Trong thời gian gần đây trên diễn đàn văn học Tây Ninh bỗng xuất hiện nhiều tập thơ tạo cho hoạt động văn học Tây Ninh trở nên sôi động và phong phú mà từ lâu dường như im ắng. Ngoài những tập thơ của nhà văn Nguyễn Đức Thiện nhà thơ Trần Hoàng Vy đã xuất bản trước đó và đặc biệt từ khi "tuyển tập thơ 30 năm giải phóng Tây Ninh" do Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Tây Ninh tuyển chọn và xuất bản từ kinh phí hỗ trợ sáng tạo văn học nghệ thuật theo Quyết định của Thủ tướng chính phủ đã mở ra thời kỳ mới cho hoạt động văn học tỉnh nhà.
Thứ Bảy, 18 tháng 3, 2017
Vườn hoa thơ Tây Ninh nở rộ sắc màu - La Ngạc Thụy
Trong thời gian gần đây trên diễn đàn văn học Tây Ninh bỗng xuất hiện nhiều tập thơ tạo cho hoạt động văn học Tây Ninh trở nên sôi động và phong phú mà từ lâu dường như im ắng. Ngoài những tập thơ của nhà văn Nguyễn Đức Thiện nhà thơ Trần Hoàng Vy đã xuất bản trước đó và đặc biệt từ khi "tuyển tập thơ 30 năm giải phóng Tây Ninh" do Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Tây Ninh tuyển chọn và xuất bản từ kinh phí hỗ trợ sáng tạo văn học nghệ thuật theo Quyết định của Thủ tướng chính phủ đã mở ra thời kỳ mới cho hoạt động văn học tỉnh nhà.
THƠ TÌNH HỒ CHÍ BỬU - Ngông nghênh và dễ dãi - La Ngạc Thuỵ
Tôi biết Hồ Chí Bửu từ thời "Con gái" (tựa tập thơ xuất bản năm 1970) đến nay nên tôi rất hiểu cuộc đời và thơ của Hồ Chí Bửu. Có thể nói thơ của anh là cuộc rong chơi chữ nghĩa như chính cuộc đời lang bạt của anh.
Và do chữ nghĩa
anh rong chơi nên không có gì ngạc nhiên khi trong năm 2009 anh xuất bản đến 2
tập thơ (một kỷ lục khó người theo kịp!): "Gởi
người chưa một lần diện kiến" và"Thơ tình Hồ Chí Bửu".
Đọc "Thơ tình Hồ Chí Bửu" (Nhà xuất bản Văn
nghệ xuất bản tháng 12/2009) tôi có cảm giác thơ anh từ trước đến nay vẫn vậy.
Vẫn là giọng thơ "tưng tửng" và đứng bên lề cuộc sống. Thơ tình mà đứng bên lề
cuộc sống nên "Thơ tình Hồ Chí Bửu"thì dù tình yêu có đẹp bao nhiêu cũng "vô vị" bấy nhiêu và chỉ để "đọc chơi"
nhưng để lắng hồn vào thơ thì không thể lắng được vì sau khi đọc xong thơ cũng
trôi tuột đi mất người đọc chẳng vương vấn lại gì. Cảm nhận như Võ Tấn Cường
thì "thơ Hồ Chí Bửu là thơ khẩu khí và
sức hấp dẫn chính là giọng điệu ngang tàng đầy khí khái". Tôi dồng cảm với
Võ Tấn Cường ở giọng điệu ngang tàng nhưng không thể chấp nhận thơ Hồ Chí Bửu là
thơ khẩu khí.
Thứ Bảy, 4 tháng 3, 2017
Xuân mới - Truyện ngắn La Ngạc Thụy
Chỉ
còn một mình, tôi phơi ngữa tấm thân con gái của mình trên nệm, lộn xộn
mền gối. Ngày hôm qua tôi đã phải trốn biệt khi lũ bạn nhao nhao, í ới
rủ nhau về quê. Đây là cái tết đầu tiên tôi không đuợc hưởng không khí
ấm nồng của gia đình. Cũng đành thôi, tôi không có cách nào hơn là giam
thân nơi này.
Thứ Năm, 26 tháng 1, 2017
Những cây bút nhà giáo trong làng văn học Tây Ninh – La Ngạc Thụy
Trong năm 2016 lĩnh vực văn học nghệ thuật ở Tây Ninh đã diễn ra 2 sự
kiện quan trọng, đó là “Giải thưởng văn học nghệ thuật tỉnh Tây Ninh
mang tên Xuân Hồng lần thứ 2 và cuộc thi sáng tác văn học với 2 thể loại
thơ và bút ký để chào mừng “kỷ niệm 180 năm – Tây Ninh hình thành và
phát triển”. Về mảng văn học Giải thưởng Xuân Hồng có 12 tác giả đạt
giải và cuộc thi kỷ niệm 180 năm hình thành và phát triển có 13 tác giả
đạt giải. Chiếm một phần đáng kể trong số các tác giả nói trên là những
gương mặt nhà giáo: 5 người giải Xuân Hồng và 6 người giải cuộc thi sáng
tác.
Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2017
TIN XUÂN, MỘT ÁNH NHÌN… – Phan Nam
Mùa
xuân, mùa của cỏ cây đâm chồi nảy lộc, mùa của muôn hoa đua sắc và đặc
biệt mùa xuân, mùa của thi ca. Dẫu biết mỗi mùa đều mang đến mỗi thi sĩ
những nỗi niềm khác nhau, nhưng mùa xuân có lẽ luôn luôn mang lại xúc
cảm nồng nàn quyến rũ, cảm xúc và lắng đọng. Đối với tôi, mỗi khi mùa
xuân đến được cầm trên tay tuyển tập “tin xuân” mà hồn tôi bồi hồi mong
chờ khoảnh khắc mùa xuân chạm vào trái tim, đúng như hai câu thơ của
Nguyễn Công Trứ in đầu tuyển tập: Tin Xuân đã có cành mai đó/ Chẳng lịch song mà cũng biết giêng.
Mảnh chất Liên Chiểu đượm thắm tình người, tình quê, tình phố được phác
họa đầy đủ và rõ nét trong những bài thơ đầy chất riêng: Phố nối phố/ Má hồng thêm đôi má/ Nhà nối nhà mắt sáng những bờ vui
(trích “tiếng xuân cười”, Trần Toàn). Trong dặm dài hai mùa xuân biết
bao nhiêu tình, những vần thơ như chắp cánh cho ngày vui thêm phần trang
trọng ý nghĩa: Liên Chiểu vừa tròn tuổi hai mươi/ Soi duyên đôi má mắt em cười/ Ngàn hoa ướm nụ chào xuân mới/ Gửi nốt nhạc lòng dạo khúc vui (trích
“Liên Chiểu tuổi hai mươi, Hải Lưu). Nhà thơ Nguyễn Hoàng Thọ rưng rưng
xúc động khi nói về vùng đất từ quê lên phố như trong bài thơ “hình
bóng quê nhà”, ông viết: Ta đi trên đường vòng cung ôm biển lớn/
Hương sen Liên Chiểu ngát bờ xa/ Mỗi con sóng trùng dương vỗ vào lòng Tổ
Quốc/ Buốt lời đau gan ruột mẹ Hoàng Sa/ Em có nghe lời dòng sông soi
bóng vua Lê/ và tiếng chuông chiều thuần lương đồng vọng/ Trái tim son
lấp lánh bóng quê nhà. Những con đường ta đi hôm nay, những ngọn
sóng vỗ bờ cát hôm nay, những công trình hiện đại hôm nay rợp bóng nhân
dân, đó chính là Mẹ Tổ Quốc, mẹ của lòng dân.
Thứ Năm, 12 tháng 1, 2017
Thu Buồn – Thế Diệp
Chiều Mạc Tư Khoa cơn mưa nào vừa dứt
Lá thu vàng lãng đãng cứ rơi rơi
Hai hàng cây bên đường thẳng tắp
Mặt đường nằm im lạnh ngắt lá vàng.
Thứ Ba, 10 tháng 1, 2017
Tây Ninh: Địa danh bất tử – Ký sự La Ngạc Thụy
Lịch sử tỉnh Tây Ninh có thể lấy ngày 9
tháng 9 năm 2016 làm mốc thời gian ngược trở về hơn 300 năm trước. Cụ
thể hơn là 180 năm vùng đất Tây Ninh hình thành và phát triển, đã được
Bộ Văn hóa – Thể thao & Du lịch, Ban Tuyên giáo trung ương, Viện Hàn
lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và Bộ Nội vụ xác nhận sau khi đã nghiên
cứu tư liệu, tổ chức nhiều cuộc hội thảo khoa học để cuối cùng xác định
và chọn ngày 9-9-2016 là mốc thời gian tỉnh Tây Ninh thành lập đơn vị
hành chính.
Thứ Năm, 5 tháng 1, 2017
Nguyễn Thị Mây – Viết để lo cho con
Dù
sao con Mây cần ăn và học. Mây bắt đầu dùng cây bút. Đầu tiên Mây dịch
Truyện từ tiếng Anh sang tiếng Việt . Truyện đầu tay lúc đó là ” LỜI KÊU
CỨU TRÊN YÊN NGỰA”. Tạp chí Văn nghệ Cửu Long đăng ngay , rồi đến
nhiều truyện dịch khác. Nhưng rồi Mây phát hiện. Vốn tiếng Anh của mình
chưa đủ để theo đuổi mãi. Mà Mây lại không có nguồn để dịch nữa. Nên Mây
nghĩ nên tự sáng tác là nhanh nhất. Vậy là Mây bắt đầu viết truyện
ngắn. Truyến ngắn đầu tay là NGÀY XƯA, CON NGỖNG TÍM”. Báo Văn Hóa
TV đăng. và người biên tập tới tận nhà đặt hàng số kế. Vậy là….Mây theo
nghiệp viết luôn.
Họ và tên: UÔNG NGỌC VÂN
Bút danh: NGUYỄN THỊ MÂY – ĐỖ QUYÊN
Năm sinh: 03.05.1953
Quê quán: Long Đức, Trà Vinh.
Dân tộc: Kinh.
Trình độ học vấn: Tốt nghiệp THPT.
Trình độ chính trị: Sơ cấp.
Trình độ chuyên môn: Đại học ngành Tâm lý – Giáo dục.
Nghề nghiệp: Giáo viên (Đã nghỉ hưu)
Nơi thường trú: 196, Nguyễn Thị Minh Khai, TPTV.
Thứ Tư, 4 tháng 1, 2017
MIẾU CÔ HỒN – Truyện ngắn Vũ Thiện Khái
Bóng phần tử xa chừng hương khúc
Bãi tha ma kẻ dọc người ngang
Cô hồn nhờ gửi tha phương
Gió trăng hiu hắt, lửa hương lạnh lùng
(Văn Chiêu hồn – Nguyễn Du
Nhãn:
Truyện ngắn
,
Văn
,
Vũ Thiện Khái
Đăng ký:
Bài đăng
(
Atom
)