sắc thu Phan Thiết
* Thái Anh
vốc lên tay ngụm nước Mường giangnhư bắt gặp đáy mùa thu trong suốtnhớ hun hútthu căng trời Phan ThiếtPoshanưh chiều rưng khúc Chăm nươngta biếc vào lãng đãng biển sươngthương con sóng vặn mình quanh Mũi Négíó mát lựngru hời tay mẹchiều rướn xanh quên cả đang xanhta muốn ôm hôn từng ngõ đất nín thinhnhững con phố thênh thênhnhững mặt người quen lạsắc mùa thu mở lòng ra biển cảchở theo mùa chiếc lá đỏ trong đêm...
T.A
LỜI BÌNH CỦA LA NGẠC
THỤY
Trên trang Văn nghệ Bình
Thuận của Báo Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam số tháng 7-2008 đăng bài thơ "Sắc thu Phan Thiết" của Thái Anh và
càng đọc càng thấy bài thơ thật hay, đặc biệt hay ở cách sử dụng từ, mà là động
từ mới đặc sắc làm sao! Cứ nghĩ thơ mà sử dụng động từ nhiều quá sẽ giảm đi
chất thơ. Thế nhưng trong bài thơ "sắc
thu Phan Thiết" của Thái Anh, các động từ mà anh thể hiện lại nâng tầm của
bài thơ lên. Ở khổ thơ đầu anh sử dụng đến 5 động từ "vốc", "bắt gặp", "nhớ",
"căng", "rưng", đặc biệt là 3 từ "vốc", "căng" "rưng" thật hình tượng làm sao!
"vốc lên tay ngụm nước Mường giang" để rồi anh "bắt gặp"
đáy mùa thu, bắt gặp rồi "nhớ", mà lại "nhớ hun hút" mới độc đáo chứ! Nhất là
"thu căng trời" Phan Thiết và "rưng khúc" Chăm nương. Bình Thuận là
vùng đất xưa của Chăm pa với "khúc Chăm nương" đã đi vào lòng người dân Bình
Thuận. Từ "vốc lên tay ngụm nước" đã dẫn chúng ta đến mùa thu xưa trong "khúc
Chăm nương" để nghe lòng "rưng", một biểu hiện cảm xúc khi nhớ về một thời kỷ
lịch sử của một dân tộc.
Khổ thơ thứ hai, các
động từ "biếc" "vặn", "lựng", "rướn" cũng thật hình tượng với những nhọc nhằn
của người dân vùng biển mà mẹ là biểu trưng. Đứng trước biển khi trời chiều, trông
biển lãng đãng như sương mà còn nhìn ra sóng từng đợt "vặn" mình nếu không
"rưng khúc" Chăm nương trước đó và nỗi nhọc nhằn của mẹ không được "gió ru"
"mát lựng" tay mẹ, để cho "chiều rướn
xanh quên cả đang xanh". Trời chiều, mặt trời càng xuống thấp, biển dù xanh vẫn
phải nhuộm đỏ ráng chiều. Thế nhưng chiều lại "rướn" xanh. Có phải "sắc thu
Phan Thiết" chính là đây?"
Động từ "ôm" và "nín
thinh" trong câu đầu của khổ thơ thứ ba, mới đọc cứ nghĩ "đất mà ôm hôn", dường
như không chuẩn lắm. Thế nhưng, ở đây không phải con người ôm hôn đất mà "sắc
thu (đã) căng trời Phan Thiết" được,
thì ôm hôn từng ngõ đất nín thinh
cũng được chứ có sao? Chẳng những thế mà còn "những con phố thênh thênh" và cả
"những mặt người quen lạ" nữa cơ.
Để rồi từ đó "sắc mùa
thu (mới chấp nhận) mở lòng biển cả" cho ráng đỏ trời chiều nhuộm sóng biển và
qua gợn sóng, đứng nhìn như biển (đang)
chở muôn vàn chiếc lá đỏ trong đêm. Động từ "mở" và "chở" sử dụng trong 2
câu của khổ thơ cuối thật "đắt" làm sao!
LNT
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét