Thứ Năm, 5 tháng 1, 2017

Nguyễn Thị Mây – Viết để lo cho con


Nguyễn Thị MâyDù sao con Mây cần ăn và học. Mây bắt đầu dùng cây bút. Đầu tiên Mây dịch Truyện từ tiếng Anh sang tiếng Việt . Truyện đầu tay lúc đó là ” LỜI KÊU CỨU TRÊN YÊN NGỰA”.  Tạp chí Văn nghệ Cửu Long đăng ngay , rồi đến nhiều truyện dịch khác. Nhưng rồi Mây phát hiện. Vốn tiếng Anh của mình chưa đủ để theo đuổi mãi. Mà Mây lại không có nguồn để dịch nữa. Nên Mây nghĩ nên tự sáng tác là nhanh nhất. Vậy là Mây bắt đầu viết truyện ngắn. Truyến ngắn đầu tay là  NGÀY XƯA, CON NGỖNG TÍM”.  Báo Văn Hóa TV đăng. và người biên tập tới tận nhà đặt hàng số kế. Vậy là….Mây theo nghiệp viết luôn.
Họ và tên: UÔNG NGỌC VÂN
Bút danh:  NGUYỄN THỊ MÂY – ĐỖ QUYÊN
Năm sinh:  03.05.1953
Quê quán:  Long Đức, Trà Vinh.
Dân tộc:     Kinh.
Trình độ học vấn: Tốt nghiệp THPT.
Trình độ chính trị: Sơ cấp.
Trình độ chuyên môn: Đại học ngành Tâm lý – Giáo dục.
Nghề nghiệp: Giáo viên (Đã nghỉ hưu)
Nơi thường trú: 196, Nguyễn Thị Minh Khai, TPTV.
 
* SÁNG TÁC ĐÃ PHỔ BIẾN:
– Truyện dài: (02)
          + Biển tím.(báo TV và Chương trình đọc truyện đêm khuya Đài Phát thanh TP HCM )
          + Tín hiệu mùa xuân.( Chương trình  đọc truyện của ĐPTTP.HCM)
 
– Truyện ngắn: (hơn 200 truyện) gồm:
          + Những tác phẩm đoạt giải:(17 giải)
          . Thơ: Trên hành lang nội trú (Giải 3 thơ Trường SP Vĩnh Long , năm 1973.
          . Tùy bút: Chim mồi ngày ấy (giải A – Tâm hồn Cao thượng,   Báo Tuổi trẻ)
          . Tùy bút: Bà Cọp                   (giải C – Tâm hồn cao thượng , báo
Tuổi trẻ)
          . Truyện ngắn: Khuấy động cõi chết (Giải nhất UBDS.KHH.GĐ TV năm 1996).
          . Vọng cổ: Điệu ru buồn. (giải khuyến khích cuộc thi ca cổ TV năm 1996_
          . Báo chí: Chuyện của tôi và Sương (Giải khuyến khích, báo Khoa học – ĐS)
          . Báo chí: Người thắp lửa (giải 3 UBBV.CSTE TP.HCM , 1998 và
   . Báo chí:                              giải 3  tác phẩm báo chí đoạt giải do UBBVCSTE  VN  trao  2000).
          . Truyện ngắn: Ruộng đồng thầm lặng (giải 2, báo Cần Thơ, năm 1998)
          . Truyện ngắn: Cái đầu lân báu vật (giải 3, báo Thiếu niên Tiền phong HCM, 1999)
          . Truyện ngắn: Cảm ơn Bác sĩ (giải 3, UBBV.CSTE VN, năm 2000)
          . Báo chí: Trường học – Trường đời (Giải KK báo Tuổi trẻ Sống đẹp)
          . Tùy bút: Khoảnh khắc mùa xuân (giải nhất-Tùy bút Xuân Ấm năm 2009, báo Tuổi trẻ online)
          . Báo chí: Lời nhắn yêu thương (giải nhất, báo Sức Sống mới online,  2009).
          . Tùy bút: Chốn bình yên ngày cũ (giải khuyến khích cuộc thi chủ đề Góc nhà bình yên, năm 2010 báo Tuổi trẻ).
          . Nếp nhà ngày Tết (giải khuyến khích cuộc thi chủ đề Tết của tôi năm 2012.
          . Báo chí: Mẹ và con trai (giải khuyến khích cuộc thi viết Người con hiếu thảo năm 2012)
 
+ Những sáng tác cộng tác với Hội  VH-NT. Trà Vinh:
          . Có một thứ mà tiền không mua được.(truyện dịch)
          . Dunno trở thành thi sĩ như thế nào. (truyện dịch)
. Ngân hàng thời gian (truyện dịch)
. Lời kêu cứu trên yên ngựa. (truyện dịch)
. Hạ ơi, thôi đừng đến.
. Tiếng gõ cửa đêm
. Bât ngờ phố thị.
. Dung nhan mùa xuân.
. Trời bỗng xanh hơn
. Biệt thự chuông reo.
. Những nhành hoa đã mất.
. Vườn xuân.
. Về đâu mùa hè.
 
+ Những tác phẩm cộng tác với các báo Kiến thức ngày nay:
. Ngôi mộ màu thiên thanh.
. Lòng mẹ.
. Nhang tàn thắp khuya.
. Hiện tượng tâm lý.
. Ruột đau chín chiều.
. Bạn là vợ hiền.
 
+ Những tác phẩm cộng tác với báo Văn hóa Trà Vinh:
. Ngày xưa con ngỗng tím
. Bâng khuâng hoa trắng.
. Trăng bạc đầu.
. Thu trong nỗi nhớ.
. Xanh màu lá nhớ.
.Tường Vi trên sân bóng.
. Tình yêu.
. Nơi bắt đầu một tình yêu.
. Vườn hạnh phúc.
+ Những  truyện ngắn còn lại: cộng tác với các báo khác như Báo Áo Trắng, Thiếu Niên tiền Phong, Báo Thanh niên, báo Phụ nữ, báo Giáo dục – thời đại, Văn nghệ quân đội, báo Mực Tím, Báo Khăn Quàng Đỏ, Báo Nhi đồng, Báo Sân Khấu Thành phố HCM, Gia đình và tiếp thị, báo Cà Mau, báo Hậu Giang, báo Cần thơ,  báo Pháp luật, báo Công Lý…
 
+ Những bài báo thuộc chủ đề Tâm lý: (Hơn 100 bài ) Được đăng ở báo Kiến thức gia đình, Báo Tuổi trẻ, báo Kiến thức ngày nay, báo Giáo dục thời đại, báo Tài hoa trẻ…
 
* QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN:
– 1973 – 1996: Giáo viên dạy lớp.
– 1996 – 2003: Phó hiệu trưởng trường Tiểu học Phường 7  .
– 2003 – 2008: Hiệu trưởng trường Tiểu học Phường 7.
– 2009 – 2010: Chủ tịch Hội cựu Giáo chức thành phố Trà Vinh.
+ Công tác khác:
– 2004 – 2011: Đại biểu Hội đồng nhân dân 2 cấp (cấp Phường và cáp Thành phố).
     . Hội thẩm Tòa án Nhân dân tỉnh Trà Vinh .
 
TÁC PHẨM TIÊU BIỂU

NGƯỜI CON  HIẾU THẢO
         MẸ VÀ CON TRAI
  “Chiều chiều, khi nắng nhạt dần, người đàn ông tóc muối tiêu bước khập khiễng, gò lưng đẩy một chiếc xe lăn đi dọc phố. Trên đó có một bà cụ tóc bạc phơ phơ. Chẳng biết người đàn ông nói gì mà bà cụ cười hớn hở, mãn nguyện và hạnh phúc!”
  Đó là hình ảnh mà những người ở khóm 1, Phường 4, thành phố Trà vinh thường nhìn thấy. Họ không còn lạ gì Tư Long. Có người còn gọi Nguyễn Ngọc Long  là Long Cà Xích. Bởi một chân teo tóp nên khi bước đi, như vẽ lên mặt dường những dấu hỏi buồn bã. Tuy khuyết tật nhưng tấm lòng hiếu thảo của Tư Long khiến ai cũng quí trọng.  
  Ba theo người đàn bà khác khi chúng tôi còn rất bé. Mẹ tảo tần nuôi ba đứa con. Rồi Chị hai theo chồng định cư ở Canada. Tôi cũng có gia đình và ra riêng. Chỉ có vợ chồng Tư Long sống bên mẹ. Năm 1990, chị hai rước mẹ qua Canada để phụng dưỡng. Những ngày sống ở đó mẹ đầy đủ về vật chất nhưng nỗi nhớ quê hương    khiến mẹ   bị trầm uất và  mất dần trí nhớ. Giữa nhập nhằng mê mê tỉnh tỉnh, mẹ đòi về Việt Nam. Mẹ muốn chết ở quê hương và được an nghỉ bên cạnh mộ ông bà ngoại. Vậy là chị đưa mẹ hồi hương. Để mẹ được thoải mái, chị cho xây lại nhà, mua đầy đủ đồ gia dụng hiện đại và trang sức cho mẹ. Nhưng rồi  tôi và chị nhận ra  những thứ  ấy không cần thiết đối với một người mất trí nhớ. Hạnh phúc đến với mẹ chỉ bằng tấm lòng yêu thương, sự chăm sóc chu đáo, chân thành của đứa em trai.
  Trước đây, Tư Long sinh sống bằng nghề thợ hồ, rồi chuyển sang  nghề khiêng heo thuê cho lái. Tư Long bị heo hất té mãi, nên người    ta không thuê nữa.  Em chuyển sang trồng kiểng, tạo dáng và bán bon sai. Khi giới trồng hoa kiểng vừa biết đến tay nghề của em tôi thì mẹ về. Nó gát hoa kiểng lại một bên để chăm sóc  mẹ.
          Sáng sớm, Tư Long mua đồ điểm tâm  rồi pha một ly cà phê sữa cho mẹ. Mẹ thường làm nũng, phải vừa kể chuyện vui vừa đút mẹ mới há miệng. Tư Long có cả một kho chuyện hài để chọc  mẹ cười. Xong, Nó tắm cho mẹ. Lẽ ra  người tắm cho mẹ phải là  tôi chứ không phải con trai. Nhưng tôi  mãi lo  việc trường  rồi đến việc nhà. Cũng may, Tư Long vốn hiếu thảo, chẳng đòi hỏi ai phụ giúp. Sau khi  tắm,  mẹ  ngủ ngon lành. Trong lúc đó, Tư Long giặt quần áo cho mẹ. Đến bữa ăn trưa, mẹ thường lười nuốt, cứ nhơi nhơi như con nít.  Em lại bày đủ trò cho mẹ nuốt.   Những ngày mưa, mẹ cứ vô tư tiểu trong quần liền liền. Tư Long lau rửa, giặt giũ liền liền.  Quần áo  chưa kịp khô em phải ủi  mãi. Tôi gợi ý cho mẹ dùng tả người già,  em lưỡng lự vì  sợ mặc vậy nực và bị hâm. Nó bảo thà cực  mà mẹ an toàn.
    Một hôm, mẹ bỗng  đòi gánh bún bì ra chợ, đòi ra bờ sông, nơi đứa con gái thứ ba khi gánh nước trợt chân té xuống. May là cứu kịp. Mẹ đòi ra bến xe, nơi ngày nào tiễn con gái lớn lên Sài Gòn tìm việc làm. Chị em tôi mừng quýnh. Liền mua chiếc xe lăn để có thể đưa mẹ tới những nơi ngày xưa gắn bó với mẹ, may ra trí nhớ hồi phục. Vậy là mẹ bắt đầu những cuộc dạo chơi cùng với đứa con trai.  Nhờ những cuộc dạo chơi đó, mẹ tôi nhớ mình có ba đứa con. Con lớn có xe hơi và biệt thự. Con gái thứ ba làm cô giáo, nhà nghèo nhưng cũng chưa nghèo bằng con trai út. Vùng ký ức bạc phếch trong mẹ chỉ thấp thoáng những khoảnh khắc buồn khổ hay hạnh phúc mà thôi. Trong miền nhớ ấy, hình bóng đứa con trai suốt đời lẩn quẩn bên mẹ hiện ra rõ nét nhất. Mẹ  cười ngô nghê, lạ lẫm!
   Ngày giáp tết, mẹ bảo muốn đi chợ. Tư Long vội đẩy xe đưa mẹ từ chợ hoa xuống chợ bánh mứt. Chợ tết đông, người ta chen lấn làm Tư Long chúi nhủi. Đầu va vào cán xe lăn bầm một lỏm. Mẹ kêu lên “Có sao không Long?”. Em òa khóc! Không phải vì đau mà vì mẹ đã nhớ và gọi đúng tên em.  Chiếc xe lăn trở về  đầy ắp hương vị tết.  Mẹ  và  em chắc vui  nên cười nói huyên thiên. Mắt tôi cay xè, nửa thương mẹ, thương em, nửa tủi hổ. Tư Long sinh năm 1956, nhỏ hơn tôi ba tuổi. Định mệnh đã lấy  mất sự cân bằng trên đôi chân em tôi. Khiến cho dáng đi của nó xiêu xiêu.  
 Mẹ tôi đã mất gần một năm. Bà trút hơi thở sau cùng cũng trên đôi tay gầy guộc của em tôi.     
Em đã sống một cuộc đời đáng sống như lời hiền nhân xưa khuyên dạy về đạo làm con.
                                                                                      Nguyễn Thị Mây

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét