòng chảy thi ca dân tộc?

Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2016

VÀI Ý KIẾN VỀ BÀI VIẾT CỦA TÁC GIẢ NGUYỄN PHÚC VĨNH BA - Châu Thạch

Gần đây tác giả Nguyễn Phúc Vĩnh Ba đăng trên Facebook của mình và trên NGUYENPHUCVINHBA.BLOGSPOT.COM một bài viết với đầu đề “ Người Lái Đò Là Ai?”. 
Xem hình

Thứ Ba, 15 tháng 11, 2016

Ngổn ngang lối chợ ngõ đời - Trác Thúy Miêu

Hình ảnh quen thuộc của Sài Gòn ngày xưa. Ảnh: TL
Đối với đàn bà con gái, thứ gần gụi nhất với ký ức về miền đất sống có lẽ chính là từ “thị” trong từ ghép “đô thị”: những ngôi chợ.

Tiếng hát danh ca ở giảng đường Sài Gòn - Phạm Công Luận

 -
Đã từng có những điều rất đẹp trong giới ca sĩ Sài Gòn thời đó dành cho sinh viên. Trong đó, có tấm lòng của ca sĩ Khánh Ly.
Nhánh hồng thay tiền cát sê
Hè năm 1974, anh Hoàng Thọ Phồn, sinh viên năm thứ tư tham gia hoạt động cùng ban đại diện sinh viên trường Dược, Sài Gòn. Anh phụ trách văn nghệ nên thật sự muốn tạo dựng những sinh hoạt văn nghệ hấp dẫn cho bạn bè mình thưởng thức sau những ngày học căng thẳng trên giảng đường, trong lúc chiến sự khắp nơi ngày càng dồn dập. Sau mấy ngày suy nghĩ, anh quyết định tổ chức các đêm văn nghệ sinh viên với chủ đề “Quê hương - Tình yêu - Thân phận” theo hướng mới, chưa ai dám làm.
Một buổi tối đầu hè, leo lên chiếc xe đạp, anh chạy thẳng đến phòng trà 12-14 đường Tự Do (nay là Đồng Khởi). Đợi một giọng ca vừa dứt tiếng, anh dựng xe, tiến đến phía lối ra dành cho ca sĩ và chận đường cô chủ phòng trà - nữ ca sĩ Khánh Ly. Bằng những gì chuẩn bị sẵn trong đầu, anh giới thiệu về vai trò của mình, về sinh viên đang mong muốn được nghe các ca sĩ chuyên nghiệp hát chứ không chỉ các giọng ca sinh viên lâu nay. Anh thẳng thắn trình bày là nếu ca sĩ đến hát chỉ sẽ nhận được một nhánh hoa hồng thay lời cảm ơn mà thôi!

Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2016

Hành trình văn trẻ

Người trẻ nói về văn trẻ, bằng cái nhìn cùng trang lứa, thế hệ; với sự thẳng thắn, cởi mở và cả đồng cảm, sẻ chia. Đó là tinh thần bài viết của nhà phê bình văn học trẻ NGUYỄN THANH TÂM. Báo Nhân Dân xin giới thiệu cùng bạn đọc.

Tọa đàm văn xuôi tại Hội nghị đại biểu những người viết văn trẻ toàn quốc lần thứ 9-2016.

Thứ Năm, 3 tháng 11, 2016

Văn học mạng - Sân chơi đầy thử thách

Văn học mạng - Sân chơi đầy thử thách
Thời buổi công nghệ, chỉ cần mang máy tính, chiếc điện thoại... có hỗ trợ Internet, dù ở đâu, trên tàu hay trên xe... đều có thể lướt web bất cứ lúc nào, vì thế văn học mạng cũng ra đời và phát triển mạnh mẽ. Nhanh nhạy, tức thời, dễ dàng, song, đây cũng là sân chơi đầy thử thách của các nhà văn trẻ.

Thứ Tư, 2 tháng 11, 2016

Suy tư về “Những đứa con rải rác trên đường”

Trong đời sống văn học Việt Nam hiện nay, Hồ Anh Thái được xếp vào top những nhà văn có sức sáng tạo mạnh mẽ, mệnh danh là người “lúc nào cũng đang viết”. Nếu sự viết luôn là niềm hạnh phúc của nhà văn thì với bạn đọc, được phiêu lưu trong mê cung chữ của anh cũng là hành trình làm mới và thăng hoa tâm hồn.
 

Thứ Ba, 1 tháng 11, 2016

Thơ Ngưng Thu



 NIỆM KHÚC MƯA XUÂN

* Chuyển trời ...mưa, mưa lạnh, gió thoảng mái hiên buồn, ta ngồi nhai nỗi nhớ, mây trên trời...mây luông. Khoả vào lòng mênh mông chút tâm tư giá buốt, vách không chừng não nuột, từng kỉ âm vọng về.
* Đông vào hồn thiết thê, giấc mơ đưa vẵng tiếng, vườn sau con chiền chiện cất lời say hương tình. Mùa xuân bỗng giật mình, nụ hoàng hoa chớm nở. Ừ! thì ra mưa nhớ. Ừ! thì là mưa xuân.
* Có chi mà bâng khuâng, có chi mà thê thiết, vạt nắng nào hay biết màu mưa làm nên thơ, hạt mưa làm cơn mơ êm đềm ru khoảng mộng. Cánh đồng thơ lồng lộng, hồn thơ vào phiêu du.
* Đất trời nhớ mùa thu, lá say chiều lá hát, khúc yêu thương dào dạt, thả hồn cơn mưa chiều. Ta nhớ người ta yêu mùa xưa nghe lá rụng...phím dương cầm bung tiếng gọi mùa thu quay về.
* Mưa vào hồn đắm mê, ta say chiều ta nhớ...hạt mưa ơi cứ ngỡ, lạc vào niềm riêng ta. Mưa vào hồn thiết tha, mưa vào hồn câm nín ... Cơn mưa nào an tịnh cho ta vào cơn mưa...

Thứ Hai, 31 tháng 10, 2016

Những dòng chảy trong văn học trẻ

Hiện nay chúng ta đang có đội ngũ những người viết văn tài năng, đông đảo trên khắp cả nước, tác phẩm xuất hiện đều đặn và ngày càng nhiều trong dòng chảy văn học nước nhà. Thậm chí, nhà văn Chu  Lai chia sẻ, các cây bút trẻ hiện nay dám viết, dám chịu trách nhiệm nên nhiều khi đọc văn trẻ “thấy khâm phục”. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cũng cho rằng trong sáng tác trẻ vẫn còn một số điều đáng trăn trở...

Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2016

Tọa đàm "Nhà thơ Phan Phụng Văn - Đời người, đời thơ"

Sáng ngày 28-10-2016, tại hội trường Hội VHNT Tây Ninh, Phân hội Văn học tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề: " Phan Phụng Văn - Đời người, đời thơ". Bà Đặng Thị Phượng Phó Chủ tịch Hội VHNT Tây Ninh, đại diện các CLB Thơ ca và hơn 30 hội viên cùng người yêu thơ đến tham dự. Nhà văn La Ngạc Thụy - Phân hội trưởng Phân hội Văn học chủ trì buổi tọa đàm.
Sau phần phát biểu khai mạc, nhà thơ Phan Kỷ Sửu đã phát biểu tham luận về cuộc đời của nhà thơ Phan Phụng Văn, bà Đặng Thị Phượng phát biểu ghi nhận công sức đóng góp và nhà văn La Ngạc Thụy phát biểu tham luận về sức sáng tạo văn học cũng như khái quát một số cảm nhận qua các tác phẩm của nhà thơ Phan Phụng Văn. Bà Đặng Thị Phượng, nhà văn La Ngạc Thụy đã trao tặng hoa và giấy khen của Chủ tịch hội tôn vinh sự đóng góp to lớn của nhà thơ cho nền văn học tỉnh nhà suốt hơn 50 năm qua.


Bà Đặng Thị Phượng Phó CT Hội và nhà văn La Ngạc Thụy trao tặng những bó hoa tươi thắm cho nhà thơ Phan Phụng Văn (giữa)

Văn học mạng trong dòng chảy văn học nước nhà

Sau một thời gian xuất hiện rầm rộ, thu hút sự quan tâm chú ý của người đọc, vài năm trở lại đây, không khí văn học mạng Việt Nam có vẻ trầm lắng khiến nhiều người đặt câu hỏi: phải chăng văn học mạng đang rơi vào khủng hoảng, và đó chỉ là hiện tượng có tính nhất thời?


Tọa đàm "Văn học mạng trong không gian văn hóa Việt Nam đương đại" tại Viện Văn học Việt Nam.

Thứ Năm, 27 tháng 10, 2016

Nhân duyên và cái chết trong ‘Yêu trên đỉnh Kilimajaro’

ôi lấy cái nhan đề "Nhân duyên và cái chết" để viết về nữ nhà văn Nguyễn Quỳnh Trang và tiểu thuyết gần đây nhất của cô Yêu trên đỉnh Kilimajaro...
Nhà văn nói rằng ngay từ nhỏ đã tò mò về tình yêu nam nữ và cái chết, đối với những người lớn tuổi như chúng tôi, thì khái niệm nhân duyên được đề cập nhiều hơn khái niệm tình yêu, tình yêu là biểu hiện cụ thể của nhân duyên.
Nhà văn Nguyễn Quỳnh Trang

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2016

Đảng đoàn Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam góp ý Dự thảo Luật về Hội

Chiều 24-10, nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đã chủ trì buổi họp báo thông tin về ý kiến của Đảng đoàn Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam góp ý về Dự thảo Luật về Hội sẽ được thảo luận tại Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV.



 Nhà thơ Hữu Thỉnh phát biểu thông tin cho báo chí.

Thứ Bảy, 22 tháng 10, 2016

Nhà văn Lê Văn Thảo qua đời


Theo tin từ trang cá nhân của đạo diễn Lê Văn Duy, anh trai của ông – nhà văn Lê Văn Thảo - đã trút hơi thở cuối vào lúc 1 giờ ngày 21-10 tại nhà riêng (số 162/5 đường Bình Lợi, phường 13, quận Bình Thạnh, TPHCM), hưởng thọ 77 tuổi. Linh cữu nhà văn Lê Văn Thảo quàn tại nhà riêng. Lễ viếng lúc 11 giờ ngày 21-10. Lễ truy điệu lúc 6 giờ ngày 23-10, sau đó an táng tại Nghĩa trang TP HCM.
Nhà văn Lê Văn Thảo tên thật là Dương Ngọc Huy, sinh ngày 1-10-1939 tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An . Ông lớn lên ở An Giang, sau đó lên Sài Gòn học Đại học Khoa học tự nhiên.


Thứ Năm, 20 tháng 10, 2016

Vài nhận định về cuộc thi thơ và bút ký “180 năm- Tây Ninh hình thành và phát triển”

Ngày 19-10-2016, Hội VHNT Tây Ninh long trọng tổ chức Lễ Tổng kết và phát giải cuộc thi Chào mừng "Kỷ niệm 180 năm Tây Ninh hính thành và phát triển. Có 13 tác giả đạt giải 2 thể loại bút ký và thơ. Ông Dương Văn Phong Chủ tịch và bà Đặng Thị Phương Phó chủ tịch Hội VHNT Tây Ninh đến dự. Nhà văn La Ngạc Thụy thay mặt Ban tổ chức đã báo cáo tổng kết cuộc thi ...


 

Thứ Tư, 19 tháng 10, 2016

THỜI HOA MỘNG - Truyện ngắn Võ Anh Cương



          Không như những lần trước, lần này về Đà Lạt tôi gặp phải một cơn mưa. Mà mưa dầm. Những hạt mưa nhỏ li ti bay như sương giăng, cảnh vật mù mịt sau một màn sương dầy đặc, để rồi ít phút sau trời quang mây tạnh như chưa hề có trận mưa rơi. Một chiếc xe vội vã chạy vụt qua bắn tung tóe vũng nước đọng trên đường thành những hình rẽ quạt. Tôi nép vào sát lề nhưng vẫn không tránh kịp, quần áo tôi ướt hết. Tôi bực tức nghĩ không biết cái thằng cha nào chạy xe mất dạy, chỉ biết đến mình mà không nghĩ đến người đi đường. Tôi biết mình chẳng làm gì được, tắc xi ở đâu cũng vậy cả, tôi tự an ủi mình như vậy để cố quên đi cảm giác khó chịu. Tôi đi bộ tà tà chờ Toại tới đón, tôi nghĩ, biết vậy lên phứt xe trung chuyển cho rồi.

Thứ Ba, 11 tháng 10, 2016

Nâng cao hiệu quả hoạt động của các Nhà sáng tác

Tiết mục văn nghệ mở màn Hội thảo.

Sáng 11-10, tại Nhà sáng tác Đại Lải (Vĩnh Phúc), Trung tâm hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức Hội thảo “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động sáng tác của văn nghệ sĩ tại các Nhà sáng tác”. Hội thảo đã nhận được 30 tham luận của các lãnh đạo Hội văn học nghệ thuật các địa phương, tạp chí, NXB và nhiều văn nghệ sĩ tên tuổi.

Thứ Hai, 10 tháng 10, 2016

MAY CÒN LẠI CHÚT MÙA THU - Phan Minh Châu



May còn lại chút mùa thu
May còn lại chút sương mù trong ta
Một thời sáng rỡ hương hoa
Mùa thu chín đến ngẫn ngơ nỗi buồn

Chủ Nhật, 9 tháng 10, 2016

Trao thưởng 67 tác phẩm xuất sắc về văn học nghệ thuật, báo chí

Bộ tư lệnh Quân khu 2 vừa tổ chức hội nghị tổng kết Cuộc vận động (CVĐ) sáng tác văn học nghệ thuật, báo chí (VHNTBC) và cuộc thi tìm hiểu 70 năm truyền thống LLVT quân khu (19-10-1946/19-10-2016).
Thủ trưởng Bộ tư lệnh Quân khu 2 trao thưởng cho các tác giả đoạt giải trong CVĐ sáng tác văn học nghệ thuật, báo chí. 

CÒN LỪNG HƯƠNG TRĂNG - Mặc Phương Tử


Ai cõng mùa xuân qua đây
Cho tôi chạm chút hương nầy vào tim
Để nghe tình tự trăm miền
Màu hoa cỏ
Vẫn bình yên muôn nhà.

Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2016

Đọc “Một Buổi Trưa” Thơ Bùi Giáng - Châu Thạch




MỘT BUỔI TRƯA

Một buổi trưa nắng vàng in trên tóc
Mây trên trời xuống phủ ở trên vai
Màu phương cảo pha mờ trên nét ngọc
Bước ngại ngùng nẻo mộng mấy lần sai.
Em có định sẽ cùng ai kể lể
Một nỗi đời hư huyễn giữa chiêm bao
Vừng hiu hắt nguyệt hờn mây nhỏ lệ
Một mùi hương nồng tụ ở nơi nào
Câu chuyện ấy một lần em đã rõ
Để bây giờ không thể lại phanh phơi
Đường đi xuống khung trời sương lổ đổ
Hờn dung nhan em có sợ bên người?
Con mắt ấy vì sao em khép lại
Làn mi kia em thử ghé lên nhìn
Vòng tay đẹp như cành xuân thơ dại
Ngón la đà sao chẳng chịu đưa tin
Một buổi trưa nắng vàng in trên tóc
Lùa chân mây về ở dưới chân trời
Bước vội vã một lần nghe gót ngọc
Dẫm trang đời lá rụng uá thu phai

BÙI GIÁNG

Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016

EM RA ĐI – Ngọc Tình


1
 
Em ra đi
Sân ga đón đưa – tàu qua rồi đơn lẻ
Bến sông quê sóng cuộn xiết trong lòng
Hỡi bên lở – bên ấy có đau không ?

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016

Vũ Thiện Khái – Nỗi đau đáu với quê hương – Giới thiệu La Ngạc Thụy

Vũ Thiện Khái
Vũ Thiện Khái quê ở tận Ninh Bình vào Tây Ninh lập nghiệp từ những năm 90 của thế kỷ trước. Trong một dịp đến Tân Châu dự buổi ra mắt Câu lạc bộ Thơ  huyện Tân Châu mới phát hiện ông và nhà thơ Lê Trí Viễn là hai cây bút kỳ cựu ở quê nhà, đã khẳng định được năng lực sáng tác, có nhiều tác phẩm văn thơ đăng trên các báo văn nghệ phía Bắc. 

THẢ NHẸ - Đàm Lan


 
Thả nhẹ một giấc mơ
Của ngày xa không níu
Chiều mơn man gió dịu
Cũng nhẹ nhàng bay đi

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2016

Hơn 100 người tham dự Hội nghị đại biểu những người viết văn trẻ lần thứ 9


nha-van-tre
Hội nghị khai mạc sáng 28-9 tại hội trường Bảo tàng Văn học Việt Nam với sự góp mặt của nhiều thế hệ nhà văn lão thành cùng 120 đại biểu văn trẻ. Được tổ chức định kỳ 5 năm/lần, đây thực sự là dịp quý để những người viết văn trẻ giao lưu, học hỏi lẫn nhau và tiếp thu những góp ý xác đáng từ các cây viết lão thành, góp sức mình vào sự phát triển chung của xã hội.

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2016

HƠI THỞ CỦA QUỶ TRUYỆN – Truyện truyền kỳ Võ Anh Cương


 
Quê Sinh ở ấp Đa Lạc thuộc  Lâm Viên thành nhưng nội tổ đã dẫn thân phụ Sinh bỏ xứ đi từ lâu lắm. Lúc lâm chung, nội tổ trối lại muốn thân phụ Sinh đem chút xương tàn về táng ở quê. Thân phụ  Sinh hứa với nội tổ sẽ cố gắng làm theo lời trăn trối nhưng do thời cuộc loạn lạc, nạn binh lửa tràn lan thân phụ Sinh không thực hiện được ước nguyện của nội tổ. 

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2016

Nợ...! - Truyện ngắn Hương Nhu


Gió se lạnh. Còn non tháng nữa là tới Tết Thanh Minh. Công việc bận rộn không biết tôi có sắp xếp được thời gian để về quê tảo mộ ba hay không ?  Việc tảo mộ cho ông bà cha mẹ là bổn phận là trách nhiệm, là việc nên làm cớ sao tôi phải phân vân…

Thứ Ba, 20 tháng 9, 2016

CÁI PHAO CÂU CON ĐẠI BÀNG – Truyện ngắn Vũ Thiện Khái

vu-thien-khai
(Sông Nguồn 12)
          Chuẩn bị cho chuyến hành trình tìm về Sông Nguồn của tôi, cha tôi nhét một hộp sâm Triều Tiên xuống đáy ba lô, dặn: Về tới quê con thay bố biếu cụ giáo Thiềng. Nhớ thưa với cụ bố gửi lời hỏi thăm và chúc thày trường thọ. Chú Hương sẽ đi cùng con. Chú Hương là con ông chú ruột của cha tôi, người buổi sáng cách nay mấy ngày đã  đón tôi ngoài cổng hậu làng Điềm. 

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2016

Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2016

NỤ CƯỜI THU XƯA – MP. Trường Giang Thủy


tgt

Ở đâu có bán ngày xưa,
Chỉ cho tôi biết tôi mua hỡi người?
Ở đâu cầm cố nụ cười,
Tôi đem tiền đến đóng lời chuộc ra!?

Thứ Năm, 15 tháng 9, 2016

Con đường Sứ - Ký La Ngạc Thụy




Năm 1620, vùng đất Tây Ninh đã có người Việt đến sinh cơ lập nghiệp. Tây Ninh thuở ấy có tên gọi là Rodumray thuộc Chân Lạp, đến thời Pháp thuộc người Pháp dịch là Pareaux Elephants (Chuông Voi). Việc giao lưu thương mại giữa kinh đô Nông Pênh và Prei – Nokor (Sài Gòn) đi qua Rodumray là gần nhất, nên người dân đã mở một con đường để qua lại giao thương*.

Thứ Tư, 14 tháng 9, 2016

MỘT BUỔI CHIỀU VÀNG -Truyện ngắn Võ Anh Cương


chieu-vang
    
     Mặt hồ gợn sóng, phía bên kia hồ, bóng của rặng thông xanh mọc ven đồi Cù chao động dưới đáy nước. Bên này hồ, rừng thông trên đồi nhà nghỉ Công đoàn trầm tư khẻ reo lên vài nốt nhạc du dương, như có như không. Một con sáo sậu bay vút lên cao trong nắng vàng ruộm buổi chiều. Trời trong xanh, nước trong xanh, thế là một buổi chiều vàng!  Đối diện đồi Công đoàn có một quán nhỏ được đặt tên là quán cà phê 4A, chẳng rõ vì sao? Chỉ biết rằng ngồi ở quán này nhìn ra hồ Xuân Hương là một nơi ngắm cảnh tuyệt vời. Vài thiếu nữ băng ngang qua đường trước quán, dáng đi con gái uyển chuyển dịu dàng với những đường cong khiến cho khung cảnh buổi chiều trở nên lãng đãng, như thực như mơ, đẹp lạ lùng. Đó là thời điểm sinh viên trường Cao đẳng sư phạm chắc là đi chợ, đi chơi hoặc là đi không mục đích, tỷ như vì thất tình chẳng hạn? Anh họa sĩ cười cười với ý nghĩ đó, và anh nghĩ tiếp “tình yêu là cái chi chi mà ai cũng mắc vào?”.

Thứ Ba, 13 tháng 9, 2016

Ứng xử với văn học miền nam trước 1975 – Hạnh Nguyễn


 
Khoảng 10 năm trở lại đây, quan điểm ứng xử đối với văn học miền nam trước 1975 đã có nhiều thay đổi tích cực. Cách nhìn đối với bộ phận văn học này khoa học, cởi mở, rộng rãi hơn trước. Hoàn toàn có thể nói đến một nhu cầu đọc lại, đánh giá lại, giới thiệu, phổ biến trở lại một số giá trị của văn học từng bị coi là “bên kia chiến tuyến”.

Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2016

Tây Ninh long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 180 năm hình thành và phát triển – Hữu Thiện

 Tham dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình; nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang; nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Vĩnh Trọng; Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Nguyễn Văn Nên; nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Huỳnh Đảm; Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Phuông; các vị khách quốc tế, lãnh đạo các tỉnh, thành phố và tỉnh Tây Ninh qua các thời kỳ…
 Tham dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình; nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang; nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Vĩnh Trọng; Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Nguyễn Văn Nên; nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Huỳnh Đảm; Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Phuông; các vị khách quốc tế, lãnh đạo các tỉnh, thành phố và tỉnh Tây Ninh qua các thời kỳ…
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình phát biểu tại lễ kỷ niệm 180 năm – Tây Ninh hình thành và phát triển..

Tây Ninh – 180 năm giữ vẹn chính danh, rạng ngời chính nghĩa – Trần Lưu Quang

 Từ chỗ phải đương đầu với thiên nhiên hà khắc ở nơi rừng thẳm, đến nay Tây Ninh chỉ còn rất ít hộ dân nghèo, phần lớn dân cư từ nông thôn đến thành thị đều có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, được học hành, được chăm sóc sức khoẻ, được hưởng đầy đủ quyền con người, quyền công dân của một nước tự do, độc lập.
 
TRẦN LƯU QUANG
Uỷ viên Trung ương Đảng – Bí thư Tỉnh uỷ

Giai điệu phương Nam: Tây Ninh- 180 năm tình đất, tình người – Hữu Thiện

 Đến dự có ông Nguyễn Văn Nên- Bí thư Trung ương Đảng, Chánh văn phòng Trung ương, ông Trần Lưu Quang- Bí thư Tỉnh ủy, ông Nguyễn Minh Tân – Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, ông Phạm Văn Tân- Chủ tịch UBND tỉnh cùng các vị nguyên lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo sở, ban, ngành tỉnh, đại diện các đài PTTH khu vực phía Nam cùng hàng ngàn khán giả.
 

Ông Nguyễn Thanh Ngọc – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh phát biểu khai mạc chương trình "Giai điệu phương Nam" lần thứ 52.

Thứ Ba, 6 tháng 9, 2016

Em đi - Ngô Thị Ngọc Diệp

10748919_642267999227317_1995180271_n-304x420

EM ĐI
 
Em đi nắng nhạt phai dần
Gió yên lặng đứng, phân vân câu chào
Vẳng khe khẽ, tiếng thì thào
Nghẹn lời từ biệt chênh chao cánh cò .

Thứ Hai, 5 tháng 9, 2016

CHO ANH NGÀY NỮA YÊU EM. – Vũ Hoàng

VŨ HOÀNG
CHO ANH NGÀY NỮA YÊU EM

Người trăm năm cũng tình dâu bể
Nắng muộn màng nắng cũng sang ngang
Em là ai ru ta mộng mị
Mùa chưa thu lá đã nhuốm vàng.

Thứ Bảy, 3 tháng 9, 2016

CHÚ KHÁCH – Truyện ngắn Vũ Thiện Khái

 tiệm 
 (Sông Nguồn 11)
 
          Nhớ quê, bà tôi hay kể đủ chuyện ngày xưa ở làng. Đôi lần bà tấm tắc khen những chú Khách chợ Xanh giỏi giang đường buôn bán. Mấy năm cuối dời, lẫn rồi, vài bận bà tôi nhìn trước nhìn sau rồi vời tôi đến bên giường thì thào: Nhà mình nhận nuôi một chú Khách từ lúc nó còn con nít. Nó khổ lắm. Rồi bà im bặt. Dường như nhận ra mình lỡ lời. Ngày cha tôi đưa bà vào ở hẳn trong thành phố Hồ Chí Minh, câu chuyện Hoa kiều đang hồi gay cấn lộn xộn. Tôi nghĩ bà chợt loé lên những ký ức một thời hoang mang sợ hãi. Trước ngày làm một chuyến tự mình tìm về Sông Nguồn, tôi được cha tôi kể cho nghe chuyện chú Khách nhà mình.                                                                  

Thứ Năm, 1 tháng 9, 2016

TÀO THÁO (曹操) – Thái Quốc Mưu

tào tháo
 
Tào Tháo (曹操), tự Mạnh Đức (孟德), tên tục A Man (阿瞞), tự Cát Lợi (吉利). Sanh 155 tại huyện Tiêu, nước Bái trong gia đình giàu có. Từ bé là người rất thông minh, ít để ý đến việc nhỏ, tính tình phóng khoáng, thích giao du, nhưng rất ham đọc sách, đặc biệt là binh thư, là người biết quyền biến, nhiều mưu lược. Ông mất ngày 15 tháng 3 năm 220, tại Lạc Dương, Hà Nam, thọ 66 tuổi.

Thứ Ba, 30 tháng 8, 2016

VÔ TÂM - Hàm Chương

HÀM CHƯƠNG
  
Một đêm kiều nữ tình đằm thắm
Mấy thuở đời trai ý nhuộm sầu
Từ buổi chia tay lưu luyến mãi
Bao giờ tương họp nhớ ngàn câu

Thứ Hai, 29 tháng 8, 2016

VÀO MIỀN DĨ VÃNG - MP. Trường Giang Thủy

 
Kết quả hình ảnh cho miền dĩ vãng

Gom nỗi nhớ bước vào miền dĩ vãng
Cơn lốc đời thổi giạt dấu yêu xưa
Nghiêng mái tóc hất hương thừa ủ mộng
Ngày tàn thu sương trắng dốc mong chờ.


HAI ỐM – Truyện ngắn của Võ Anh Cương

saigon
Đón được chiếc tắc xi tôi lên xe và nói với cậu lái xe cho tôi về Gò Vấp. Tôi lấy làm lạ, tôi đã đi Sài Gòn nhiều lần rồi nên biết thế nào là những con đường đông đặc người và xe, vậy mà giờ tôi thấy con đường Điện Biên Phủ rộng rinh, lác đác vài chiếc xe thong dong đang chạy. Như đọc được ý nghĩ của tôi, người lái tắc xi nói: “Chắc là cả nửa thành phố đi chơi lễ, lái xe mấy ngày này thật dễ chịu.”. 

Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2016

CHUYẾN TÀU ĐỊNH MỆNH – Truyện ngắn Nguyễn Phương Liên


 
      Hai chúng tôi ở gần phố nhau, anh hơn tôi hai tuổi. Anh là con Cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc!
      Bữa đó khi cô Hiệu trưởng đưa anh vào học ở lớp tôi, cả lớp xôn xao trước người bạn mới với giọng nói rất dễ thương! Tôi là lớp phó phụ trách học tập nên được phân công giúp đỡ anh! Anh thông minh, đôi mắt to, sáng với mái tóc bồng bềnh và một nước da rất Nam Bộ. Anh học Toán khá tốt, còn tôi trong đội tuyển Văn nên hai chúng tôi phối hợp rất ăn ý!

Những bức ảnh tuyệt đẹp về Tây Ninh năm 1965

Mảnh đất Tây Ninh năm 1965 hiện lên với vẻ đẹp thơ mộng và đầy sức sống trong những bức ảnh của cựu binh Mỹ John Hansen.
 

Làng xóm ven sông ở Tây Ninh năm 1965.
Làng xóm ven sông ở Tây Ninh năm 1965.
 

Thứ Năm, 25 tháng 8, 2016

VỀ NHẶT NẮNG GOM MÙA VÀNG THÁNG BẢY – Ngưng Thu

NGƯNG THU
VỀ NHẶT NẮNG GOM MÙA VÀNG THÁNG BẢY

Tháng bảy về rót những áng mây nằng nặng
Nhả hạt rào rào lên mắt những vì sao
Câu thơ nào dỗ dành để say giấc nàng ngâu
Và buông tiếng cợt trêu cho mùa thôi hạ đỏ.