Lịch sử tỉnh Tây Ninh có thể lấy ngày 9
tháng 9 năm 2016 làm mốc thời gian ngược trở về hơn 300 năm trước. Cụ
thể hơn là 180 năm vùng đất Tây Ninh hình thành và phát triển, đã được
Bộ Văn hóa – Thể thao & Du lịch, Ban Tuyên giáo trung ương, Viện Hàn
lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và Bộ Nội vụ xác nhận sau khi đã nghiên
cứu tư liệu, tổ chức nhiều cuộc hội thảo khoa học để cuối cùng xác định
và chọn ngày 9-9-2016 là mốc thời gian tỉnh Tây Ninh thành lập đơn vị
hành chính.
Và để kỷ niệm ngày này Tỉnh Đảng bộ, UBND tỉnh Tây Ninh đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức hàng loạt sự kiện, công trình … chào mừng: Tổ chức triển lãm hình ảnh Tây Ninh xưa và nay ở công viên 30-4, xây dựng công trình bia lịch sử Suối Sâu (xã An Tịnh, huyện Trảng Bàng) và Cổng chào tỉnh Tây Ninh tại huyện Trảng Bàng.. Năm 2015 Hội Văn học Nghệ thuật cũng tổ chức và phát động cuộc thi với chủ đề Tây Ninh – 180 năm hình thành và phát triển với 2 thể loại văn học bút ký và thơ… Hàng loạt hoạt động đã diễn ra trước ngày lễ kỷ niệm và đỉnh cao là long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm “Tây Ninh 180 năm hình thành và phát triển” vào ngày 9-9-2016 tại hội trường Tỉnh ủy có sự tham dự của Ủy viên Bộ Chính trị – Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình; nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang; nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Vĩnh Trọng; Bí thư Trung ương Đảng – Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Nguyễn Văn Nên; nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Huỳnh Đảm; Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Phuông; các vị khách quốc tế, lãnh đạo các tỉnh, thành phố và tỉnh Tây Ninh qua các thời kỳ… Sự kiện đáng ghi nhận là đêm 9-9-2016 với chương trình văn nghệ sân khấu hóa đặc biệt “Tây Ninh – 180 năm tình đất, tình người” được trực tiếp truyền hình, không những riêng tỉnh Tây Ninh mà còn được các Đài PT-TH khu vực phía Nam như Bình Dương, Tiền Giang, Bến Tre, An Giang, Bạc Liêu, Trà Vinh, Hậu Giang, Cần Thơ, Cà Mau, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu đồng loạt tiếp sóng trực tiếp trong chương trình văn nghệ liên kết luân phiên “Giai điệu phương Nam” hàng tháng giữa các đài đã đưa sự kiện lớn và trọng đại này đến quần chúng trong khu vực và cả nước.
Và để kỷ niệm ngày này Tỉnh Đảng bộ, UBND tỉnh Tây Ninh đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức hàng loạt sự kiện, công trình … chào mừng: Tổ chức triển lãm hình ảnh Tây Ninh xưa và nay ở công viên 30-4, xây dựng công trình bia lịch sử Suối Sâu (xã An Tịnh, huyện Trảng Bàng) và Cổng chào tỉnh Tây Ninh tại huyện Trảng Bàng.. Năm 2015 Hội Văn học Nghệ thuật cũng tổ chức và phát động cuộc thi với chủ đề Tây Ninh – 180 năm hình thành và phát triển với 2 thể loại văn học bút ký và thơ… Hàng loạt hoạt động đã diễn ra trước ngày lễ kỷ niệm và đỉnh cao là long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm “Tây Ninh 180 năm hình thành và phát triển” vào ngày 9-9-2016 tại hội trường Tỉnh ủy có sự tham dự của Ủy viên Bộ Chính trị – Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình; nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang; nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Vĩnh Trọng; Bí thư Trung ương Đảng – Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Nguyễn Văn Nên; nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Huỳnh Đảm; Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Phuông; các vị khách quốc tế, lãnh đạo các tỉnh, thành phố và tỉnh Tây Ninh qua các thời kỳ… Sự kiện đáng ghi nhận là đêm 9-9-2016 với chương trình văn nghệ sân khấu hóa đặc biệt “Tây Ninh – 180 năm tình đất, tình người” được trực tiếp truyền hình, không những riêng tỉnh Tây Ninh mà còn được các Đài PT-TH khu vực phía Nam như Bình Dương, Tiền Giang, Bến Tre, An Giang, Bạc Liêu, Trà Vinh, Hậu Giang, Cần Thơ, Cà Mau, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu đồng loạt tiếp sóng trực tiếp trong chương trình văn nghệ liên kết luân phiên “Giai điệu phương Nam” hàng tháng giữa các đài đã đưa sự kiện lớn và trọng đại này đến quần chúng trong khu vực và cả nước.
Qua sự kiện quan trọng này Tây Ninh đã
ghi dấu ấn vào ký ức tôi. Và cũng từ mốc thời gian này tôi lần tìm về
quá khứ để khẳng định “Tây Ninh – Địa danh bất tử”. Bởi lẽ, địa danh Tây
Ninh kể từ năm 1836 đến nay không thay đổi dù trải qua nhiều biến động,
thăng trầm. Không có địa danh tỉnh thành nào trên cả nước mà không một
lần thay đổi tên gọi như Tây Ninh.
Trên các phương tiện truyền thông đại chúng, mỗi khi nhắc đến Tây Ninh
là mọi người nghĩ ngay đến núi Bà Đen cao nhất nam bộ với nhiều truyền
thuyết, huyền thoại…, nghĩ ngay đến Tòa Thánh Tây Ninh của tôn giáo Cao
đài và Tây Ninh còn là chiếc nôi cách mạng, với Trung ương Cục Miền Nam,
thủ đô của Chính phủ lâm thời Cách mạng Miền Nam Việt Nam thời kháng
chiến chống Mỹ thần thánh dẫn đến chiến thắng lịch sử 30.4.1975.
Ngược dòng thời gian, theo “Địa chí Tây Ninh”, hơn 300 năm trước,
khoảng năm 1658 lưu dân Việt do mưu sinh đã từ vùng đất Ngũ Quảng xuôi
thuyền ven biển về nam, họ sinh cơ lập nghiệp ở những vùng đầm lầy ven
biển, nhất là các tỉnh miền Tây Nam bộ, qua nhiều năm tháng họ chuyển
dần lên phía bắc, một bộ phận dừng chân nơi vùng rừng rú, hoang vu, rậm
rạp ven sông, ven rạch hoặc dòng suối chảy qua. Từ đó, vùng đất hoang
vu, nhiều rừng rậm ở Tây Ninh đã có lưu dân khai phá lập làng. Nơi định
cư sớm nhất của lưu dân là làng Bình Tịnh thành lập vào năm 1809. Trước
nữa, vào mùa xuân Mậu Dần (1698) Hiếu Tông Hiếu Minh Hoàng đế tức chúa
Nguyễn Phúc Chu đã cử Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý miền Nam,
lấy đất Giản Phố trại lập Phủ Gia Định, lấy xứ Đồng Nai lập huyện Phước
Long, dựng dinh Trấn Biên, lấy đất Sài Gòn lập huyện Tân Định, dựng
dinh Phiên Trấn. Thuở ấy đất Tây Ninh thuộc huyện Tân Bình, phủ Gia
Định, dinh Phiên Trấn. Đến tháng 10 mùa đông năm Kỷ Hợi (1779), sau khi
khôi phục đất Gia Định, vua Gia Long củng cố các khu vực, đặc biệt chú
trọng hai lĩnh vực hành chánh và quốc phòng, nên thành lập hai đạo Quang
Phong và Quang Hóa trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, trực thuộc dinh Phiên
Trấn. Năm Minh Mạng thứ 17 (1836), hai vị Khâm sai đại thần là Trương
Đăng Quế và Trương Minh Giảng sau khi tổ chức cho lưu dân khai hoang
phục hóa trên quy mô lục tỉnh Nam kỳ đã cho đo đạc, chọn địa thế lập
làng. Hai vị Khâm sai đã lập sớ tâu về triều đình ban chỉ dụ thành lập
phủ, huyện. Vùng đất Tây Ninh được vua Minh Mạng thuận ý lập thành phủ
với hai huyện Tân Ninh, Quang Hóa. Phủ Tây Ninh là một trong bốn phủ
thuộc tỉnh Gia Định. Và đây cũng là mốc thời gian (1836-2016) mà các bộ
ngành, Viện Khoa học xã hội nhân văn cùng lãnh đạo tỉnh Tây Ninh công
nhận sự kiện lịch sử “180 năm hình thành và phát triển tỉnh Tây Ninh”.
Năm 1836 là mốc thời gian đơn vị hành chánh tỉnh Tây Ninh chính thức ra
đời.
Thật ra, vùng đất Nam bộ nói chung và Tây Ninh nói riêng đã có lưu dân
đến sinh cơ lập nghiệp từ hơn 300 năm qua, thậm chí từ những năm đầu
công nguyên với những di tích cổ tồn tại từ văn hóa Óc Eo như Tháp Chót
Mạt ở huyện Tân Biên, Tháp Cổ Bình Thạnh – Trảng Bàng, di tích Bến Sỏi
huyện Châu Thành, di tích Gò Dinh Ông ở Bến Cầu, Cao Sơn Tự ở Gò Dầu…
qua thời gian trở thành hoang hóa, sau này mới được khai phá bởi lưu dân
Ngũ Quảng.
Dưới triều đại Minh Mạng, phủ Tây Ninh thuộc tỉnh Gia Định. Đại Nam
Nhất thống chí còn ghi: “Tây Ninh phủ thành chu vi 188 trượng 8 thước
cao 7 thước, hào rộng 4 trượng, có 3 cửa ở địa phận thôn Khương Ninh,
huyện Tân Ninh. Phủ Tây Ninh có 2 huyện là Tân Ninh và Quang Hóa”. Huyện
đường Quang Hóa xây dựng trên mé sông Cẩm Giang, có thành lũy bao
quanh, cửa thành hướng ra sông. Huyện đường Tân Ninh cũng xây dựng trên
mé rạch Tây Ninh cửa thành cũng hướng ra dòng rạch. Đến thời thuộc Pháp,
Toàn quyền Pháp thành lập tỉnh Tây Ninh, chọn huyện đường Tân Ninh
thành lập dinh tỉnh trưởng.
Ở Tây Ninh, ngoài truyền thuyết về núi Bà Đen, sự hình thành tôn giáo
Cao đài với Tòa thánh Tây Ninh sừng sững giữa trung tâm tỉnh và căn cứ
Trung ương Cục đi vào lòng dân Tây Ninh, có lẽ chuyện về Ngũ hổ tướng và
chuyện Quan Lớn Trà Vông với hệ thống đền miếu rải khắp các địa phương
trong tỉnh là minh chứng hùng hồn nhất, dù lịch sử về Ngũ hổ tướng không
được ghi vào chính sử của triều đình Huế từ thời vua Minh Mạng, đã xây
dựng nên địa danh Tây Ninh bất tử.
Những năm 40 thế kỷ 18, nước Chân Lạp loạn lạc triền miên, thay vua như
thay áo, do tranh dành quyền lực đến mức có vua quan phải bỏ kinh thành
đi lánh nạn… Từ đó, nạn thổ phỉ hoành hành, cướp phá, chém giết dân bản
xứ, còn vượt biên giới sang nước Việt quấy nhiễu. Tình trạng nhiễu
nhương bất ổn cứ kéo dài, dân chúng lầm than kéo dài mãi đến đầu thế kỷ
19. Trước tình hình đó, năm 1826 triều đình Huế đã sai năm hổ tướng là
Huỳnh Công Giản, Huỳnh Công Thắng, Huỳnh Công Nghệ, Lê Ngọc Báu, Lê Ngọc
Đương dẫn quân tăng cường cho phủ Tây Ninh dẹp loạn, ổn định lòng dân.
Đoàn quân tăng viện theo đường thủy tiến lên qua sông Sài Gòn, ngã ba
Sanh Đôi, Rạch Cái Cùng (Bà Chiêm). Trên đường tiến quân, các tướng chọn
nơi xung yếu đóng quân, cắt cử người trấn thủ. Khi đại quân tiến đến
vùng rừng Quang Hóa, đoàn quân đã dừng lại ở một đoạn sông, hai bên bờ
loài cỏ dại phiểu lưu thảo cùng với lục bình nở đầy hoa tím, thoạt nhìn
như trải thảm gấm hoa, tướng Huỳnh Công Giản đặt tên cho đoạn sông này
là Sông Gấm, cử người em kế là Huỳnh Công Thắng lập đồn đóng quân, ngăn
chặn bọn thổ phỉ tràn sang quấy phá. Năm 1828, thổ phỉ được quân Chân
Lạp tăng viện kéo quân sang vây đồn, sau nhiều tháng cầm cự, đồn thất
thủ, tướng Huỳnh Công Thắng tuẩn tiết. Dân làng nhớ ơn đã lập miếu thờ,
quanh năm hương khói. Tuy nhiên do không rõ họ nên người dân đề là Trần
Văn Thắng, mãi đến năm 2004, căn cứ vào sử liệu mới cho sửa lại là Huỳnh
Công Thắng.
Đoàn chiến thuyền tiếp tục thả dọc theo dòng sông đến Vịnh Cù chỉ định
hai tướng Lê Ngọc Báu và Lê Ngọc Đương lập đồn tại đây. Sau nghe tin đồn
Cẩm Giang thất thủ, năm 1836 hai tướng kéo quân trở lại đồn Sông Gấm
trấn giữ và cho xây dựng chùa Quang Huế yên lòng dân với quyết tâm tử
thủ. Quân Chân Lạp lại kéo sang công đồn, bọn chúng quyết san bằng đồn
này, bởi lẽ chính đồn này ngăn trở sự cướp phá của bọn chúng. Tuy nhiên
dù quyết tâm tử thủ, nhưng do quân ít, lương thực cạn kiệt hai tướng
đành chấp nhận rút quân về Vịnh Cù. Quân Chân Lạp quyết truy đuổi đến
cùng. Trên đường rút quân chưa kịp về đến chốn cũ, hai tướng đã hy sinh
sau trận đáng xáp lá cà không cân sức đã hy sinh, quân lính liều mạng
mang thi thể hai tướng về Vịnh Cù mai táng.
Lại nói về đại quân tiếp tục tiến quân đến Bến Thứ, Tướng Huỳnh Công
Giản để người em út Huỳnh Công Nghệ ở lại trấn giữ sau khi lập đồn, còn
ông lên bộ kéo quân lên sát biên giới lập đồn đóng quân tại Trà Vông tạo
thế ỷ giốc tiếp viện cho nhau.
Kể từ năm 1826, khi đại quân do ngũ hổ tướng chia quân lập đồn trấn giữ
chống bọn phỉ được sự hậu thuẩn của vua Chân Lạp thường xuyên cướp phá
dân lành, các tướng đã đưa quân chống ngăn, cứ thế hai bên tiến đánh lẫn
nhau kéo dài suốt 20 năm (1826-1845). Trong suốt 20 năm chống ngăn xâm
lược, nhiều trận đánh lớn nhỏ xảy ra, có thắng, có bại. Đặc biệt có trận
đánh có thể dùng cụm từ “long trời lỡ đất” mà chiến thắng thuộc về quân
ta tại đồn gần biên giới do chính tướng Huỳnh Công Giản trấn giữ, khiến
quân tướng Chân Lạp hoảng sợ tôn sùng là đồn Tà Vông (có nghĩa là đồn
Ông Lớn), nhưng dân ta không hiểu nên ghép thêm hai từ Ông Lớn thành
Quan Lớn Tà Vông. Có người am hiểu nên gọi trại là Trà Vông để Trà Vông
không còn nghĩa là quan lớn mà trở thành địa danh cho đến ngày nay.
Trong 20 năm chiến tranh liên miên, quân Chân Lạp sau này có sự tiếp
sức của quân Xiêm La, chúng tiến hành chiến lược phá thế ỷ giốc của các
đồn, chúng tổ chức diệt từng đồn, từ đồn Cẩm Giang, đến đồn Vịnh Cù, Bến
Thứ và cuối cùng là đồn Trà Vông. Ngũ hổ tướng lần lượt hy sinh. Suốt
hai thập niên ở Tây Ninh, ba anh em ông chia ra mỗi người một khu vực,
riêng ông Huỳnh Công Giản ở cánh rừng Trà Vông, xây thành lập ấp, bảo vệ
biên cương, quanh năm đánh nhau với quân Chân Lạp. Năm 1782, sau một
trận chiến giáp lá cà vô cùng ác liệt, khi quân tiếp viện của Huỳnh Công
Nghệ chưa tới kịp, sau nhiều lần tả xung hữu đột giữa vòng vây, tướng
Huỳnh Công Giản đã quay gươm tuẫn tiết chứ không để rơi vào tay giặc.
Khi Huỳnh Công Nghệ tới, ông vây thành đánh một trận rửa hờn cho anh
trai và những binh sĩ đã hy sinh, quân Chân Lạp phải mở đường máu chạy
qua biên giới và từ đó không dám sang xâm lăng nữa. Sau đó, Huỳnh Công
Nghệ chôn cất Huỳnh Công Giản ngay tại khu vực đồn Trà Vông, cách bờ
thành cũ khoảng 2km về hướng Bắc. Mặt ngôi mộ hướng ra suối Trà Vông.
Điều đáng ghi nhận là hệ thống đền và miếu thờ những anh hùng có công
đánh giặc, giúp dân có cuộc sống an lành thoát cảnh trộm cướp hoành hành
thì miếu thờ Quan lớn Trà Vông Huỳnh Công Giản được người dân xây dựng ở
khắp địa bàn mà đoàn quân của ông đi qua. Kể cả hai người em của ông,
tướng Huỳnh Công Thắng và Huỳnh Công Nghệ mỗi người chỉ có một miếu thờ.
Miếu thờ tướng Huỳnh Công Thắng ở xã Cẩm Giang và tướng Huỳnh Công Nghệ
ở Bến Thứ.
Cạnh bên bờ Suối Vàng, thuộc khu lòng chảo sát chân núi Bà Đen có một
ngôi đền thờ Huỳnh Công Giản, khói hương nghi ngút không bao giờ dứt.
Tương truyền đó là nơi luyện tập binh mã ngày xưa của quan lớn Trà Vông.
Tới giờ, người dân vẫn còn lưu truyền câu chuyện nhuốm màu huyền bí
rằng vào những năm xa xưa, thỉnh thoảng người ta lại thấy xuất hiện giữa
đêm trăng thanh vắng, một đạo quân kỳ bí, gươm sáng chói lòa, người
ngựa phóng như bay, dẫn đầu là một vị tướng mặc áo bào đỏ, oai phong lẫm
liệt. Đạo binh xuất hiện như chớp rồi cũng nhanh chóng mất hút vào bóng
đêm của núi rừng.
Các vị bô lão quanh vùng đồn rằng, đó chính là "đạo binh ma" của vị
tướng Huỳnh Công Giản, trong lúc sa cơ đã tuẫn tiết mà chết. Hào khí của
vị tướng anh hùng và đạo binh trung thành kia, hồn vẫn còn quyện mãi
cùng non sông đất nước.
Trong một lần đến thăm đền thờ chính – mộ của tướng Huỳnh Công Giảng ở
xã Trà Vông – ông Nguyễn Văn Liễm Trưởng ban quản lý mộ đã ngoài 80 tuổi
cho biết: Năm 2009 chính tôi đã liên hệ trực tiếp Trung tâm Bảo tàng Cố
đô Huế và Bảo tàng đã tìm lại được sắc ấn vua ban cho tướng Huỳnh Công
Giảng và cho phục chế lại nguyên mẫu gởi cho Ban quản lý lăng mộ lưu
giữ. Từ đó hàng năm tới ngày lễ chính, các đền, miếu thờ trong tỉnh đều
đến đây làm lễ khai ấn thỉnh về. Chỉ có điều, cho dù là truyền thuyết và
trong chính sử không có ghi hay hiện nay đã có sắc ấn thì công trạng
khai quốc công thần của Huỳnh Công Giản với vùng đất Tây Ninh là có
thật, và tấm lòng kính phục, biết ơn của người dân Tây Ninh với ông vẫn
đang hiện hữu, đã thiên hóa ngài như một vị thần. Để cứ đến ngày giỗ
Quan lớn Trà Vong các đền miếu đều tổ chức thành một lễ hội dân gian đặc
sắc của vùng đất Tây Ninh.
La Ngạc Thụy
Kỳ tới: Làng quê ven sông rạch
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét