Vanvn- Ngày 26.2, tại thành phố Cần Thơ, đã diễn ra Đại hội Hội Nhà văn Cần Thơ lần thứ VII, nhiệm kỳ 2021-2026, bầu ra Ban Chấp hành Hội gồm 7 người, trong đó nhà thơ Nguyễn Trung Nguyên được tín nhiệm làm Chủ tịch.
Vanvn- Ngày 26.2, tại thành phố Cần Thơ, đã diễn ra Đại hội Hội Nhà văn Cần Thơ lần thứ VII, nhiệm kỳ 2021-2026, bầu ra Ban Chấp hành Hội gồm 7 người, trong đó nhà thơ Nguyễn Trung Nguyên được tín nhiệm làm Chủ tịch.
em thon thả trước hoàng hôn tím ngát
giọng ai ru hời man mác gợn sóng tình yêu nghiêng trăng
em hiện về như tranh thủy mạc
phất phơ lụa thỏng sương giăng
|
Ông Bùi Mạnh Hùng khẳng định: Bảng chữ cái trong sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt 1 – bộ Kết nối có đầy đủ 29 chữ cái theo quy định của Bộ Giáo dục – đào tạo (trang 12, tập 1). Đây là quy định “cứng”, không có bất kỳ bộ SGK nào dám thay đổi và không có lý do gì để thay đổi.
Ở nhiều bài học trong bộ sách này, học sinh được học và luyện viết chữ “P” qua ngữ liệu là những từ như đèn pin, cặp da, cá mập, lốp xe, tia chớp, bếp, bìm bịp, búp sen… (trang 78, 118, 120, 124… tập 1). Ở tập 2, trong các văn bản đọc thì số các từ có chữ P không thể tính hết.
Vì vậy, ý kiến cho Tiếng Việt 1 – bộ Kết nối không dạy chữ P là hoàn toàn không có cơ sở.
Cũng may còn một chỗ tôi về!
Trăm nẻo đường đời một nẻo quê
Nghiêng vai rủ hết sầu lữ thứ
Bên sông chiều vọng tiếng tàu ghe …
Sông dài nước chảy trôi xuôi,
Trơ vơ cành phượng ngậm ngùi bến xưa.
Giao mùa lúc nắng lúc mưa,
Tha nhân trễ chuyến đò – trưa nước ròng!
Trăng tròn rồi lại khuyết dần,
Thủy triều lên xuống bao lần đầy, vơi...
Đò dọc trôi tít chân trời,
Dòng sông vẫn chảy một đời thênh thang!
Vĩnh Thuyên làm thơ từ những ngày còn ngồi trên ghế
nhà trường. Vậy mà đến nay đã hơn 40 năm giọng thơ của anh vẫn không thay đổi.
Thơ Vĩnh Thuyên thường xuất hiện trên Wisite Đất Đứng (datdung.com), mỗi bài đều
toát lên nỗi khoắc khoải về cuộc đời, cuộc tình nhưng lại mang nét đặc trưng
riêng, không lẩn vào nhau. Đọc thơ Vĩnh Thuyên người đọc cũng khoắc khoải theo
anh. Bài thơ “Tôi tìm tôi” là bài thơ mới nhất đăng trên trang thơ riêng của
anh là sự chiêm nghiệm về cuộc đời mà anh viết để tặng cho một người bạn thân
thiết cũng không thoát khỏi nỗi niềm khoắc khoải vốn là đặc sản của anh.
Xuân sang hé nở Tầm xuân
Hoa Đào hồng thắm bên sân nắng vàng
Nhánh Mai khoe sắc nồng nàn
Hướng Dương rực rỡ, rộn ràng bên hiên
Mùa xuân đong tiếng ai cười
Trúc trắc cười, xô váy lệch
Theo chiều, nắng chảy đòng đưa
Bến vắng tình trôi đâu hết
Còn đây, góc gió đánh lừa
*
Im nghe tiếng chiều rạo rực
Lặng ru trên lá quên mùa
Ai cười mong manh, ẩn ức
Bao điều may rủi, được thua ...
*
Chìm trôi tháng ngày ảo vọng
Chiều giăng mắc bẫy nơi này
Đan cài, dáng xưa lóng ngóng
Tiếng cười, rơi cạn tầm tay
*
Theo chiều gió đưa mùa đến
Xuân về nắng mới vờn lay
Quay ngang cái nhìn lơ đễnh
Tiếng cười ngưng đọng, đong đầy ...
CHƯƠNG BẢY CUỘC HỘI VÕ BẤT THÀNH |
Còn lại một mình Ngô Anh Tuyết cảm thấy cô đơn. Từ ngày lớn lên nàng chỉ biết tình thương của mẹ còn cha thì dường như ông chưa bao giờ cho nàng một nụ cười. Trong tâm tưởng của gia phụ đang chất chứa một nỗi niềm u uất nào đó. Lúc nào ông cũng thẩn thờ nhắc mãi đến cái chết cuả Tam sư thúc. Anh Tuyết có hỏi nhưng không bao giờ gia phụ trả lời rõ ràng ông chỉ úp mở ấm ức.
Dấu yêu lắm!
Va- len- tine
Đoá xuân còn ngát
chưa phai sắc nồng
Bướm vui đùa dưới nắng hồng
Giêng hai mơn mởn
cho lòng ta say
Về nghe tiếng của dòng sông
Chảy miên man giữa chiều không lạnh đầy
Bến bờ lớp lớp mưa bay
Thương con nước chở bóng mây xa nguồn…
Vẫn còn đó hàng cây xanh lá mới
Xanh màu trời trong mắt nắng tháng giêng
Nghe từng ngày mang mùa qua rất vội
Còn bên đời tôi lạc giữa chung chiêng
Tựa đề bài thơ là "Bỏ Yêu", nhưng câu thơ đầu tiên của "Bỏ Yêu" lại là: "Em nhắn gửi ta mấy ý yêu". Có thật anh sẽ "bỏ yêu" không Đặng Xuân Xuyến? Bỏ yêu mà đọc thư, đọc lời "em nhắn gửi ta" lại để ý được những ẩn ý sâu dưới lớp ngôn từ được ngụy trang khéo léo bằng lời "em nhắn gửi" là "mấy ý yêu"? Đọc những lời "em nhắn gửi ta" chỉ thấy những hình ảnh gợi nhớ gợi thương: "mây lãng đãng" "quắt quay chiều" / "hanh hao nắng" "se se lạnh" / "lá rụng nhiều"... Những hình ảnh chi tiết, cụ thể như thế, với không gian, thời gian cũng cụ thể và chi tiết như thế thì thử hỏi gã trai với những thi phẩm như: "Say yêu", "Khát yêu", "Cuồng yêu", “Còn yêu”... có thật sự sẽ "Bỏ Yêu"? Tôi không tin và bạn đọc chắc cũng không tin vì những câu thơ của anh đã mách bảo người đọc là anh đang dối lòng, anh đang rất nhớ người yêu đấy.
CHƯƠNG SÁU TRUY TÌM THỦ PHẠM |
KỲ 25:
Lã Quân Bảo trước khi trúng tả chưởng của gã áo đen bay qua bên kia vực thẳm và chứng kiến cảnh tượng đau lòng. Lã Quân Thụy bị một gã áo đen khác đánh rơi xuống vực thẳm muôn trùng. Lã Quân Bảo chỉ kịp thét lên:
- Em!
Rồi rơi xuống nằm im lìm.
Không biết trải qua thời gian bao lâu Lã Quân Bảo tỉnh dậy. Đầu tiên cậu bé cảm nhận mình đang ở trong một hang động mường tượng chung quanh có bảy lão già đang chăm chú nhìn cậu.
Khi thấy Lã Quân Bảo cựa mình mở mắt một lão nói:
- Nội thương khá nặng chú bé đã bất tỉnh hai đêm một ngày. Lão già mù hãy xem lại kinh mạch thế nào?
Thì ra họ là Thất Kiệt Quái nhân. Khi nhận được tin Hoàng đế Quang Trung băng hà phu thê Đệ nhất kiếm tiên âm thầm rời bỏ hoàng cung xuôi về Nam. Thất Kiệt Quái Nhân vội vàng đuổi theo với tâm nguyện sống cùng bên nhau như lời thề kết nghĩa trên lưng chừng núi Ngũ Hành năm nào. Dò tìm mãi mới biết phu thê Lã Mai ẩn cư trong vùng núi này. Nhưng do Thất Kiệt Quái Nhân đi từ trên xuống còn phu thê Lã Mai theo đường về Gia Định rồi mới đi ngược lên. Cho nên cả hai nhóm người cùng ở chung nhau một cụm núi nhưng Thất Kiệt Quái Nhân cư trú ở Hổ Sơ còn trang trại của Lã Mai lại nằm bên kia Linh Sơn.
Một buổi chiều khi đuổi theo một con linh điểu đến một thung lũng ngăn cách giữa hai ngọn núi. Thất Kiệt Nguyễn Gia Phong phát hiện linh điểu đang cắp một cậu bé trong đôi móng vuốt. Thất Kiệt vội tung chưởng vào thân linh điểu. Con chim trúng thương vội thả cậu bé dưới chân ra và bay vút vào trời cao. Thất Kiệt bỏ mặc con linh điểu tung người lên đón lấy cậu bé lúc còn lơ lững trên không. Cậu bé đang trong trạng thái bất tỉnh và mang nội thương khá trầm trọng.
Thất Kiệt vội mang cậu bé về ngay hang động giao cho các lão dùng nội lực chữa thương. Còn lão cùng với lão Ngũ Kiệt Trương Tín băng mình đến nơi linh điểu cắp thân thể cậu bé. Do vậy khi năm gã áo đen bịt mặt sang tìm thân xác Lã Quân Bảo đã mất tích không để lại dấu vết. Lúc lão Thất Kiệt và Ngũ Kiệt trở lại năm gã đã bỏ đi. Hai lão phát hiện sợi dây thừng còn vắt ngang thung lũng nên dùng khinh công lướt mình sang bên kia. Trước mắt hai lão là một xác chết.
Hai lão vội đến quan sát và khi nhìn thấy đã thốt lên kinh ngạc:
- Nhất Phụng Ngô Hiền Thục tiểu muội đây mà. Ai đã ra tay sát hại thảm khốc thế này? Cậu bé lúc nãy chắc chắn là con của Lã đệ. Vậy cả nhà của Lã đệ bị thảm sát rồi chăng?
Ngũ Kiệt vội ôm thân xác của Nhất Phụng lên trong lúc Thất Kiệt nhìn quanh mong tìm kiếm một dấu vết nào đó mà kẻ thù còn để lại. Cuối cùng Thất Kiệt phát hiện một thẻ bài in hình rồng bay chói lấp lóa trên bãi cỏ. Lão cuối xuống nhặt lên và cùng Ngũ Kiệt mang thi thể của Nhất Phụng quay trở về hang động. Sáng hôm sau Thất Kiệt Quái Nhân đem thân xác của Nhất Phụng an táng dưới chân núi. Bảy lão vô cùng bi thương và tự hứa với lòng sẽ tìm ra manh mối kẻ thù đã gây ra thảm cảnh này. Bảy lão cũng thắc mắc không hiểu Lã đệ đã đi đâu? Còn sống hay đã chết? Tất cả phải chờ Lã Quân bảo tỉnh dậy.
Tháng Giêng hoa thắm
môi cười
Hồn anh chết đuối
giữa trời Xuân lay
Bởi em
dáng liễu mơ say
Trái yêu chín đỏ
hây hây má hường
Mùa xuân nào đã đi qua
Xem ti vi, thấy gương mặt hao hao
Của người đàn bà, cắn môi bật khóc
Trong tàn chiều, ngồi một mình cô độc
Bên hiên nhà, dưới vòm lá xanh xao
*
Đắm chìm trong chiếc bóng của riêng mình
Lặng lẽ ngước nhìn ti vi đang nói
Hình như ngoài kia, có ai đang gọi
Cây lá trong vườn, đứng gió lặng thinh ...
*
Chiều cuối năm, bóng nắng trãi mênh mông
Người đàn bà qua những ngày trận mạc
Ngồi bên ti vi, chương trình đang hát
Lẩm bẩm lần theo “Tải đạn, qua sông” ...
*
Có một dòng sông, dạt bến xuân thì
Cây sung trắng gốc, một thời con gái
Đội hình đi qua sao còn ngoảnh lại?
Rớt những tiếng cười, sông chảy cuốn đi ...
*
Ơi bao mùa xuân, lần tuổi đi qua
Không tiếc nuối gì, những điều đã chọn
Dù thưa vắng dần, những chiều đưa đón
Ngõ hẹp lối mòn, chìm khuất mờ xa
*
Sợi nắng cuối ngày, lấp lóa vờn xoay
Có một ngày xưa, reo vang vọng mãi
Chấp hết tháng năm trĩu đời bươn trải
Ngồi trong chiều nồng dịu nỗi nguôi ngoai ...
X/2016