SAO BÁC CHÊ THƠ TUI?
(Đã đăng trên báo Tuổi Trẻ Cười
và trang web Đất Đứng)
sao bác lại chê thơ tui?
một người về hưu vẫn còn chút trí
chút lương còm nhưng tâm không hoen rỉ
bác gáy tồ tồ tui cũng đập cánh cho vui
chim bay ngang trời diều bay tới bay lui
lá chanh ướp thịt gà lá mơ ôm thịt chó
kéo cày bò to chịu thui bê nhỏ
pi-a-nô là đàn tơ-rưng gọi là chi?
nếu rượu bác ngon tui uống vài ly
mồi tui xoàng vẫn chưa đồ bỏ
rim nhật rim tàu ra đường em ngó
vi vút dập dìu em biết mê ai?
thơ tui đang gói miếng khô nai
đốt lên nướng mùi nghe thơm phức
thơ bác báo đăng, xin chúc
nhuận bút đâu rồi? đi lẹ kiếm chất cay.
Nguyễn Khăc Phước
Tản mạn của Châu Thạch:
Chê thơ? Không chê thơ? Vấn đề nầy
chắc bàn từ đầu xuân đến cuối đông cũng không có kết quả. Châu Thạch tôi
vốn viết cảm nhận thơ không chê bao giờ nên cũng được nhiều người góp
ý.
Hôm nay tình cờ đọc được bài thơ của bạn Nguyễn Khắc Phước lòng thấy thích vô cùng.
Nguyễn Khắc Phước là nhà văn, truyện
ngắn và truyện dịch của anh thì đã có chổ đứng trên văn đàn rồi. Thế
nhưng thỉnh thoảng nhà văn nhã hứng cũng làm thơ . Thơ anh đã được nhà
phê bình Phạm Đức Nhì khen là “Thoát hẳn cái vòng kim cô thơ mới”.
Đọc bài thơ “Sao Bác Chê Thơ Tôi” khẳng định thêm nhận xét của nhà phê bình văn học Phạm Đức Nhì là đúng.
Bây giờ hãy mời đọc mấy câu thơ vào
đề rất vui của nhà thơ không có “vòng kim cô thơ mới” trên đầu, nhờ thế
thơ vừa dí dỏm vừa sâu xa:
sao bác lại chê thơ tui?
một người về hưu vẫn còn chút trí
chút lương còm nhưng tâm không hoen rỉ
bác gáy tồ tồ tui cũng đập cánh cho vui
Đọc câu thơ “bác gáy tồ tồ tui cũng
đập cánh cho vui” ta thấy nhà thơ dùng hai hình ảnh vui mà sống động để
so sánh người làm thơ chuyên nghiệp và người làm thơ nghiệp dư.
“Tồ tồ” là tỉnh từ,là khẩu ngữ, dùng
để “mô phỏng tiếng nước chảy từ trên cao xuống thành dòng mạnh”.Ở đây
tác giả muốn nói người làm thơ chuyên nghiệp cũng chỉ gáy thôi, nhưng
gáy mạnh và nhiều như dòng nước chảy từ trên cao xuống. Vậy suy ra cái
nhiều của người làm thơ chuyên nghiệp chưa chắc đã hay, bởi vì cũng chỉ
gáy thôi. Gáy thì khó mà hay được.
“Tôi cũng đâp cánh cho vui”: Chim hót
không đập cánh. Gà trước khi gáy mới đập cánh. Vậy ở đây tác giả tự cho
mình là gà, gà mới đập cánh thôi chớ chưa gáy nữa. Chưa gáy thì không
thể chê gà gáy dỡ hay gáy hay. Nghĩ xa ra thì có thể tác giả muốn nói
rằng: “Anh cũng gà mà tôi cũng gà. Anh đã gáy tồ tồ nhưng tôi mới đập
cánh. Nếu tôi gáy thật thì chưa chắc thua anh đâu”.
Thế rồi trong những câu thơ sau, nhiều hoạt cảnh được dựng lên liên tục, mục đích để so sánh giữa bác và tôi hay đúng ra, giữa người làm thơ hay và người làm thơ dỡ, giữa người có thiên phú làm thơ và người không có thiên phú làm thơ:
chim bay ngang trời diều bay tới bay lui
lá chanh ướp thịt gà lá mơ ôm thịt chó
kéo cày bò to chịu thui bê nhỏ
pi-a-nô là đàn tơ-rưng gọi là chi?
Đây là những câu thơ
rất bình dân, rất chất phác, không thua gì về sự bình dân của những câu
ca dao, mà cũng không thua gì sự sâu đậm, dí dỏm và thi vị cúa những câu
ca dao. Đọc thơ ta thấy sự nhún nhường của tác giả, tự cho mình là con
vật bình thường, là cây đàn quê mùa nơi rừng núi. Thế nhưng những lời
bình dị đó là sự biện luận sâu sắc, hợp lý và ôn hòa để đối phương nhận
thấy cái đúng của mình.
Thật là thú vị khi
đọc những câu thơ kế tiếp, Nguyên Khắc Phước đem thơ mình so với thơ
người bằng những hình ảnh rất thật là rượu ngon, rượu xoàng hay xe
xoàng, xe xiện:
nếu rượu bác ngon tui uống vài ly
mồi tui xoàng vẫn chưa đồ bỏ
rim nhật rim tàu ra đường em ngó
vi vút dập dìu em biết mê ai?
Rượu ngon hay rượu
xoàng thì vẫn là thức uống không ai đem đổ bao giờ. Xe tốt hay xe xấu
thì vẫn là phương tiện giao thông cần thiết. Tác giả nói: Rim Nhật rim
tàu khi ra đường vi vút dập dìu chưa biết em mê ai ?. Ý là thơ anh như
rim nhật, thơ tôi như rim tàu, tuy có khác nhau nhưng người đọc thơ chưa
chắc cho thơ ai là hay, thơ ai là dỡ. Bốn câu thơ nói như đùa mà
chứng minh thật chí lý. Từ đó đối phương có thể hiểu là thơ, dầu thơ
hay, thơ dỡ thì vẫn tốt cho cuộc sống và cần cho đời như rượu như xe.
Thơ hay, thơ dỡ là tuỳ theo sự ưa thích và cảm nhận của mỗi người mà
thôi.
Những câu thơ cuối là
tiếng cười hòa giãi, thoải mái và vui vẽ cùng nhau. Tác giả không phê
phán ai sai ai đúng, tạo một thứ tình thân thiện, khiến cho đối phương
cũng không có lý lẽ gì để chê thơ nữa:
thơ tui đang gói miếng khô nai
đốt lên nướng mùi nghe thơm phức
thơ bác báo đăng, xin chúc
nhuận bút đâu rồi? đi lẹ kiếm chất cay.
Thơ mà như “miếng khô
nai đốt lên thơm phức” thì dứt khoát là thơ hay rồi, thơ ấy không phải
là tuyệt tác thì cũng có ý nghĩa, có thi vị của thơ. Cuối cùng tác giả
cũng không chịu cho là thơ mình dỡ, ít ra cũng thơm như miếng khô nai.
Điều đó cho ta biết tâm lý của người làm thơ, không ai cho thơ mình dỡ
cả, nếu thấy thơ mình sáng tác ra mà dỡ thì họ đã bỏ thơ rồi. Vậy nếu
chê thơ ai dỡ thì vô tình xúc phạm đên họ hay làm cho cho họ buồn lòng
không nhiều thì ít.
Chê thơ hay không chê
thơ? Điều này còn bàn từ đầu xuân đến cuối đông vẫn chưa ngã ngũ. Trong
khuôn khổ bài viết nầy tôi chỉ bàn tản mạn về những điều lý thú của một
bài thơ có đầy đủ cái hay, vừa cởi mở vừa ôn hòa lại vừa sắc sảo, cho
ta nụ cười thoải mái. Đúng đó là một bài thơ không đội “vòng kim cô” của
bất kỳ một thể thơ nào./.
Châu Thạch
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét