Chắn chắn rồi không trừ một ai
Nhìn lại con số ngày
Nhìn lại con số năm
Tự thống kê từng khúc đoạn
Bao biến động bất kỳ
Khốn khó bủa vây
Chắn chắn rồi không trừ một ai
Nhìn lại con số ngày
Nhìn lại con số năm
Tự thống kê từng khúc đoạn
Bao biến động bất kỳ
Khốn khó bủa vây
Giêng hai biêng biếc hoa tươi dịu dàng
Hình như mây cũng nồng nàn
Lững lờ trong nắng hanh vàng mơ Xuân
NHỚ RỪNG
Tác giả: Thế Lữ
Tặng Nguyễn Tường Tam
(Lời con Hổ ở vườn Bách thú)
Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé riễu oai linh rừng thẳm
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm
Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi.
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.
Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,
Thủa tung hoành, hống hách những ngày xưa.
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,
Với khi thét khúc trường ca dữ dội
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm-thầm, lá gai, cỏ sắc.
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc
Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
Ta biết ta chúa tể muôn của loài
Giữa chốn thảo hoa, không tên không tuổi.
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
Than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu?
Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu
Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,
Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;
Giải nước đen giả suối, chẳng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém;
Dăm vừng lá hiền lành không bí hiểm
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
Của chốn ngàn năm cao cả, âm u.
Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!
Là nơi giống hùm thiêng ta ngự trị,
Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa
Nơi ta không còn được thấy bao giờ!
Có biết chăng trong những ngày ngao ngán
Ta đang theo giấc mộng ngàn to lớn
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi
Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
1936
La Thuỵ, một nhà thơ được mến mộ, còn là chủ nhân nhiều trang blogspot uy tín tại VN . “Đón Năm Mùi” là một bài thơ Đường luật ông sáng tác vào năm Mùi nào đó trước đây. Nhân mùa xuân năm Nhâm Dần sắp đến. Châu Thạch xin có một vài cảm nhận về bài thơ nầy, để đọc nó, ta thưởng thức những điều lạ trong mùa xuân xa xôi của lịch sử . Bài thơ như sau:
ĐÓN NĂM MÙI
Tân niên rộn rã bước Dương ông
Chào đón xuân tươi, vẫy nắng hồng
Tô Vũ lưu danh bền dạ thép *
Bá Hề nức tiếng vững gan đồng **
Dán sừng lệ tết ca vang xóm
Chuốc chén tình xuân tỏa ấm phòng
Sáng giá “đầu dê”hàng chính hiệu
Năm Mùi sung mãn đẹp lòng không?
La Thuỵ
Chợt cúi xuống thấy mình cao hơn thiên hạ
Từ một chiều thu có nhiều lá bay
Như đày đọa người mang thân con gái
Trời bắt ta yêu, trời bắt ta thôi!
Về để nghe chiều rơi trên sóng
Con sông dài kể nỗi chờ mong
Một năm xa nghe chừng lâu lắm
Những mùa đi chưa mỏi bước chân…
Tôi và bạn có thể song hành cùng nhau qua một tuyến đường
Có thể chia nhau một miếng bánh một chai nước và cả chiếc khăn giấy lau tay
Có thể nói cùng nhau bao thứ chuyện trên trời dưới đất
Để khi đến trạm dừng đôi ngả còn ngoái chào nhau
Xua giá Đông, ánh Xuân về phiêu lãng
Én bay về trải rộng muà nắng thơm
Lung linh vai lụa hong ngày mới
Đón đợi một tình yêu vấn vương
Em trở về cùng với mùa xuân
Em đã về và bươn trải như xưa
Chợ sớm, chợ chiều suốt ngày tất bật
Em gánh cá trong giông chiều lất phất
Chấp chới chiều xanh, mây xám phỉnh lừa
*
Bao nhiêu năm lận đận ở quê người
Quay quắc nhớ hàng dừa cong bãi vắng
Đơn côi đứng, troãi mình nghiêng biển lặng
Vẫn thì thầm, cố réo gọi người ơi ...
*
Biển lở ở đây, bồi lắng nơi nào?
Xa xôi lắm, nhịp đời còn vay, trả
Gánh nặng treo nghiêng đoạn tình chấp vá
Nồng nàn trôi, con sóng chạy lao xao
*
Đường vắng bừng lên lấp lóa ánh đèn
Người khách lạ, bước lơ ngơ trên phố
Chiều vội buông lơi, sắc màu loang lỗ
Chập choạng đường xa, trĩu nặng rối beng
*
Sóng sánh chiều đêm, em bước vội vàng
Con đường thân quen, cháy lòng khấp khởi
Biết đâu đó, còn có người đang đợi
Gió lay mùa, hình như xuân đã sang ...
Thật bất ngờ, vừa vui vừa hãnh diện, khi nhận được tập thơ “Phút Giây Vĩnh Cửu” của nhà thơ Tần Hoài Dạ Vũ gởi tặng tôi, do nhân viên bưu điện đem dến. Nhà thơ Tần Hoài Dạ Vũ đã từng tặng tôi nguyên bộ sách “Văn Học Dân Gian Quảng Nam- Đà Nẵng” gồm 4 tập, mỗi tập dày trên 500 trang và một số tập thơ mà ông đã xuất bản trong những năm gần đây. Tôi không ngần ngại khoe ra và nói thật lòng mình, bởi vì tôi chỉ là một cây bút nghiệp dư vô danh, mà ông là một cây đại thụ từ lâu trong nền văn học nước nhà.
Nắng treo chùm hoa bưởi trên cao
mùa hè rực rỡ sắc hoa phượng
làm em nhơ nhớ
không thể quên những điều vụn vặt
em lao đao ý nghĩ riêng mình
gửi nhớ thương cho anh trên câu thơ chợt ngắn dài
ngày trên phố đi qua như bao ngày xưa cũ
nỗi nhớ miên man
em gửi nét môi cười
anh không biết em nghĩ gì
thì thôi...
Bốn mươi hai năm giấc mơ dài
Không còn xuân với những ngày nắng hoa
Tuổi hồng một thoáng bay xa
Nghìn thu in dấu ngựa qua lũng chiều!
Bên hiên se lạnh gió lùa
Anh ngồi đếm lá cuối mùa nghiêng bay
Mơ em về ấm vòng tay*
Thời gian vơi những tháng ngày giá đông
CHƯƠNG NĂM
THU PHỤC NHÂN TÂM
|
KỲ 19:
Ngũ quái Trương Tín vẫn đứng yên. Lão không nhìn thấy bốn bóng người quay nhanh mà lão chỉ chăm chú nhìn vào chiếc bàn tính các con tính lách cách theo ngón tay lão.
Bỗng Tứ trụ tướng đồng thanh hét lên:
- Hãy nộp mạng ngay!
Bốn món binh khí chen nhau đập xuống đầu lão Ngũ quái nhanh như chớp giật. Chiêu thế của Tứ trụ tướng không một kẻ hở. Bóng bốn người quay nhanh chận mọi lối thoát bên trên bốn món binh khí thay nhau kềm chế. Nếu đón được hoặc tránh đỡ được món thứ nhất thì món thứ hai thứ ba lập tức tạo áp lực như mắc xích. Tình thế lão Ngũ quái nguy ngập đến cùng cực. Thế nhưng bỗng lão Ngũ quái gầm lên:
- Đâu dễ dàng thế!
Gửi em một ít niềm
mong nhớ
Giọng hò vạn cấy nắng lung linh
Anh như tép mạ xanh mơn mởn
Chờ tay ai gieo luống chung tình
Còn nỗi buồn nào buồn hơn?
Trên con đường dài hun hút
Có chiếc lá thu rơi quay tròn
Mùa xuân này chắc cũng không anh!
Như bài trước chúng tôi đã trình bày về đặc trưng tâm lý tuổi dậy thì, gồm những điểm lưu ý:
- Tính khép kín và cảm giác cô độc
- Tính đối kháng và tính phục tùng
- Tính độc lập và tính ỷ lại
- Lý trí và tình cảm
Trong bài viết này, chúng tôi trình bày những thay đổi tâm lý nổi bật ở tuổi mới lớn để quý vị tham khảo cho việc uốn nắn, dạy bảo con trẻ được hiệu quả.
CHƯƠNG NĂM NHẬT QUANG KIẾM TIÊN NÁO ĐỘNG VÕ LÂM |
KỲ 14:
Lục Long Vũ Huỳnh Ngạc hối hả đến phủ Tầm Vu theo lời hẹn với Nhất phụng Ngô Hiền Thục. Khắp nơi vang lên tin đồn Trần Gia Trang sẽ trải qua cơn sóng gió bởi Thất Kiệt Quái Nhân. Chủ nhân Trần gia trang là một võ quan dưới triều Lê Chiêu Thống chán cảnh quan trường nên treo ấn về quê ẩn dật. Trần trang chủ là một tướng tài thanh liêm chính trực nên ai cũng đem lòng mến mộ nhất là những trang hào kiệt võ lâm. Khi nghe tin khủng khiếp đó ai cũng hăm hở đến Trần gia trang để trợ giúp.
Gió cuốn xuân thì
Em đã về dây
Ơi Hoa Xuân
Lắng trong góc cạnh
Bờ xuân mộng
Bỏ quên
Gió cuốn tà áo mỏng
Lộ
Sắc xuân thì
Vướng bến xuân
Bạn thơ thì ở xa xôi
Nàng thơ đỏng đảnh bỏ tôi tếch rồi
Ngày xuân tôi rót mời tôi
Nâng lên đặt xuống mình côi cút mình
Khi con trai (Đặng Tuấn Hưng) bỏ học trường Đại học thương Mại (Hà Nội) để theo học khoa diễn viên, trường Đại học Sân khấu Điện ảnh thành phố Hồ Chí Minh, tôi rất lo vì nghề diễn viên cực và bạc lắm. Không theo nghiệp diễn nhưng từng là lính văn nghệ, đã tham gia Hội diễn toàn Quân năm 1985 tại Bộ Tư lệnh 350 Kiến An, Hải Phòng nên tôi hiểu được phần nào mặt trái của nghề diễn. Năm đấy, tôi cùng đồng đội mang giải B về cho Binh đoàn Hương Giang. Thời đấy chỉ có giải A, giải B, giải C và giải Khuyến khích, không có giải Huy chương vàng, bạc hay đồng như bây giờ.
NHỚ EM SÀI GÒN
(Cảm tác “Sài Gòn Trong Tôi”
Thơ Lê Giao Văn) - Châu Thạch
Sai Gòn trong tôi nhớ mãi chiếc áo đầm
Em đi học trường Tây thuở ấy
Tôi đi theo và yêu em biết mấy
Em ghé bên đường ăn chè Sâm bổ lượng
Nhìn dáng em thương quá là thương
Tôi mua bánh mỳ về nhà ngồi gặm
Vừa ăn bánh vừa nhớ đôi má thắm
Đôi môi hồng như thể một đoá hoa
Tôi thằng học sinh đi học xa nhà
Đâu với tới em, thượng lưu đài các
Thôi cứ yêu, vấn làm thơ viết nhạc
Không có dịp nào gởi tới em xem
Một mình tôi ôm mộng mãi ngày đêm
Tình yếu trẻ gởi vào hai bờ giấy
Nhìn trăng treo sông Sài Gòn nước chảy
Yêu đơn phương đẹp mãi đến hôm nay
Rồi một ngày áo thư sinh vất đấy
Tôi phải thay bộ đồ lính quân trường
Từ đó cuộc đời đối diện tang thương
Quên em mất, thơ nhạc tình cháy hết
Hôm nay Sài Gòn đang đau đang mệt
Nhớ Sài Gòn tôi lại nhớ em xưa
Nhớ Sài Gòn ngày ấy nắng và mưa
Nắng cũng nhớ mà mưa thì cũng nhớ!
Một ngày tháng 8 năm 2016, tôi nhận được email của Vũ Thị Hương Mai, đứa em hàng xóm cũ và là cộng tác viên của blog Trang Đặng Xuân Xuyến, cho biết những bình luận của nhà thơ Phạm Khang (nguyên biên tập viên Nhà xuất bản Thanh Hóa) với bạn đọc Nguyễn Quý Mậu về bài cảm nhận của nhà thơ Chử Văn Long với bài thơ "Bạn Quan" của tôi:
"Nịnh cả thôi. Chử Văn Long là chúa nịnh Quý ạ. Đừng cả tin. Bài thơ trên toàn ý của người xưa. Thời thơ mới. Cũ lắm. Nhạt lắm. Cảnh ấy đâu sống động ở thời @ Quý ơi.".
Mời Quý vị đọc bài thơ BẠN QUAN của Đặng Xuân Xuyến, viết ngày 18 tháng 3 năm 2016:
lá rơi vàng lối xưa...
ngày chúng mình hẹn lần đầu gặp nhau bẽn lẽn
bây giờ tháng mười hội ngộ giao mùa
chào nhau nuối tiếc
những chiếc lá
nửa buồn
nửa vui
nhưng cứ là tha thiết!
Thôi anh đã cuối dốc đời,
Tiếc chi cánh tím hoa thời ấu thơ.
Hết rồi một thuở mộng mơ…
Đào tiên chưa chín vườn thơ đã rào!
Anh dắt tay em
Ta vào lễ nhà thờ
Kia Hang Đá xước xơ
Đây não nề Máng Cỏ
Tiếng Chúa khóc chào đời
Hay mùa đau nức nở:
Thập tự bêu mình
Câu rút quằn đinh...
Đời nối tiếp đời
Vẫn mãi cuộc nhân sinh:
Câu rút dẫu không
Mà bàn tay tóe máu
Thập tự không còn
Mà bêu mình vì quyền sống
Thuở xưa là Chúa
Bao đời là chiên