KHÔNG ĐỀ
Thơ ZuLu DC
Đi hết núi anh tìm mà chưa gặp
Hoàng hôn tím tiếp tiếp bình minh hồng
Rét mướt mùa đông nắng nung mùa hạ
Anh vẫn chưa tìm được lá diêu bông !
Hoàng hôn tím tiếp tiếp bình minh hồng
Rét mướt mùa đông nắng nung mùa hạ
Anh vẫn chưa tìm được lá diêu bông !
Tới cảnh danh lam anh cầu khẩn Phật
Lại đụng đầu với những sắc không
Mang từ bi anh đi tìm gặp Chúa
Chúa bảo tình con Chúa cũng đau lòng
Lại đụng đầu với những sắc không
Mang từ bi anh đi tìm gặp Chúa
Chúa bảo tình con Chúa cũng đau lòng
Anh cứ đi, đi mãi tới đầu sông
Đến tận man thiên nước chảy xuôi dòng
Anh chợt nhận ra một điều rất thật
Tay Em sau lưng dấu lá diêu bông .
Đến tận man thiên nước chảy xuôi dòng
Anh chợt nhận ra một điều rất thật
Tay Em sau lưng dấu lá diêu bông .
Bình ngắn: Châu Thạch
Vừa thức giấc ngủ trưa, còn nằm trên
giường, tôi đọc được bài thơ vịnh ảnh không có tựa đề của nhà thơ ZuLu
DC. Bài thơ đã cho tôi ngập tràn những cảm xúc.
Lên cơn viết như lên cơn yêu. Lên cơn yêu
thì phải tỏ tình. Tôi đang lên cơn viết như lên cơn yêu, nên phải tỏ
tình bằng cách viết , không cần nghĩ đến hậu quả sau nầy nó sẽ ra sao.
Từ bài thơ không có tựa đề của ZuLu DC
tôi tìm trên google có đến trên 100 bài thơ khác nói về lá Diếu Bông.
Thật tình, trừ bài thơ chính “Lá Diêu Bông” của nhà thơ Hoàng Cầm, không
có bài nào khác làm cho tôi cảm thấy thú vị bằng bài thơ trên đây.
Ta hãy đi vào khổ thơ đầu:
Đi hết núi anh tìm mà chưa gặp
Hoàng hôn tím tiếp tiếp bình minh hồng
Rét mướt mùa đông nắng nung mùa hạ
Anh vẫn chưa tìm được lá diêu bông !
Hoàng hôn tím tiếp tiếp bình minh hồng
Rét mướt mùa đông nắng nung mùa hạ
Anh vẫn chưa tìm được lá diêu bông !
Cũng như trăm bài thơ “Lá Diêu Bông” khác, ZuLu DC nói về cuộc hành trình của mình đi tìm lá Diêu Bông cho em.
Ta hãy đọc hành trình đi tìm lá Diêu Bông của nhà thơ Hoàng Cầm:
“Váy Đình Bảng buông chùng cửa
võng/Chị thẩn thơ đi tìm/Đồng chiều/Cuống rạ/Chị bảo/Đứa nào tìm được lá
Diêu Bông/Từ nay ta gọi là chồng/Hai ngày em tìm lá/Chị chau mày/Đâu
phải lá diêu bông/Mùa đông sau em tìm lá/ Chị lắc đầu/Trông nắng vãn bên
sông/Ngày cưới chị/ Em tìm lá/Chị cười xe chỉ ấm trôn kim/Chị ba con em
tìm lá/Xòe tay phủ mặt chị không nhìn…”
Vậy là, Hoàng Cầm đã tìm ra được lá Diêu Bông mà chị ấy nuốt lời. ZuLu DC thì tìm không ra lá bao giờ.
Vậy là, Hoàng Cầm tìm ra lá Diêu Bông
cũng dề dàng. ZuLu DC phải băng núi, vượt sông qua thời tiết khắc nghiệt
mà vẫn tìm chưa ra lá Diêu Bông.
Tất nhiên ZuLu DC dựa “Lá Diêu Bông” của
Hoàng Cầm để thổ lộ cuộc tình của mình nên phải viết khác đi. Không thể
đem so sánh hai cách tìm lá Diêu Bông ấy, cách nào là hợp lý, là thi vị
hơn. Thế nhưng nếu đặt riêng thơ ZuLu DC ra, ta thấy được nhà thơ đã
gói cuộc hành trình đầy thăng trầm trong bốn câu thơ rất gọn. “Bình minh
tím tiếp tiếp hoàng hôn hồng” là những tháng ngày còn đẹp, lặn lội
thong dong trong cuộc hành trình. “Rét mướt mùa đông, nắng nung mùa hạ”
là những tháng ngày gian khổ đi tìm lá Diêu Bông.
Hoàng Cầm tìm ra lá Diêu Bông, còn nuôi
hy vọng chị ấy sẽ nhận lời. ZuLu DC thì khác, tuyệt vọng vì “Anh vẫn
chưa tìm được lá diêu bông”
Qua khổ hai của bài thơ, ta mới thấy
người đi tìm lá Diêu Bông bây giờ không phải là đứa trẻ ngây thơ, đi tìm
lá trên đường trần như trong thơ của Hoàng Cầm. ZuLu DC đã bước vào thế
giới tâm linh, để tiếng thơ của tác giả mang đầy nỗi niềm trăng trở.
Phật và Chúa xuất hiện trong thơ để làm gì? Để gánh thay cho nhà thơ sự
bất lực trong tình yêu, để thấy lẽ huyền vị của đạo cũng thất bại trước
nghịch cảnh của tình, và để thấy tác giả nặng lòng vì lá Diêu Bông biết
bao nhiêu!
Tới cảnh danh lam anh cầu khẩn Phật
Lại đụng đầu với những sắc không
Mang từ bi anh đi tìm gặp Chúa
Chúa bảo tình con Chúa cũng đau lòng
Lại đụng đầu với những sắc không
Mang từ bi anh đi tìm gặp Chúa
Chúa bảo tình con Chúa cũng đau lòng
Nhà thơ tới cảnh danh lam để cầu khẩn
Phật lại đụng đầu với sắc không. Sắc không là gì? Sắc không là sự vô
thường trần thế bởi duyên nghiệp mà gây ra. Vậy thì ở đây ZuLu DC đã đề
cập đến nghiệp mà hai người đã gây ra từ tiền kiếp, nên cái duyên bây
giờ không thể có nhau.
Nhà thơ mang từ bi đến tìm gặp Chúa thì
Chúa bảo “tình con Chúa cũng đau lòng”. Vì sao thế? Vì Chúa tể trị vạn
vật nhưng không thể tể trị tâm hồn con người. Khi con người ăn trái cấm
thì Chúa cũng buông tay, khi con người chưa có tấm lòng hiệp nhau thì
Chúa đành chịu.
Khổ thơ đặt tình yêu bên bờ vực thẳm, cho
tình yêu tính thiêng liêng riêng của nó mà đấng cai quản trời đất cũng
không can thiệp được. Khổ thơ cũng cho ta thấy sự bế tắc cúa người đi
tìm lá Diêu Bông. Để làm gì? Để tác giả mở ra một khổ thơ cuối rất bất
ngờ, mang đến nụ cười di dỏm cho người thích dí dóm, mang đến nỗi đau
cho người ưa bi lụy, và mang đến cho ai đọc thơ, dầu cảm xúc thế nào thì
cũng cảm nhận đôi cánh của thơ vút bay trong tâm hồn ta, chao đảo đến
tuyệt vời trên bầu trời thơ, đẹp vô cùng!
Anh cứ đi, đi mãi tới đầu sông
Đến tận man thiên nước chảy xuôi dòng
Anh chợt nhận ra một điều rất thật
Tay Em sau lưng dấu lá diêu bông .
Đến tận man thiên nước chảy xuôi dòng
Anh chợt nhận ra một điều rất thật
Tay Em sau lưng dấu lá diêu bông .
Hãy nghe đoạn cuối “Lá Diêu Bông” của Hoàng Cầm:
“Từ thuở ấy
Em cầm chiếc lá
đi đầu non cuối bể
Gió quê vi vút gọi
Diêu bông hời…
…ới diêu bông…!”
Em cầm chiếc lá
đi đầu non cuối bể
Gió quê vi vút gọi
Diêu bông hời…
…ới diêu bông…!”
Hoàng
Cầm cầm chiếc lá Diêu Bông đi đầu non cuối bể. Ngược lại ZuLu DC đến
đầu non cuối bễ. đến tận chốn “man thiên” mới thấy lá Diêu Bông em cầm
dấu sau lưng.
“Man
Thiên là đâu? Thật tình tôi không hiểu hai từ nầy nhưng tôi đoán từ chữ
“Man di” mà ra. “Man di” được hiểu như là thiếu văn minh, sống như thời
nguyên thủy. Vậy “Man thiên” có thể hiểu là “chốn đất thiên ở thời
nguyên thủy”. Chốn đất thiên nầy hiểu xa một chút chính là vườn Địa
Đàng, nơi khai sinh loài người theo Kinh Thánh. Nếu hiểu như vậy thì
nhà thơ đã quay về quá khứ trong hư cấu, trong tưởng tượng hay trong
giấc mơ thật sự cúa mình. Và vì thế người đọc thơ cũng có thể cảm nhận
được một giấc thụy du dài triền miên trong cuộc đi tìm lá Diêu Bông.
Lá
Diêu Bông không có bao giờ và giấc thụy du tìm lá Diêu Bông cũng ngắn
thôi, từ khi nhà thơ ZuLu DC nhìn thấy chiếc ảnh đẹp của nữ thi sĩ Trần
Mai Ngân dấu bó hoa sau lưng.
Lá
thì không có, mộng cũng không lâu, bài thơ thì ngắn nhưng tất cả là một
cảm tác tuyệt vời, một con mắt nhìn ảnh thẩm thấu hoàn toàn nghệ thuật,
một bài thơ vịnh ảnh chan chứa tình, mơ mộng như hồn bướm và siêu thoát
quay về chốn cội nguồn, chốn nguyên thủy, có bóng em tươi cười, ngổ
nghịch, với lá hoa Diêu Bông dấu sau lưng làm em trở thành thánh nữ,
hiển hiện trong tâm hồn bất kỳ ai đó yêu thơ.
Tôi
yêu bài thơ vô cùng nhưng trí tôi hạn hẹp. chữ tôi đơn sơ, khó mà viết
hết được những gì hiển biện trong giấc thụy du cúa tôi, cũng theo bài
thơ từ tấm ảnh, băng qua hoàng hôn tím, bình minh hồng, rét mướt mùa
đông, nắng nung mùa hạ, để về miền có cây trái cấm, nhìn em của ZuLu DC
cầm bó hoa Diêu Bông cười ngộ nghĩnh!!!
Bài
thơ không đề cúa ZuLu Dc còn cái hay nữa là đã bày tỏ trong thơ tâm hồn
lãng mạn và sự tinh tế của thi nhân. Đây là một bài thơ vịnh ảnh, cảm
tác mỳ ắn liền, mục địch chính để khen bức ảnh mà thôi. Thế nhưng tác
giả không dùng sáo ngữ thường tình mà lại hư cấu nên một câu chuyện
tình hư huyễn để gián tiếp tôn vinh bức ảnh đẹp. Qua thơ tác giả gởi
vào ảnh một cái gì đó trong sâu kín của lòng mình, cọng thêm một chút
trách yêu đầy thi vị, khiến người trong ảnh và người đọc thơ cảm thấy sự
cao khiết quyến luyến cúa một thứ tình câm tuyệt vời./.
Châu Thạch
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét