Trong
quá trình chuẩn bị tổ chức buổi tọa đàm "Vân An - Nhà văn - Chiến sĩ", nhà thơ Nguyễn Quốc Việt
trao cho tôi tập di cảo này. Đây là bản photo viết tay của nhà văn Vân
An đã sờn cũ, ngoài bìa ghi rõ năm 1996, Đến năm 2000 được NXB Đồng Nai
xuất bản dưới tựa đề: Người bạn nhỏ của trung tá Thomson. Tập tiểu
thuyết này ông viết về Đội du kích thiếu niên xã Cầu Khởi mà nhân vật
chính là Đội trưởng Nguyễn Văn Hùng đã lập nhiều công lớn trong công
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước với 5 lần được phong tặng dũng sĩ
diệt Mỹ, 4 lần dũng sĩ diệt xe cơ giới.
Tập
tiểu thuyết viết theo thể chương hồi và gồm 10 hồi, kể lại hoạt động
của Đội du kích thiếu niên xã Cầu Khởi với nhiều tình tiết sống động,
với người Đội trưởng Nguyễn Văn Hùng. Từng hồi đều có đề tựa nêu lên nội
dung chính của từng hồi.
Hồi 1: Đúng là một tên bụi đời thứ thiệt, chơi thật tình, lại can đảm và tháo vát nên được yêu thích:
Hồi
này ông kể lại hoàn cảnh xuất thân, cuộc sống, bản tính tinh nghịch, vô
tư của một cậu bé 14 tuổi với nhiều tài vặt của một tên bụi đời ở nông
thôn thời loạn lạc, đặc biệt là tài bắn giàn thun, câu cá và khéo nịnh
bợ. Từ những tài vặt đó Hùng đã học được tiếng Mỹ bồi bập bõm từ Héo –
bạn đồng lứa với Hùng để rồi dùng nó làm quen và chơi với lính Mỹ, kết
thân với một Trung tá Mỹ qua những kinh nghiệm của một cậu bé ruộng đồng
trong việc câu cá lóc - mà ông đã kết trong hồi này bằng câu: “Thế là
một mối quan hệ vong niên hình thành. Chơi với nhau, người ta cũng có
các điều kiện tối thiểu nào đó chớ”.
Hồi 2: Hóa ra những bài chúng nó hát cũng có cái nghe rất được. Một cuộc đổi đời.
Ở
hồi này, Hùng đã chuyển từ nhà bé Đắng sang ở nhà Dương Thị Gái – tháo
vát và nhanh nhẹn, một trong những bạn thiếu nhi với Hùng trong xóm.
Từ
đây cuộc đời Hùng đã sang trang khác: Chơi với Mỹ vui nhưng chơi với du
kích lại khoái. Biết sinh hoạt đội, xếp hàng, điểm danh, hát và múa.
Trong hồi này nhà văn đã khéo léo đưa nghi thức chào cờ và bài hát “Vùng
lên, Nhớ ơn người chiến sĩ” với những câu trích khiến người đọc nhớ lại
thời hào hung xưa:
Vùng lên! Nhân dân miền Nam anh hùng
Vùng lên! Xông pha vượt qua bão bùng…
Hay như:
Nhớ ơn người chiến sĩ
Ngày đêm không nghỉ
Tìm diệt giặc Mỹ
Giải phóng cho dân mình …
Tiếng nói ríu ra, lời ca trong vắt, nhìn trong đôi mắt, đều thấy mỗi người, một nụ cười tin chắc tương lai …
Và từ đó Hùng được kết nạp vào Đội Thiếu niên giải phóng Cầu Khởi.
Hồi 3: Nhiệm Vụ đè nặng hai vai lại thêm phấn khởi – Hai trái pháo nổ một người được trầm trồ, một ngươi bị kỷ luật.
Từ
hồi này Hùng đã trở thành đội trưởng Đội Thiếu niên giải phóng xã Cầu
Khởi, xuất hiện thêm những đội viên khác: Gái, Hưởng, Kim … và trận đánh
đầu tiên của Hùng cùng với trận đánh khác của Hưởng. Sự tài tình của
nhà văn là mô tả hai trận đánh đều bằng “mìn”, nhưng cách đánh khác
nhau. Cách đánh của Hùng “Phải tuyệt đối bí mật, bí mật với đồng đội và
dấu giếm cấp trên”. Và đánh trên đường vào giờ “G”, giờ mà các xe cơ
giới Mỹ xuất hiện và không có xe dân nào trên đường, và thành tích đầu
tiên là tiêu diệt chiếc bọc thép M113 làm chết 6 tên Mỹ và 3 tên bị
thương ch8a1c cũng khó sống. Còn cách đánh của Hưởng thì đánh xe Mỹ bên
hông chợ Cầu Khởi. Nhà văn diễn tả trận đánh đó chỉ bằng đoạn văn ngắn
mà nếu không có thực tế thì không thể diễn tả được: “…Hưởng cũng đâu
phải đồ bỏ. Hưởng chỉ huy trận đánh khá linh hoạt. Thấy chiếc xe tăng
đậu sát rào, chỉ có thể lùi chớ không thể tiến được, Hưởng đợi cho chúng
lên xe xong hết mới nhét trái vào dưới bánh xích phía sau. Xong đâu đó
Hưởng chạy để kéo lũ trẻ chạy theo. Hai cách đánh nhưng một cách được
khen còn một thì bị kiểm điểm. Vì cách đánh của Hùng an toàn và bí mật
không ảnh hưởng đến dân, còn cách đánh của Hưởng quá mạo hiểm và lộ
liễu, lại có thể làm sát thương bọn trẻ con, thiếu cả khâu cảnh giác với
bọn làng lính, mật thám vì đang là buổi chợ đông.
Hồi 4: Ước mơ cao đẹp nhất của thiếu nhi Miền Nam – Càn lớn càng thua lớn:
Trong
hồi này nhà văn Vân An lấy bối cảnh sau những trận càn lớn của quân Mỹ
mở rộng vào 3 huyện Trảng Bàng, Gò Dầu và Dương Minh Chân và chiến công
của Tiểu đoàn 14 anh hùng đã tiêu diệt tiểu đoàn 2 thuộc trung đoàn 4 –
sư đoàn 25 ngụy để nói lên hoạt động rất đa dạng và chiến tích của đáng
khen của Đội du kích thiếu niên xã Cầu Khởi. Từ việc Dương Thị Gái tiếp
tế lương thực cho những cán bộ cách mạng đang rúc hầm, phải nhịn đói để
nhường phần cơm của mình. Hay như việc đến tận chiến trận đã xảy ra để
chăm sóc thương binh ngụy dù chưa học qua lớp cứu thương nào và đặc biệt
là thu dọn chiến trường. Một hành động rất nhân văn của đội du kích và
linh hoạt nhờ đến Ban trị sự đạo Cao Đài đề nghị với quân ngụy cho lao
công đào binh đến giúp đỡ chôn các xác chết. Đặc biệt là qua những hàng
động động này đã chiếm trọn vẹn cảm tình của tên Trung tá Mỹ để làm hậu
thuẩn cho sự cố sau này.
Từ
chiến công đó đội được lãnh đạo tổ chức hội nghị mừng công và qua đó
nhà văn đã khéo léo đưa tấm gương đạo đức của Bác Hồ để giáo dục các em
với câu chuyện kể thật cảm động, nhất là đưa cả bài thơ “Đêm nay Bác
không ngủ của nhà thơ Minh Huệ đã làm cho tất cả chúng ta thêm yêu quý
Bác để khơi dậy quyết tâm của các em: Vậy bây giờ các em có hứa quyết
tâm theo lời Bác dạy: “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ” quyết tâm góp phần đưa
cuộc kháng chiến sớm đến ngày thắng lợi, để đưa Bác vào thăm miền Nam
hay không? Để rồi tất cả đều hô vang: quyết tâm, quyết tâm.
Hồi 5: Bọn này cũng gan khủng khiếp lắm – Cái máy phát ra tiến hú và hoạt động của Kim.
Hồi
này nhà văn diễn tả trận đánh của Dương Thị Gái diệt chiếc tăng M113
của Mỹ. Phương án tác chiến ban đầu giao cho Gái và Đắng, nhưng Đắng bị
mẹ đánh không tham gia được, còn lại một mình Gái vẫn tổ chức đánh nói
lên sự gan dạ dũng cảm của nữ du kích chẳng kém xa lũ con trai. Nhất là
vụ một mình Đặng Công Danh đập nát cái máy gì đó của lính ngụy và trận
đánh rất con nít của Lê Văn Kim Bằng cách “ ị ngay một bãi to tướng rồi
lấy bao cao su đậy lại, ở ngoài cắm mấy cành cây nhỏ ở 4 góc như hồi
thời còn chơi cất nhà nhỏ, nấu cơm nồi nhỏ vậy. Đoàn cơ giới Mỹ đến thấy
vật lạ trên đường đã dừng lại, quan sát, nghe ngóng động tĩnh. Cuối
cùng chúng xả sung lên thanh làm cho đống phân tung tóe lên. Để rồi nhà
văn kết lại: Lê Văn Kim khoái chí cười một mình, mắt nheo tít lại. Chớ
cũng không dám báo công với ai vì dù sao cũng cảm thấy chuyện này có vẻ
con nít quá. Tất cả những thành tích đó nhà văn mô tả nhằm mục đích
khẳng định sự gan dạ của đội du kích dú là gái, dù nhỏ nhất đội và chỉ
một mình cũng tự tổ chức trận đánh được.
Hồi 6: Chịu đói khát để tránh né mà vẫn bị bắt – có điều cũng vững vàng như các cán bộ người lớn.
Chỉ
cần đọc câu dẫn của hồi này chúng ta cũng hình dung được sự vững vàng
của lứa tuổi nhỏ và là gái của đội du kích. Số là giai đoạn này tiểu
đoàn Trâu Điên của địch về đóng đồn ở Chà Là. Tiểu đoàn này nổi tiếng là
tàn bạo và dã man. Chẳng những chúng phá sạch, đốt sạch và giết sạch mà
còn hãm hiếp phụ nữ tuổi từ 12,13 đến 40 trước khi giết. Do vậy Một đơn
vị chủ lực giải phóng quyết định triệt hạ đồn này. Do sợ bọn chúng hãm
hiếp Gái và mẹ phải lánh mặt vào những giờ cao điểm thế như vẫn bị bắt
vì có tên chỉ điểm là cán bộ chiệu hồi. Gái vẫn bình tĩnh linh hoạt kêu
oan, sau đó Đắng cũng bị bắt chúng mang về giam ở quận Phú Khương, nhưng
không khai thác được gì đành phải thả ra. Trong hồi này để đẩy bật kịch
tính nhà văn đã mô tả lại chiến tích của Dương Thị Gái khi bị bắt lần
thứ hai cùng với 9 nữ công nhân cạo mũ khác, chúng dùng Gái và 9 nữ công
nhân để tìm ra vợ đồng chí Ba Xuân một cán bộ huyện Tòa Thánh, nhằm
lung lạc tinh thần đồng chí bằng cách “ để nhìn mặt bắt người” cho đoàn
trùm bao bố chỉ chừa hai con mắt dẫn ra chợ để tìm bà Ba Xuân, nhưng Gái
và những người khác dù biết nhưng vẫn khộng lộ vẻ gì cả nên bọn chúng
đành thả ra sau khi có sự can thiệp của chủ sở cao su. Một lần nữa đội
viên thiếu niên Dương Thị Gái đã giữ vững.
Hồi 7: Một lần đau khổ vì thất bại – Tôi về tôi phải lập bàn thờ để thờ.
Để
cho tiểu thuyết thêm toàn diện, nhà văn đã viết hồi này kể về một thất
bại của Hùng và tính nhân văn của Hùng khi vẫn ôm mìn đã gài mà đối
tượng là xe chở gỗ của dân chứ không phải tăng mỹ. Trong hồi này tác giả
viết rất kịch tính khi mô tả việc đấu tranh tư tưởng giữa lợi và hại
trong cuộc chiến. Nhà văn đã kể lại việc Hùng đặt mìn xong thì xe chở gỗ
của dân trờ tới. Nếu ra cản thì bị lộ. Nên đành ngồi vái ông làng ông
địa cho xe dân tránh được trái mìn, nhưng nếu tránh được thì mìn là đồ
bỏ hay sao, và xe chở gỗ đã dính mìn may mà thương vong không lớn. Sau
đó là một trận đánh khác cũng gặp tình huống tương tự, lần này thì Hùng
nằm ôm trái mìn mặc cho chủ xe gỗ đe dọa đủ điều. Sau đó xe Mỹ chạy đến,
chủ xe chở gỗ ngường đường cho xe Mỹ chạy trước. Hùng liền vọt ngay và
chiếc tăng đi đầu lãnh trọn trái mìn.
Ông chủ xe khóc òa lên :
Trời ơi trời! Sao mà cụ Hồ lại dạy được cả con nít cũng biết lo cho dân. Tôi về tôi lập bàn thờ để thờ.
Hồi 8: Một trường hợp hy sinh vô lý – Những quần chúng cơ sở mặc áo choàng trắng.
Nguyệt
là đội viên nhỏ tuổi nhất. Trong một lần đi cứu thương cho thương binh
và hy sinh một cách vô lý. Nhà văn đã thể hiện qua lời kể của Hưởng:
_
Nguyệt thấy một sung Ak trên đầu có gắn trái anti-tank liền cúi xuống
lượm lên. Tôi đứng cách đó 10 bước nhưng không làm sao được, chỉ kịp la
lên:’Coi chừng đừng chúc đầu súng xuống”. Tôi chưa dứt câu, trái đạn
chống tăng đã nổ. Nguyệt té nhào xuống, tôi cũng ngã vật ra, bị thương ở
bụng, khá nặng nhưng bây giờ còn tỉnh táo. Hùng ở xa hơn tôi một chút,
cũng lãnh một mảnh vào ngực.” Từ việc cả ba bị thương dẫn đến việc Trung
tá Mỹ điều trực thăng đến chở 3 người về căn cứ Trảng Lớn để cấp cứu.
Tuy nhiên Nguyệt đã chết vì vết thương quá nặng. Còn Hùng và Hưởng được
chuyển viện. Tại viện mới Hùng được các y, bác sĩ cơ sở cứu thoát khi
tên mật thám đến bắt Hùng bằng cách tráo đổi giường bệnh với một thương
binh bị tâm thần. Và cuối cùng được Trung tá Mỹ một lần nữa giúp đở
thoát nạn.
Hồi này nhà văn đã nêu lên vấn đề những hành động nhân văn trước đây đã giúp Hùng thoát nạn.
Hồi 9: Cuộc nói chuyện thẳng thắn và thân tình – Hẹn gặp lại ở Hà Nội, ở Boston:
Được
Trung tá Mỹ Thomson cứu thoát, Cảm động trước hành động của Trung tá Mỹ
Hùng đã thẳng thắn bộc lộ thân phận mình khiến trung tá Mỹ ngỡ ngàng và
sau đó lay động nhân tính của trung tá Mỹ, qua câu chuyện kể cách mạng
đã giết lầm chủ đồn điền cao su người Pháp – một cơ sở cách mạng của ta.
Khi chia tay Trung tá Mỹ nói đầy vẻ trang trọng:
Như
vậy là chúng ta sẽ gặp nhau tại Hà Nội. Trong hoàn cảnh không còn tiếng
sung nữa. Cũng có thể là ở Boston, quê tôi. Từ bây giờ tôi sẽ làm hết
cách để thoát khỏi cuộc chiến này, dù tôi không còn sợ anh bắn vào hông
nữa. Hồi này chính là nút thắt của câu chuyện, nói lên lý tưởng của đội
du kích mang đầy tính nhân văn.
Hồi 10: Cuối cùng thì …xí hụt – Đôi lời của người viết.
Đội
trưởng Đội du kích thiếu niên xã Cầu Khởi Nguyễn Văn Hùng với bao nhiêu
chiến công đã lập được , được lãnh đạo khen thưởng bằng quyết định cho
ra Hà Nội học tập. Thế nhưng trên đường ra đi đến một trạm giao liên
được người trạm trưởng dấu nhẹm công văn giữ lại với nhiều nguyên nhân
và cuối cùng Hùng xin gia nhập vào tiểu đoàn 14 anh hùng, bắt đầu học
tập I, tờ, tiếp tục lập công và ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng Hùng
xuất ngũ với quân hàm trung úy. Sau nhận nhiệm vụ cán bộ quản trang ở xã
Thạnh Đức huyện Gò Dầu.
Đọc
xong tập tiểu thuyết tôi mới biết nhà văn Vân An viết tập tiểu thuyết
này từ ý tưởng của bộ phim tài liệu “Những người nhắc lại để mà nhớ” của
Đài PTTH Tây Ninh do nhà văn Nguyễn Đức Thiện thực hiện nhằm giới thiệu
chiến tích của Đội du kích thiếu niên xã Cầu Khởi mà nhiều người chưa
biết. Dựa vào tư liệu trong tập phim này nhà văn Vân An đã đi thực tế
nhiều lần tiếp xúc với tập thể, bao gồm cả lãnh đạo lúc bấy giờ, tiếp
xúc từng người, cả việc đi thăm chiến trường cũ để sáng tác.
Dù
viết từng hồi, mỗi hồi đặt ra từng vấn đề, sự kiện khác nhau, nhưng
tổng hợp lại là một câu chuyện xuyên suốt liên kết chặt chẽ với nhau kể
về những chiến công hào hùng của Đội du kích thiếu niên xã Cầu Khởi với
những con người cụ thể sống động: nguy hiểm có, gian khổ có, buồn vui
cũng có, linh hoạt trong mọi hoạt động mưu trí, bản lĩnh vững vàng và
dũng cảm dù gái hay trai. Bên cạnh đó cũng có những sự hy sinh mất mát
với những mắc xích chính diện: công nhân cạo mũ cao su, những áo choàng
trắng cơ sở, quần chúng nhân dân sẵn sàng che chở, và phản diện: Trung
tá Mỹ, tên mật thám … hòa quyện cùng các câu chuyện, bài thơ về Bác Hồ,
bài hát cách mạng, cảnh rúc hầm, tiếp tế lương thực, cứu thương, đánh
mìn … tạo thành bức tranh toàn cảnh mang đầy tính nhân văn, lay động
lòng người với bút pháp thể hiện sinh động rất thích hợp cho lứa tuổi
thiếu niên.
Đây
là tiểu thuyết hay, quý hiếm dành cho lứa tuổi nhỏ, mảng văn học thiếu
nhi còn thiếu không riêng ở Tây Ninh mà trên cả nước, giáo dục các em
lòng yêu nước và lời dạy Bác Hồ: “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ”.
La Ngạc Thụy
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét