Thứ Bảy, 18 tháng 3, 2017

Vườn hoa thơ Tây Ninh nở rộ sắc màu - La Ngạc Thụy



            Trong thời gian gần đây trên diễn đàn văn học Tây Ninh bỗng xuất hiện nhiều tập thơ tạo cho hoạt động văn học Tây Ninh trở nên sôi động và phong phú  mà từ lâu dường như im ắng. Ngoài những tập thơ của nhà văn Nguyễn Đức Thiện nhà thơ Trần Hoàng Vy đã xuất bản trước đó và đặc biệt từ khi "tuyển tập thơ 30 năm giải phóng Tây Ninh" do Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Tây Ninh tuyển chọn và xuất bản từ kinh phí hỗ trợ sáng tạo văn học nghệ thuật theo Quyết định của Thủ tướng chính phủ đã mở ra thời kỳ mới cho hoạt động văn học tỉnh nhà.
 
Vườn hoa thơ ở Tây Ninh đã nở rộ trong hai năm qua với nhiều hương sắc mới với những tập thơ: Lang Thang của Nguyễn Đức Thiện Những cọng rau tập tàng của Cảnh Trà Bóng Nhớ của Trần Hoàng Vy Sóng sánh mẹ và anh của Trương Gia Hoà Đi về phía mặt trời của Khaly Chàm Anh đèn phố núi Môi ngọt của Nguyễn Thị Kim Liên Xuống núi của Hồ Chí Bửu Em và tôi và năm tháng Trăng và biển và em của Minh Phương Nắng trong tim - nắng trong thơ của Phan Kỹ Sửu Dòng sông và nỗi nhớ của Vũ Miên Thảo Trên lối đi xưa của Trần Mỹ Liên Chốn xưa của Nguyễn Quốc Nam Trăng ngân của Nguyệt Quế Một mình hát với đêm khuya của Trương Văn Bảy... 
Trong thực tế hiện nay việc thưởng thức văn học nghệ thuật của quần chúng còn nhiều hạn chế kinh tế thị trường chi phối khá nhiều vào hoạt động văn học nghệ thuật vậy mà các nhà thơ ở Tây Ninh dám in thơ đúng là một hành động dũng cảm. Đã lâu lắm rồi việc xuất bản tác phẩm văn học ở Tây Ninh hầu như trắng thế nhưng chỉ trong 2 năm qua đã  có nhiều tập thơ ra mắt bạn đọc. Không dũng cảm thì là gì?
Đây có phải là tâm huyết được nung nấu trong nhiều năm qua của những người làm thơ ở Tây Ninh nay đã đến thời kỳ bộc phát chăng? Những tập thơ thật phong phú về nội dung và hình thức mỗi tập mỗi nét riêng hay có dở có và được bạn đọc đón nhận với những lời luận bàn khác nhau. Điều chung nhất là họ đón nhận với thái độ thật trân trọng bởi tác phẩm văn học là món ăn tinh thần cần thiết mà từ trước đến nay ở Tây Ninh rất hiếm tác phẩm văn học được chuyển tải đến quần chúng nói gì đến thơ. Vấn đề đặt ra đây là hiện tượng nhất thời bộc phát hay phát xuất từ nhu cầu của người làm thơ và thưởng thức thơ? Vấn đề này cần thời gian để thẩm định. Điều cần ghi nhận là chất lượng thơ đang có nhiều nguồn dư luận khen có chê có. Có tập thơ đọng vào lòng bạn đọc có tập thơ bị phản ứng do nhiều nguyên nhân. Đây là quyền của bạn đọc nhưng công bằng mà nói thì thơ Tây Ninh xứng đáng góp mặt vào vườn thơ trên cả nước. Nếu như thơ của Nguyễn Đức Thiện Cảnh Trà và Trần Hoàng Vy được bạn đọc cả nước biết đến qua các nhà xuất bản uy tín như Nhà xuất bản Hội Nhà văn Nhà xuất bản Văn học... thì thơ của Minh Phương Khaly Chàm Trương Gia Hoà Nguyễn Quốc Nam Phan Kỹ Sửu Vũ Miên Thảo ... có những sắc thái riêng do Nhà xuất bản Văn nghệ ấn hành đủ nói lên điều đó. Thơ của Nguyễn Đức Thiện là những nỗi niềm trăn trở. Cố nhà thơ Trịnh Thanh Sơn đã nhận xét trong lời đề tựa tập thơ Lang thang của Nguyễn Đức Thiện như sau: "Thơ của Nguyễn Đức Thiện là thơ của một đời từng trải ngụp lặn nhiều lần qua bến đục bến trong để cuối cùng trở thành người đốn ngộ. Những gì anh "ngộ" ra chẳng phải ai cũng "ngộ" được bởi một lẽ đơn giản là không phải ai cũng được tôi rèn qua bùn và máu. Bùn máu và cả nước mắt nữa là thức ăn muôn đời của thi nhân". Còn Trần Hoàng Vy thì thổn thức với những kỷ niệm kỷ niệm dồn nén trở thành nỗi nhớ và thành thơ: "Cái nhớ cái gai dầm trong thịt/ Vuốt ve phía nào cũng thấy đau/ Cái nhớ vo tròn như chỉ rối/ Gỡ mối này mối khác bện vào nhau".  Minh Phương thì trải nghiệm thơ qua suốt năm tháng mà bước chân anh đã đi qua từ bộ đội cho đến hiện nay là một nhà doanh nghiệp nên thơ anh cũng thường gợi nhớ những kỷ niệm đã qua mà tựa tập thơ đầu tay Em và anh và năm tháng của anh đã minh chứng điều đó. Còn những Trương Gia Hoà Nguyễn Thị Kim Liên Nguyễn Quốc Nam Nguyệt Quế ... thì thấm đẫm tình yêu quê hương và cuộc đời qua ngôn ngữ thơ nhiều chắt lọc ...
Có lẽ cũng phải nhìn rộng ra phạm vi ngoài tỉnh để tạm có một cách hiểu về thơ Tây Ninh trên cơ sở những tập thơ được xuất bản gần đây. Hàng loạt tập thơ được xuất bản với phong cách mới đem đến không khí mới cho thi ca khác hẳn lối thơ quen thuộc trong cấu tứ đề tài cảm hứng của thế hệ đi trước. Hàng loạt những cuộc tranh luận nảy lửa của các nhà phê bình quanh hiện tượng thơ của Vi Thùy Linh Phan Huyền Thư Nguyễn Hữu Hồng Minh ... và những cây bút khác cũng ít nhiều hình thành những cách nghĩ khác nhau về thơ. Trông người mà ngẫm đến ta bởi ở Tây Ninh chỉ mới có một Nguyễn Quốc Việt đạt được giải nhất trong cuộc thi thơ của Tạp chí Sông Hương (Huế) còn lại dường như chưa ai đạt được giải cao trong các cuộc thi danh giá của cả nước và ở Tây Ninh dường như còn thiếu một diễn đàn dành cho thơ. Chưa có cuộc thi nào dành cho thơ kể cả cuộc thi "Những chặng đường vàng son" dành cho văn học nghệ thuật khi Hội mới củng cố chuẩn bị Đại hội lần thứ I cũng không có thơ Tạp chí Văn nghệ Tây Ninh hai tháng mới ra một số trong vài năm gần đây cũng chỉ đăng tải mỗi số năm bảy bài thơ còn trang văn hóa nghệ thuật trên Báo Tây Ninh thỉnh thoảng mới đăng một bài thơ... và quanh đi quẩn lại chỉ có vài tên tuổi cũ. Tất nhiên trong điều kiện của một tỉnh lẻ miền Đông Nam bộ chúng ta không có tham vọng đòi hỏi hơn thế. Nhưng chẳng lẽ những nhà quản lý văn hóa văn nghệ tỉnh nhà không quan tâm đến thơ? Có phải vì vậy mà các nhà thơ trong tỉnh phải tự xuất bản và đó cũng là cách để phổ biến thơ. Dù ai cũng nhìn nhận một thực tế là thơ xuất bản ra dường như chỉ để dành tặng nhau nhiều hơn là bán được. Cái được của thơ Tây Ninh là ở đó chăng? Theo tôi thì còn hơn thế. Bởi thơ Tây Ninh rất hiền chững chạc và đằm thắm. Đề tài cảm hứng thơ không quá đà khi đi vào những uẩn khúc nội tâm không bị thả nổi theo những ám ảnh dục tính hay cường điệu như thời gian qua. Và chúng ta cũng không chấp nhận không tán dương một tác giả nào đó có những tuyên bố bốc đồng. Thực ra sự kiềm chế chừng mực trong thơ Tây Ninh trong môi trường văn hóa văn nghệ hiện nay là cần thiết nhưng đó là điều hay hay điều dở đối với sự phát triển của thơ là một điều chưa ai dám chắc. Bởi lẽ cho đến hôm nay vẫn chưa có một cuộc tranh luận nào dành riêng cho thơ kể cả những đêm thơ chỉ để trình diễn hơn là giới thiệu tác giả tác phẩm để có một định hướng cho thơ thật rõ ràng. Để rồi càng lúc giới yêu thơ mất dần cảm giác thưởng thức thơ giới sáng tác thơ thì dường như chẳng xuất hiện thêm gương mặt mới nào. Nhiều nhà thơ đã khẳng định được mình trước đây vẫn theo lối mòn cũ thậm chí già đi ...
Chúng ta không đòi hỏi gì nhiều ở những nhà thơ vì cuộc sống hiện nay có quá nhiều vấn đề cần phải quan tâm ngoài thơ nhưng cũng không thể bỏ mặc thả nổi nhất là đối với đội ngũ sáng tác thơ tự tìm đường tự xuất bản thơ như hiện nay. Đặc biệt là trong xu hướng công nghệ thông tin ngày càng phát triển các nhà thơ cũng đã tự thiết kế cho riêng mình một diễn đàn thơ để tự phổ biến tác phẩm. Bởi thời gian qua chỉ hơn 1 năm mà trong tỉnh ta đã có hơn 10 weblogs được mở ra mà đa số là của những nhà thơ. Điều này đáng mừng hay đáng lo? Xin dành câu trả lời cho các nhà quản lý nhất là Hội Văn học Nghệ thuật Tây Ninh nếu chúng ta tiếp tục thiếu sự quan tâm và đầu tư cho lĩnh vực văn học nghệ thuật nói chung và thơ nói riêng.

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét