Thời buổi công nghệ, chỉ
cần mang máy tính, chiếc điện thoại... có hỗ trợ Internet, dù ở đâu,
trên tàu hay trên xe... đều có thể lướt web bất cứ lúc nào, vì thế văn
học mạng cũng ra đời và phát triển mạnh mẽ. Nhanh nhạy, tức thời, dễ
dàng, song, đây cũng là sân chơi đầy thử thách của các nhà văn trẻ.
Đa dạng diện mạo văn học
Theo thống kê của của trang tiki.vn (website bán sách online lớn nhất hiện nay), trong 10 quyển sách bán chạy nhất năm 2014, tác giả trẻ Việt Nam bước ra từ văn học mạng chiếm số lượng áp đảo (Ai rồi cũng khác - Hamlet Trường và Iris Cao, Buồn làm sao buông - Anh Khang, Cafe cùng Tony - Tony Buổi Sáng, Hoa Linh Lan - Gào, Người yêu cũ có người yêu mới - Iris Cao).
Dẫn chứng trên cho thấy số lượng tác phẩm văn học mạng của người cầm bút trẻ in thành sách giấy tăng nhanh, có sức thu hút lớn đối với lớp trẻ.
Không ít tên tuổi đã nổi lên và tìm thấy đối tượng bạn đọc tiềm năng cho riêng mình từ những trang sáng tác trên blog, mạng xã hội, diễn đàn như Nguyễn Thu Thủy, Quỳnh Thy, Leng Keng…
Có thể kể đến tác giả Nguyễn Phong Việt, được xem là “hiện tượng của phát hành”. Tập thơ đầu tay Đi qua thương nhớ, bán được 30 ngàn bản; tập thứ hai Từ yêu đến thương, bán được 20 ngàn bản; tập thơ Như một dòng chảy ngược, sinh ra để cô đơn! ra mắt cuối năm 2014 với 4.000 bản in.
Khoảng hơn 10 năm trở lại đây, văn học mạng Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Sự xuất hiện các trang web như vanchuongviet.org, vanvn.net, vienvanhoc.org.com, ngonngu.net, vanhocquenha.vn, phebinhvanhoc.com.vn... góp phần thúc đẩy quá trình giao tiếp văn học, mở ra tâm thế đón nhận mới.
Chị Thu Hà - Giám đốc điều hành của Công ty sách Người trẻ Việt - cho biết: Công ty này từng phát hành 60 đầu sách văn học Việt Nam, trong đó có tới 2/3 bản thảo lấy từ các tác phẩm đã đăng trên mạng.
Theo nhà văn Phan Việt, tác giả các tập truyện ngắn Phù phiếm truyện (giải Nhì cuộc Vận động sáng tác văn học tuổi 20 lần III), sự ra đời của văn học mạng không chỉ làm thay đổi độc giả, thay đổi cách thức đọc, tâm thế, thị hiếu đọc phổ thông, mà còn tạo ra những độc giả mới tự do.
Lựa chọn văn học mạng (sáng tác, tiếp nhận), trên thực tế, không đơn thuần là một lựa chọn của riêng cá nhân, đối với nhiều người là một lựa chọn có tính xã hội và có tính chính trị, một lựa chọn của thời đại.
“Sân chơi” đầy thử thách
Sự xuất hiện và phát triển của văn học mạng đã góp phần đa dạng diện mạo văn học đương đại. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng thừa nhận đây là sân chơi đầy thử thách.
Nhà văn Hàn Băng Vũ cho rằng, sự lan truyền nhanh của Internet mà văn chương của các tác giả dễ bị đánh cắp, bị đọc chùa, bị phát tán trên nhiều trang web và diễn đàn khác.
Thêm vào đó những mối liên quan đến việc một số tác giả viết nhanh, viết ẩu, viết theo thị hiếu, chiều lòng độc giả mang tính giải trí.
Bên cạnh những tác phẩm có chiều sâu triết lí, được đầu tư kỹ lưỡng về vốn hiểu biết, vốn sống thì vẫn còn nhiều những tác phẩm chạy theo thị trường, rẻ tiền, nông về tư duy, hạn hẹp về vốn sống. Sự lẫn lộn giữa hay, dở khiến người đọc không biết đâu mà lựa chọn.
Nhà văn Phan Việt chia sẻ: “Văn học mạng tạo ra sự tương tác giữa người đọc và người viết, xóa bỏ mọi giới hạn, cho phép người sáng tạo được thử nghiệm, bộc bạch quan điểm.
Giữa người viết và người đọc đều thỏa sức với sự sáng tạo của mình. Chỉ cần căn cứ vào lượt view (xem), số lượng like (thích), comment (bình luận), đối với mỗi tác phẩm, có thể thấy giới trẻ đã ít nhiều quan tâm đến văn học.
Tuy nhiên, chất lượng các tác phẩm văn học mạng không đồng đều. Các bạn trẻ cần có thái độ nghiêm túc, tự lựa chọn những tác phẩm nghệ thuật đích thực và sẵn sàng loại trừ, tẩy chay những sản phẩm hời hợt, không có giá trị”.
Theo thống kê của của trang tiki.vn (website bán sách online lớn nhất hiện nay), trong 10 quyển sách bán chạy nhất năm 2014, tác giả trẻ Việt Nam bước ra từ văn học mạng chiếm số lượng áp đảo (Ai rồi cũng khác - Hamlet Trường và Iris Cao, Buồn làm sao buông - Anh Khang, Cafe cùng Tony - Tony Buổi Sáng, Hoa Linh Lan - Gào, Người yêu cũ có người yêu mới - Iris Cao).
Dẫn chứng trên cho thấy số lượng tác phẩm văn học mạng của người cầm bút trẻ in thành sách giấy tăng nhanh, có sức thu hút lớn đối với lớp trẻ.
Không ít tên tuổi đã nổi lên và tìm thấy đối tượng bạn đọc tiềm năng cho riêng mình từ những trang sáng tác trên blog, mạng xã hội, diễn đàn như Nguyễn Thu Thủy, Quỳnh Thy, Leng Keng…
Có thể kể đến tác giả Nguyễn Phong Việt, được xem là “hiện tượng của phát hành”. Tập thơ đầu tay Đi qua thương nhớ, bán được 30 ngàn bản; tập thứ hai Từ yêu đến thương, bán được 20 ngàn bản; tập thơ Như một dòng chảy ngược, sinh ra để cô đơn! ra mắt cuối năm 2014 với 4.000 bản in.
Khoảng hơn 10 năm trở lại đây, văn học mạng Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Sự xuất hiện các trang web như vanchuongviet.org, vanvn.net, vienvanhoc.org.com, ngonngu.net, vanhocquenha.vn, phebinhvanhoc.com.vn... góp phần thúc đẩy quá trình giao tiếp văn học, mở ra tâm thế đón nhận mới.
Chị Thu Hà - Giám đốc điều hành của Công ty sách Người trẻ Việt - cho biết: Công ty này từng phát hành 60 đầu sách văn học Việt Nam, trong đó có tới 2/3 bản thảo lấy từ các tác phẩm đã đăng trên mạng.
Theo nhà văn Phan Việt, tác giả các tập truyện ngắn Phù phiếm truyện (giải Nhì cuộc Vận động sáng tác văn học tuổi 20 lần III), sự ra đời của văn học mạng không chỉ làm thay đổi độc giả, thay đổi cách thức đọc, tâm thế, thị hiếu đọc phổ thông, mà còn tạo ra những độc giả mới tự do.
Lựa chọn văn học mạng (sáng tác, tiếp nhận), trên thực tế, không đơn thuần là một lựa chọn của riêng cá nhân, đối với nhiều người là một lựa chọn có tính xã hội và có tính chính trị, một lựa chọn của thời đại.
“Sân chơi” đầy thử thách
Sự xuất hiện và phát triển của văn học mạng đã góp phần đa dạng diện mạo văn học đương đại. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng thừa nhận đây là sân chơi đầy thử thách.
Nhà văn Hàn Băng Vũ cho rằng, sự lan truyền nhanh của Internet mà văn chương của các tác giả dễ bị đánh cắp, bị đọc chùa, bị phát tán trên nhiều trang web và diễn đàn khác.
Thêm vào đó những mối liên quan đến việc một số tác giả viết nhanh, viết ẩu, viết theo thị hiếu, chiều lòng độc giả mang tính giải trí.
Bên cạnh những tác phẩm có chiều sâu triết lí, được đầu tư kỹ lưỡng về vốn hiểu biết, vốn sống thì vẫn còn nhiều những tác phẩm chạy theo thị trường, rẻ tiền, nông về tư duy, hạn hẹp về vốn sống. Sự lẫn lộn giữa hay, dở khiến người đọc không biết đâu mà lựa chọn.
Nhà văn Phan Việt chia sẻ: “Văn học mạng tạo ra sự tương tác giữa người đọc và người viết, xóa bỏ mọi giới hạn, cho phép người sáng tạo được thử nghiệm, bộc bạch quan điểm.
Giữa người viết và người đọc đều thỏa sức với sự sáng tạo của mình. Chỉ cần căn cứ vào lượt view (xem), số lượng like (thích), comment (bình luận), đối với mỗi tác phẩm, có thể thấy giới trẻ đã ít nhiều quan tâm đến văn học.
Tuy nhiên, chất lượng các tác phẩm văn học mạng không đồng đều. Các bạn trẻ cần có thái độ nghiêm túc, tự lựa chọn những tác phẩm nghệ thuật đích thực và sẵn sàng loại trừ, tẩy chay những sản phẩm hời hợt, không có giá trị”.
Theo nhà
văn Phan Việt, văn học mạng Việt Nam đang nằm trong dòng chảy với văn
học mạng toàn cầu, nó tự thân phát triển, tự xây dựng các tiêu chí, cuốn
hút rất nhiều cư dân mạng trở thành người viết văn học mạng. Các cây
bút văn học mạng cần có sự tỉnh táo khi lựa chọn văn học mạng cho con
đường phát triển văn chương của mình.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét