Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2020

TỪ MỘT CHIẾN BINH TRỞ THÀNH NHÀ THƠ DANH GIÁ – NGUYỄN THỊ XUÂN


                                                                             

                                                            Cô giáo Nguyễn Thị Xuân    
 
     Đó là chân dung nhà thơ Phạm Ngọc Thái qua các tác phẩm thi ca của anh ! Nhất là với " TUYỂN THƠ CHỌN LỌC ", Nxb Hồng Đức 2019 –   Trong bài bình luận mới đây, cô giáo Nguyễn Thị Hoàng – Nguyên giảng viên Trường ĐH Sư phạm đã viết:
     " … Phạm Ngọc Thái lớn lên khi cả nước đang bước vào giai đoạn cuộc chiến tranh đánh Mỹ ác liệt nhất ! Thu đông 1966, anh tốt nghiệp phổ thông cấp III Hà Nội, tiếp sang đời một sinh viên Trường Đại học Bách khoa – Mùa xuân 1967, Phạm Ngọc Thái tình nguyện rời bỏ trường đại học, quê hương và gia đình, dấn mình vào cuộc chiến tranh đầy máu và nước mắt của dân tộc. Anh từng thổ lộ: Đã theo suốt mười năm chiến đấu trên chiến trường Tây Nguyên Nam Bộ – Qua các Sư đoàn 312, Trung đoàn pháo 40 Tây Nguyên, Trung đoàn 48 Sư 320… tiến vào đánh cứ điểm Đồng Dù của Mỹ… rồi chiếm Sài Gòn 30.4.1975 – Kết thúc chiến tranh. Mỹ rút về nước ! 
     … Chính anh cũng ba lần đổ máu ngoài chiến trường, vẫn giữ vững kiên trung với nghĩa khí của một chiến binh cho tới phút cuối cùng. Anh đã được tặng thưởng 5 huân chương chiến công, kháng chiến, danh hiệu dũng sĩ diệt Mỹ và các hình thức khen thưởng khác ". 
 
image.png
 

Thứ Tư, 20 tháng 5, 2020

LAI RAI CHUYỆN ĐỜI – Truyện ngắn Vũ Thiện Khái

          
Con gái út tôi sinh năm 1983. Giấy khai sinh ghi nơi sinh xã Tân Thạnh huyện Tân Biên tỉnh Tây ninh. Ngày ấy, Tân Thạnh còn là xã kinh tế mới bề bộn vấn đề. Thương cháu gái còn măng sữa mà khẩu phần hằng ngày chỉ toàn củ mì với bo bo, ông bà nội đem cháu lên thành phố nuôi nấng. Thị trấn Tân Châu giầu có sầm uất bây giờ chính là cái xã nghèo nàn heo hút thuở ấy. Bây giờ thi thoảng con tôi tự lái xe ô tô chở con cái về thăm bố mẹ.Có lần tôi hỏi thử: Con còn nhớ chút nào về căn nhà tranh và con đường đất đỏ ngày xưa không? Nó hồn nhiên trả lời: Thì lúc ấy cũng như vầy chứ có khác gì đâu bố. Tôi cười buồn. Tự trách mình già rồi, lẫn cẫn rồi. Lúc về thành phố ở với ông bà, nó còn bé quá, làm sao nhớ nổi quang cảnh nơi mình đã sinh ra và nông nỗi những đời người đã cùng bố mẹ phơi sương đội nắng vật lộn với hoang vu ngày ấy.
          

Lục bát ru cho vợ hiền – Liên Phương

Lục bát ru cho vợ hiền
Liên Phương
 
Ru em
Lục bát sau hè
Chiều nghe kẻo kẹt
Lũy tre bên làng
Ru em
Lục bát mơn man
Ngoài xa ngõ vắng nhẹ nhàng
Dáng thơ
 

Thứ Ba, 19 tháng 5, 2020

TẢN MẠN MƯA – NGUYỄN AN BÌNH

 
TẢN MẠN MƯA
NGUYỄN AN BÌNH
 
Có một ngày ta để đánh rơi nhau
Bên góc phố chìm trong mưa rất cũ
Lá trôi theo không một lời nhắn nhủ
Cuộc trốn tìm đi suốt tuổi thanh xuân.
 

Thứ Hai, 18 tháng 5, 2020

“HƯƠNG NỘI GIÓ NGÀN” – NHỮNG NẺO ĐƯỜNG QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC -Tập thơ của Châu Thị Cẩm Liên – Trần Thanh Xem



 
Châu Thị Cẩm Liên sinh năm 1958, quê quán tại thị trấn Tiểu Cần, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh. Cô là giáo viên đã nghỉ hưu và còn là chi Hội trưởng Văn học của Hội Văn học Nghệ thuật Trà Vinh. Nữ thi sĩ là một trong những nhà thơ tiêu biểu của tỉnh Trà Vinh hiện nay. Cô có niềm đam mê văn chương và sáng tác thơ từ rất sớm. Năm 2019, tập thơ Hương nội gió ngàn do nhà xuất bản Văn hóa Văn nghệ phát hành  đã mang lại dấu nấn riêng cho vườn thơ Châu Thị Cẩm Liên. Tập thơ Hương nội gió ngàn có những vần thơ viết về nhiều địa phương trong cả nước. Qua đó, độc giả có thể cảm nhận hình ảnh những nẻo đường quê hương của đất nước được tái hiện lên bằng giọng thơ giàu chất trữ tình của tác giả.

Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2020

CÓ MỘT MÙA TRĂNG VỠ TRÊN SÔNG – NGUYỄN AN BÌNH

CÓ MỘT MÙA TRĂNG VỠ TRÊN SÔNG
NGUYỄN AN BÌNH
 
Người ôm đàn ngồi hát bên dòng sông
Hát khúc tình ca trong mùa trăng cũ
Con nước vẫn trôi qua ghềnh thác lũ
Cuốn hạt phù sa thương nhớ vơi đầy.
 

Chùm thơ về Tòa án của Trần Thanh Xem

(người viết lấy cảm hứng sáng tác từ một người anh trai làm trong ngành Tòa án Nhân dân)
 
 
MÀU ÁO TRẮNG THÂN THƯƠNG
 
Màu áo trắng thân thương
Sáng sáng chiều chiều
Vẫn đi về thầm lặng
Mang trọng trách trên vai
Mấy ai hiểu được
Đem cho đời
Công lý
Kỷ cương.
 
Ôi, những dòng nếp nhăn
Hằn sâu lên trán
Những nỗi lo toan
Nhiệm vụ bộn bề
Vất vả
Suốt cuộc đời
Theo chân anh đó
Tìm ra
Những lẽ phải
Cho người
Cho ta.
 
Đất nước hôm nay
Thay đổi từng ngày
Từng giờ
Để những ai
Cầm cán cân công lý
Không ngại gì
Gian khó
Tôi luyện thêm mình
Tài đức
Để làm sứ mệnh
Thiêng liêng.
 
Màu áo trắng thanh tao
Chẳng đổi thay màu
Có mặt từ mọi miền quê hương
Như gợi lên
Về trắng, về đen
Phân định giới tuyến.
 
Đã bao mùa xuân đi xuân lại
Màu áo anh, người Tòa án
Vẫn mãi trắng tinh khôi.
 

Hạ nhớ – Bùi Nguyên Bằng

Hạ nhớ
Bùi Nguyên Bằng
 
Trưa hè nắng đổ hào quang
Con kinh cạn nước lòng càng héo hon
Bờ tre con quốc gọi hồn
Như ta lo lắng bồn chồn em xa
 

Thứ Năm, 14 tháng 5, 2020

Chùm thơ Chiều ký ức của LÊ THANH HÙNG

Chiều ký ức
 
Đôi mắt em, chìm trong dáng núi
Chiều Sông Pha, trôi chậm qua đèo
Cứ chảy đi, đời sông, đời suối
Biết bên bờ, ai đó dõi theo …
                   *
Khi bóng nắng, treo chiều năm cũ
Nông trường xưa, se thắt một thời
Ký ức nào tưởng chừng yên ngủ
Lau trắng bờ sông, lay chơi vơi …
                   *
Thanh niên xung phong, hồn nhiên sống
Như rừng cây, hút gió nghiêng chiều
Lán trại nam, tứ bề gió lộng
Nghe “Ví dầu, nhà dột, cột xiêu” …
                   *
Thắp thỏm, chờ kẻng chiều réo gọi
Đằng kia, bếp lữa, dậy mùi thơm
Gõ chén hát, hát cho quên đói
Chờn vờn “Mãnh hỗ đợi giờ cơm”
                 *
Chuyện tiếu lâm, rung rinh lán trại
Những tháng năm, ăn mãi không no
Vẫn tròn căng, sắc màu con gái
Sống vô tư, không chút đắn đo
                  *
Những bàn tay, mài mòn cán cuốc
Nối hoa văn, những vết chai sần
Cơn sốt rét, nghe chừng quen thuộc
Mơ nắm tay em … chỉ một lần!
       

ANH MUỐN – Nhật Quang

ANH MUỐN
Nhật Quang
 
Anh muốn làm ngọn gió
Khẽ khàng hôn tóc em
Mơn man chút dịu êm
Làn hương hoa tỏa ngát
 

GIẤU – NGUYỄN SÔNG TRẸM

GIẤU
NGUYỄN SÔNG TRẸM
 
Giấu thời gian trên tóc
Ngọn trổ hoa màu mây
Giấu đêm dài khuya khoắc
Thấy bình minh của ngày !
 

SẦU RIÊNG – Tản văn Lê Thị Ngọc Nhi


 
Ai khéo đặt tên nghe phải "sầu "…nhưng riêng trong Hạ sầu riêng mới tuyệt làm sao. Nhắc đến sầu riêng thì có lẽ mọi người sẽ nhớ đến miền đông đất đỏ. Nhưng với Hạ sầu riêng nhiều kỷ niệm nhiều tâm tư nhớ mãi đến bây giờ…Sầu riêng miền tây.

Có những niềm riêng , những tâm tư chẳng thể quên …

Thứ Ba, 12 tháng 5, 2020

CHÂN DUNG NGƯỜI LÍNH TRONG “TÂY TIẾN” (QUANG DŨNG) VÀ “ĐỒNG CHÍ” (CHÍNH HỮU) – Trần Thanh Xem

 

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 



Quang Dũng và Chính Hữu đều là những nhà thơ cách mạng nổi tiếng của dân tộc Việt Nam. Đều là những người nghệ sĩ tài hoa, và có nhiều tài năng trong phép sử dụng ngôn ngữ và các nét điển hình trong phong cách nghệ thuật, Quang Dũng và Chính Hữu đã làm nên những giá trị to lớn trong những tác phẩm của mình.

Ký ức Sài Gòn – Liên Phương

Ký ức Sài Gòn
Liên Phương
 
Mênh mông
Thơ giữa trời chiều
Mây buồn lãng đãng
Tình yêu thuở nào
Sài Gòn ký ức hôm nao
Mùa hoa phượng đỏ xôn xao nắng hè
 

Trúc – Hoành Châu

TRÚC 
              ( Yết hậu )
Trí dũng bền lòng đâu chịu nhục 
Ghét hờn , oán giận cho thêm ức 
Thân cành khi cháy thẳng ngay đây 
Trúc
*
HOÀNH CHÂU

( Vĩnh Long  )

Chủ Nhật, 10 tháng 5, 2020

HOA THUỘC BÀI – NGUYỄN AN BÌNH

 
HOA THUỘC BÀI
NGUYỄN AN BÌNH
 
Hoa thuộc bài, có phải tôi nằm mơ
Khi thấy nụ vàng nở trên kẻ lá
Lần đầu tiên cứ ngỡ là chuyện lạ
Chỉ giữ cho nhau chiếc lá xanh màu.
 

Còn một vần thơ – Nhạc và lời Giang Thiên Tường – Ca sĩ Phong Vũ


Còn một vần thơ – Nhạc và lời Giang Thiên Tường – Ca sĩ Phong Vũ

VĨNH BIỆT NHẠC SĨ VŨ ĐỨC SAO BIỂN “THU, HÁT CHO NGƯỜI” – La Thụy


 
 
VĨNH BIỆT
NHẠC SĨ VŨ ĐỨC SAO BIỂN “THU, HÁT CHO NGƯỜI”
 
Anh Vũ Đức Sao Biển trút hơi thở cuối cùng vào 23h25 tối 6/5 tại nhà riêng ở TP.HCM, hưởng thọ 72 tuổi, để lại nỗi tiếc thương trong lòng thân quyến, bạn bè và người mến mộ.
Vũ Đức Sao Biển là nhà văn, nhà báo với nhiều bút danh: Đồ Bì, Đinh Ba, Mạc Đại… Anh còn được gọi là “Nhà Kim Dung học Việt Nam”, đã xuất bản bộ “Kim Dung giữa đời tôi” được bạn đọc yêu mến, ủng hộ… 
 
Nhưng âm nhạc mới là lãnh vực mà anh được nhiều người biết và hâm mộ hơn cả. Vũ Đức Sao Biển là tác giả của nhiều ca khúc như: “Thu, hát cho người, Đêm Gành Hào nghe điệu hoài lang, Đau xót lý chim quyên, Điệu buồn phương Nam, Trên đồi xưa, Trở lại Bạc Liêu, Trên sóng Cửu Long, Huyền thoại Ngũ hành sơn…”. Trong đó, ca khúc “Thu, hát cho người” để dấu ấn sâu đậm nhất.

Thứ Năm, 7 tháng 5, 2020

NỤ CƯỜI – Phan Công Phúc

NỤ CƯỜI.
Phan Công Phúc
                     🍂
Ngày xưa chuyện cũ kể rằng:
"Có nàng tiên nữ xuống trần vui chơi
Trăng tàn, sương lạnh buông lơi
Nàng về tiên giới, đánh rơi nụ cười."
 

Thứ Tư, 6 tháng 5, 2020

MẸ GIÀ TA ĐÓ – Tản văn Lê Thị Ngọc Nhi

Lòng nôn nao háo hức về thăm nhà thăm Ba Mẹ. Như én về với mùa xuân.


Vẫn là Mẹ.


Cái dấp dáng thong dong của Mẹ.Trong ngóng con cháu về từ xa xa. Cái ánh mắt khi nhìn đã hằn vết chân chim mà đầy triều mến. Bàn tay run run nhiều nếp nhăn với đường gân xanh. Mẹ nắm lấy tay tôi dịu dàng ấm cúng: Về rồi hả con.


Con đã về. Về với Mẹ với gia đình yêu dấu nầy đây.

Chùm thơ tình của Trần Thanh Xem

 
CHÚT TÌNH GỬI ĐẤT CHÂU THÀNH
                                           Tặng Thu Trang
 
Gởi chút tình lên thửa đất Châu Thành
Quê hương nuôi nấng nguồn thơ ta cháy bỏng
Hạt mịn phù sa lắng tụ miền Song Lộc
Tay mẹ mân mê cành lúa thiết tha đồng.
 
Ơi Châu Thành nhịp thở quyện hồn ta
Đêm ca tài tử mênh mông hò xự cống
Nắng rưng rưng soi mái trường Dân tộc
Ta đắm chìm cội dầu thả mát chùa Hang.
 
Dáng mỹ miều ngày thị trấn áo thương bay
Em e ấp nơi lễ đường Thánh thất
Ta lặng chờ tim yêu dâng tạo rực
Câu đá vàng trĩu nặng đặt lại đây.
 

Thứ Hai, 4 tháng 5, 2020

MẸ-CHA! Phan Công Phúc

MẸ-CHA!
Phan Công Phúc
                    🍂
Mẹ-Cha là mái nhà tranh
Đêm về đầm ấm vây quanh bếp hồng!
Mẹ-Cha là tấm lưng còng
Cho con bước tới thành công trong đời!.
 

ĐỌC “ĐÊM TRĂNG LEO LÊN MÁI CHÙA”- THƠ TRẦN THOẠI NGUYÊN – Châu Thạch

                  Tác giả Trần Thoại Nguyên
 
Đêm Trăng Leo Lên Mái Chùa
                  –00–
Ngồi trong vườn nguyệt lộ
Hôn một màu trăng non
Nghe lòng mình cười rộ
Chạy băng đồi vô ngôn
 
Ồ.Hồn tràn mộng trắng
Tôi ôm trăng không màu
Tôi ngút xuống biển dạng
Tôi dại khờ mắt nâu
 
Ngắt một bông trắng lau
Hương thắm giọt máu đào
Đêm bừng lên nguyệt thẹn
Tôi nằm dài xanh xao
 
Chim về ngủ ôm trăng,
Ngô đồng rơi chánh điện.
Tôi ngồi giữa Phật đàng
Làm thơ như thánh hiện.
 
Máu ràn rụa tây hiên
Ồ. Máu băng ngực điên!
Tôi tĩnh mịch trang thơ
Hồn bay theo nhang khói
 
Chim chết giữa điện thờ
Tôi rớt xuống điện thờ.
 
(Chùa BẢO LỘC, Thu 1970).
 

NGẪU HỨNG BÊN HỒ – NGUYỄN AN BÌNH

 
NGẪU HỨNG BÊN HỒ
NGUYỄN AN BÌNH
 
Về đây, ta lại về đây
Chiều nay bên hồ nổi gió
Thèm nằm ngắm chút mây bay
Để thương dế đùa ngọn cỏ.
 

Thứ Bảy, 2 tháng 5, 2020

Đi tìm người con gái trong vở kịch thơ của Hòang Cầm – Nguyễn Duyên



         
Hoàng Cầm thời tiền chiến có khá nhiều bài thơ hay như: Bên kia sông Đuống, Lá diêu bông… Ngoài ra người ta biết đến ông với vở kịch thơ nổi tiếng Người Điên. Ông là một trong những tác giả khởi sự nền kịch thơ Việt Nam những năm 1945 ( trong đó có Huy Thông).
 

GÓT XUÂN HỒNG – Nhật Quang

GÓT XUÂN HỒNG
Nhật Quang
 
Còn thơm suối tóc mượt mà
Dung nhan phơi nét kiêu sa gợi tình
Sài Gòn phố nắng lung linh
Nuột nà gấm vóc khoe hình dáng em
 

HAI BẢN TUYÊN NGÔN ĐANH THÉP CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM – Trần Thanh Xem

 
Ra đời vào những thời điểm trọng đại của đất nước, của dân tộc, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi Và Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh là hai áng  văn chương đã đi vào lịch sử, được coi như những tuyên ngôn của nước nhà. Nó mang dấu ấn của một thời và giá trị của nó trường tồn cùng dân Việt.