Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Tháng tư này em ở đâu? - Thơ Nguyễn Công Sao


BÀI THƠ "THÁNG TƯ NÀY EM Ở ĐÂU" CỦA NGUYỄN CÔNG SAO, ĐƯỢC HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT TUYỂN CHỌN VÀO TUYỂN TẬP "30 NĂM THƠ TÂY NINH". NHẠC SĨ PHẠM TUYÊN ĐÃ CẢM XÚC PHỔ THÀNH CA KHÚC ĐĂNG TRÊN BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG. ANH TỪ TÂN BIÊN VỪA XUỐNG THĂM VÀ GỬI CHO "NÚI ĐIỆN" BÀI THƠ VÀ CA KHÚC ĐĂNG TRÊN TẠP CHÍ VĂN NGHỆ TÂY NINH. NÚI ĐIỆN TRÂN TRỌNG GIỚI THIỆU BÀI THƠ VÀ CA KHÚC NÀY ĐỂ BẠN ĐỌC CÙNG THƯỞNG THỨC...

 

Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

CẢNH TRÀ: THƠ VỚI NGƯỜI, NGƯỜI VỚI THƠ - Nguyễn Đức Thiện

Bất ngờ vào một buổi làm việc, tôi nhận một phòng bì dày cộm. Mở ra, giật mình. Tập bản thảo của Cảnh Trà. Cả trăm bài. Hai tập được đóng bìa hẳn hoi. Còn vài bài lẻ cũng gởi kèm. Thế mà có lúc tôi cứ ngỡ Cảnh Trà đã gác bút, đã yên phận với công việc của xã Hoà Thạnh ( Châu Thành- Tây Ninh). Thậm chí có lúc còn nghĩ tệ hơn: ông này lo cái gì đâu không biết, còn biết gì đến thơ với phú nữa. Thế mà cả trăm bài. Có ý đồ hẳn hoi. Tập bản thảo thứ nhất anh dành để viết về quê hương, về những người thân quen, ruột thịt mà anh nhớ đến.
         Tập thứ hai, anh dành cho nơi anh đang sống, cùng với một số bài nhớ về những ngày chiến đấu xưa, khi anh còn là một anh lính trụ bám ở đất lửa Vĩnh Linh. Những bản thảo rời là những bài mới viết. Thì ra thế, cái người đã vướng vào nghiệp văn chương rồi thì dễ gì mà bỏ cho được, nhất là với Cảnh Trà, người đã một thời cận kề với khốc liệt chiến tranh mà vẫn làm thơ. Những bài thơ đã lọt vào con mắt tinh tường của Hoài Thanh, một trong những nhà phê bình hàng đầu của Việt nam, rung động mà viết một bài giới thiệu khá dài có cái tên rất ấn tượng: CẢNH TRÀ, MỘT TIẾNG THƠ TỪ TUYẾN LỬA VĨNH LINH. Đó là vào những năm 70 - 80 của thế kỷ trước. Ngay từ ngày ấy, thơ Cảnh Trà thực sự đã có vị trí trong làng thơ Việt Nam rồi. Sau gần hai chục năm trời, thêm một tập thơ mới của Cảnh Trà: NHỮNG CỌNG RAU TẬP TÀNG, là những bài thơ chắt ra từ những bản thảo vừa nói ở trên.

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

Tuyển Văn thơ - Lý luận phê bình Đất Đứng 6 sắp phát hành


Sau thời gian tuyển chọn Tuyển Văn thơ - Lý luận phê bình Đất Đứng 6 đã hoàn chỉnh, đang tiến hành lập thủ tục xin xuất bản, nếu không có gì trở ngại sẽ phát hành vào đầu tháng 10. Kính mời bạn đọc và bạn viết đăng ký ủng hộ để Ban quản trị lên kế hoạch in ấn. Dưới đây là danh sách các tác giả được tuyển chọn.

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

XÓM BÌNH YÊN - Truyện ngắn : Vũ Thiện Khái


1-Ông Hòa nghỉ hưu loáng cái đã mươi năm. Đời người trôi nhanh vùn vụt. Nhưng rồi ngẫm lại, ông chợt thấy mười năm là cả một đoạn đường thật dài. Nhớ thời còn công tác ở quê nhà, ký ức ông vẫn in rõ từng chân tơ kẽ tóc mọi chuyện. Vậy mà chẳng hiểu sao những chuyện chỉ mới vài năm, thậm chí vài tháng, vài ngày qua ông quên lãng khá nhiều. Phải chăng đấy cũng là lý do cả tháng nay vợ con ông cứ một mực cho là ông bị tâm thần?
Trước đây ông Hòa làm cán bộ tổ chức Phòng Giáo dục huyện T… hơn hai chục năm liên tục. Gốc gác xa tít ngoài Bắc, ba đứa con hiện đều đã có gia đình yên ổn trong Nam, nên hai vợ chồng ông quyết định không về quê nữa. Cả đời ông vốn coi sự phục tùng như là chuyện hiển nhiên phải vậy, nên khi cấp trên gợi ý cho hưu sớm vài năm, ông chẳng bận tâm. Không còn phận sự sáng sáng lo đến cơ quan đúng giờ như cái máy, nên năm giờ sáng mỗi ngày, ông đi bộ một vòng, từ nhà qua cầu Tha La, cả đi lẫn về đúng năm cây số. Mất đúng một giờ. Sáu giờ rưỡi dắt thằng cháu ngoại đến trường. Thong thả quay về, bữa gặp bạn già thân thiết thì vào quán nhâm nhi với nhau ly cà phê, tào lao vài  câu chuyện. Không thì ông về thẳng nhà, vào phòng sách viết lách, đọc tài liệu. Có bận vợ ông phải gõ cửa, ông mới sực nhớ đã tới bữa trưa. Chiều đến, hôm nào nắng ráo ông thủng thẳng ra bến sông Tha La kiếm chỗ yên tĩnh ngồi câu. Được cá hay không, chẳng có gì quan trọng. Có được vài giờ xa lánh ồn ào phố thị, thanh thản ngắm dòng nước trong xanh chảy dưới chân cầu, được nghe tiếng con chim nào đó từ lùm cây chợt bay vù lên, là ông sảng khoái mãn nguyện rồi. Nhờ vậy, bẩy chục tuổi rồi, tuy không nhanh nhẹn như lúc trẻ trung, nhưng cũng chưa ộ ệ chậm chạp tuổi già. Mấy bữa dự giải  cầu lông huyện tổ chức, ông đi ba ta trắng, quần sọoc trắng, áo thun trắng cộc tay, để lộ cơ bắp tròn lẳn, tung tẩy trên sân đấu, mấy bà bạn sồn sồn ngắm mòn con mắt. Họ đùa ông: Chị nhà không khéo giữ là chúng em cướp anh đi đấy. Vậy mà cả tháng nay người ta thắc mắc tại sao ông vắng bặt. Có bạn già không yên lòng tìm đến tận nhà tìm ông thì gặp hai cánh cổng khép im ỉm. Vừa bấm chuông, ông bạn già đã thấy ông vui mừng chạy ra, tưởng ông mở cổng mời vào. Ai dè, người trong, người ngoài cổng cứ thế đứng nhìn nhau. 

Thứ Hai, 23 tháng 9, 2013

Đọc lại di cảo tiểu thuyết “Anh du kích nhỏ tuyệt vời” của nhà văn Vân An - La Ngạc Thụy


Trong quá trình chuẩn bị tổ chức buổi tọa đàm "Vân An - Nhà văn - Chiến sĩ", nhà thơ Nguyễn Quốc Việt trao cho tôi tập di cảo này. Đây là bản photo viết tay của nhà văn Vân An đã sờn cũ, ngoài bìa ghi rõ năm 1996, Đến năm 2000 được NXB Đồng Nai xuất bản dưới tựa đề: Người bạn nhỏ của trung tá Thomson. Tập tiểu thuyết này ông viết về Đội du kích thiếu niên xã Cầu Khởi mà nhân vật chính là Đội trưởng Nguyễn Văn Hùng đã lập nhiều công lớn trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước với 5 lần được phong tặng dũng sĩ diệt Mỹ, 4 lần dũng sĩ diệt xe cơ giới.
Tập tiểu thuyết viết theo thể chương hồi và gồm 10 hồi, kể lại hoạt động của Đội du kích thiếu niên xã Cầu Khởi với nhiều tình tiết sống động, với người Đội trưởng Nguyễn Văn Hùng. Từng hồi đều có đề tựa nêu lên nội dung chính của từng hồi.

Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2013

TÂY NINH HỘI NGỘ - Bút ký Đàm Lan

         
          Đến sớm đến muộn không bằng đến đúng lúc.

       Tính sau tính trước không bằng chớp thời cơ.

         Đó là hai câu mình lẩn mẩn nghĩ trên đường từ Banme về Sài Gòn. Nhưng Sài Gòn lần này cũng chỉ là quá cảnh thôi. Phải một chặng xe gần hai tiếng nữa mới là điểm đến thực sự. Còn giăng ca cho mất thời gian chi nữa, cái tiêu đề chình ình kia đã nói cả rồi. Hì hì, cũng phải vòng vo tí cho thêm phần xôm tụ chứ nhẻ.

Hình như… có một chút gì - HÀ NHỮ UYÊN



 


Dẫu chẳng hẹn sớm mai và hoa cúc
nắng thanh tân gội nhuộm áo ai vàng
dẫu chưa tết sao lòng nghe rạo rực
như bồi hồi theo nhịp trống trường vang..

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

Tây Ninh - Tác phẩm văn học được xét hỗ trợ xuất bản (đợt 1-2013)

Ngày 20-9-2013, Hội đồng thẩm định tác phẩm văn học tỉnh Tây Ninh đã họp xét hỗ trợ xuất bản năm 2013 dưới sự chủ trì của ông Dương Văn Phong - Chủ tịch Hội VHNT Tây Ninh - Chủ tịch Hội đồng.
Đợt 1- 2013, Phân hội Văn học - Hội VHNT Tây Ninh đã phát động sáng tác và nhận được 7 tác phẩm đề nghị thẩm định xét hỗ trợ xuất bản. Kết quả thẩm định đã thống nhất hỗ trợ xuất bản cho các tác giả như sau:

Chuẩn bị Đại hội Hội VHNT huyện Gò Dầu lần thứ nhất - LNT


Sáng ngày 19-9-2013, tại hội trường UBND huyện Gò Dầu, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch UBND huyện Gò Dầu, Ban vận động thành lập Hội VHNT, và một số ban ngành liên quan đã tham dự hội nghị chuẩn bị tổ chức Đại hội VHNT huyện Gò Dầu lần thứ I (nhiệm kỳ 2013-2018). Đoàn Văn học nghệ thuật tỉnh Tây Ninh gồm các ông, bà Đặng Thị Phượng - PCTTT Hội, La Ngạc Thụy - Phân hội trưởng Văn học, Từ Văn Tài - Phân hội trưởng Sân khấu đã đến dự góp ý cùng hội nghị. 

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Làng Phước Hội xưa, nay đã thay tên - Di cảo Xuân Sắc


LÀNG PHƯỚC HỘI XƯA LÀ VÙNG ĐẤT THUỘC 2 XÃ: PHAN, SUỐI ĐÁ VÀ THỊ TRẤN DƯƠNG MINH CHÂU. NGƯỜI DÂN TÂY NINH KỲ CỰU AI CŨNG BIẾT LÀNG PHƯỚC HỘI CÓ ĐẾN 2 VỊ THÀNH HOÀNG BỔN CẢNH LÀ ÔNG ĐÀO VĂN CHỮ VÀ ÔNG PHAN VĂN ĐIỂN. CỐ NHÀ VĂN XUÂN SẮC LÚC SINH THỜI ĐÃ NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH LẬP LÀNG, TUY CHƯA ĐẦY ĐỦ NHƯNG CŨNG TẠO TIỀN ĐỀ CHO NHỮNG NGHIÊN CỨU SAU NÀY. ĐẤT ĐỨNG XIN GIỚI THIỆU DI CẢO CỦA NHÀ VĂN (LA NGẠC THỤY VIẾT LẠI)

Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2013

ĐÔI ĐIỀU TRAO ĐỔI VỚI TÁC GIẢ Nhất Phượng - Thiên Huy

Lời diễn đàn:
Bài viết “Xung quanh công trình biên soạn tài liệu văn học địa phương Tây Ninh- Những điều cần bàn thêm”của nhà báo Nhất Phượng đăng trên Báo Tây Ninh, Diễn đàn Văn học tây Ninh đã trích đăng lại, trong đó có đề cập đến trích đoạn "Cây mận hồng đào" của tác giả Thiên Huy (Núi Điện đăng ngày Thứ tư, ngày 24 tháng bảy năm 2013). Tác giả Thiên Huy có bài viết phản hồi. Để bạn đọc có cái nhìn tổng quát hơn, Núi Điện đăng bài viết đó và truyện ngắn Cây Mận Hồng Đào của tác giả Thiên Huy, truyện ngắn mà Ban biên soạn chỉ trích một đoạn đưa vào tài liệu Văn học Tây Ninh giảng dạy trong nhà trường.

Thứ Năm, 12 tháng 9, 2013

Đất Sân Cu - Nguyên Chính Văn


Sân Cu xưa là nơi gò đất cao nổi lên giữa vùng trủng và bàu. Khi đất bàu, trảng được khai vỡ thành ruộng thì trên gò đất nổi cũng hình thành một xóm nhỏ. Do vậy, xóm Sân Cu như một ốc đảo nằm giữa vùng ruộng lúa xanh tươi.

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013

MIỀN PHẬT TÍCH NÚI BÀ ĐEN - Trần Vũ


     Lễ hội núi Bà Đen
                                 “Bầu trời cảnh bụt
Chốn Hương sơn ao ước bấy lâu nay
Đệ nhất động hỏi rằng đây có phải?…”
( Chu Mạnh Trinh) 

Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2013

Nhạc sĩ trẻ Trần Huyền Nhung đến thăm BQT Đất Đứng


Trần Huyền Nhung - tác giả trẻ từng làm thơ, viết phê bình, nay chuyển sang sáng tác nhạc là cộng tác viên của W. Đất Đứng đã cùng chồng lên thăm BQT Đất Đứng vào lúc 16 giờ ngày 8.9.2013.

Thứ Tư, 4 tháng 9, 2013

HẠNH NGỌC - Truyện ngắn Nguyễn Đức Thiện

                
Con sông Vàm Cỏ Đông khúc này tạo thành một đường cong ôm trọn lấy bến phà có cái tên Cây Ổi. Không biết từ bao giờ người ta gọi đây là bến Cây Ổi. Chẳng thấy có cây ổi nào hết. Một bờ đất không rộng. Một con phà nhỏ xíu chỉ có thể chở người và vài ba thứ hàng hoá nhẹ qua sông. Bên này sông là đất Hoà An, thuộc Việt nam. Bên kia có thêm dẻo đất nữa của ngừơi Việt Nam nằm áp sát với đất Campuchia. Có những cánh đồng. Khi thì lúa, khi thì đậu phộng. Có mấy ngôi nhà. Vì còn có những ngôi nhà và có những cánh đồng mà ở đây cần có con phà nhỏ bé kia. Trên phà chỉ cần có một con sào để đẩy phà tách bến. Một sợi dây cáp dăng ngang sông. Con phà được neo vào sợi dây cáp ấy bằng hai sợi cáp khác gắn những bánh xe có thể trượt trên sợi dây cáp dăng ngang. Khi đưa phà qua sông, người lái phà chỉ có một cây gỗ, đẽo một cái ngoàm, gắn vào sợi cáp và lắc mạnh. Con phà nặng mấy cũng được kéo qua sông nhờ sợi dây cáp và khúc gỗ kia.

Thứ Ba, 3 tháng 9, 2013

THƯ MỜI THAM GIA TẠP CHÍ VNTN SỐ THÁNG 09 –10/ 2013 - Tạp chí Văn nghệ Tây Ninh


Kính mời Hội viên, Cộng tác viên tham gia viết bài cho Tạp chí Văn nghệ Tây Ninh số tháng 09-10/2013, với nội dung sau:
- Kỷ niệm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 20/10/1930.
- Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982.
- Thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội nổi bật tại các địa phương trong tỉnh thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ XI; nhất là việc xây dựng “Nông thôn mới”.
- Tạp chí VNTN tiếp tục duy trì chuyên mục “học tập và làm theo Tấm gương Đạo đức Hồ Chí Minh”. Đề nghị các Cộng tác viên phát hiện và ghi nhận những tấm gương tiêu biểu của cán bộ Đảng viên và nhân dân các địa phương bằng tác phẩm của mình.

Thứ Hai, 2 tháng 9, 2013

ĐẤT TÂY NINH VÀ DÂN NƯỚC CHE-MẠ - Trần Minh Tạo


TỪ TRƯỚC ĐẾN NAY, SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VÙNG ĐẤT TÂY NINH CHƯA ĐƯỢC NGHIÊN CỨU MỘT CÁCH CỤ THỂ VÀ BÀI BẢN. BÀI NGHIÊN CỨU  "ĐẤT TÂY NINH VÀ DÂN NƯỚC CHE MẠ" CỦA TRẦN MINH TẠO MANG TÍNH CHẤT CÁ NHÂN CHƯA ĐƯỢC KIỂM CHỨNG, NHƯNG MANG ĐẦY ĐỦ NHỮNG SỰ KIỆN, SỐ LIỆU ... THUYẾT PHỤC. NÚI ĐIỆN TẢI LÊN ĐÂY NHẰM MỤC ĐÍCH NHẬN THÊM SỰ ĐÓNG GÓP Ý KIẾN VÀ CUNG CẤP THÊM TƯ LIỆU VỀ VÙNG ĐẤT TÂY NINH CỦA CHÚNG TA LÀM CƠ SỞ DỮ LIỆU CHO NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ SAU ...

Chủ Nhật, 1 tháng 9, 2013

NGƯỜI VIẾT KỲ TÍCH BÀ ĐEN - Trần Hoàng Vy

(Kính dâng hương hồn nhà văn Xuân Sắc)

    

Đã khép lại rồi sao? Trang bản thảo.
Nhà văn quay đầu phía núi xa xăm
Ai đến viếng? Và ai đã đọc?
Kỳ tích đá với người, đau trăm năm.