Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2018

TẾT SA-UÔN-KÔ KHA-MÔN - Lời vẫy gọi - Bút ký La Ngạc Thụy



            

















Những ngày cuối tháng tám âm lịch xóm dân tộc Tà-mun ở hai xã Thạnh Tân Tân Bình thị xã Tây Ninh như sáng bừng lên soi rõ những tất bật rộn ràng háo hức chuẩn bị đón Tết Sa-uôn- kô Kha-môn tết cổ truyền của bà con dân tộc Tà-mun. Tết năm nay tôi lại trở về để cùng đón tết với họ.


Trở về! Đúng là trở về bởi tôi đã có khoảng thời gian sống gắn bó hoà nhập với họ hơn ba mươi năm qua với  hơn mười năm cùng chung lưng đâu cật nhọc nhằn khai mở đất cùng gánh chịu gian lao nguy hiểm đấu tranh chống lại bọn phản động Hai Kiệm những năm đầu mới giải phóng và hai mươi năm sau từ ngày chuyển công tác cứ một hai năm tôi lại trở về đón tết cùng họ.
Vậy mà lần trở lại này tôi vẫn cứ ngờ ngợ dường như có một sự đổi thay nào đó mà tôi  chưa thể hình dung ngay được. Tôi cố lần tìm trong ký ức để mong tìm ra đáp án. Không phải do những con đường nhựa thông thoáng đã thay những con đường lầy lội vào mùa mưa đầy hố trũng và tung bụi mù vào mùa nắng. Cũng không phải do những căn nhà tường nhà ngói đủ kiểu dáng mọc lên thay những dần căn nhà sàn tồi tàn tranh tre nứa lá trên người dưới trâu dơ dáy mất vệ sinh của năm nào ... Đúng là cảnh quan dù có thay đổi đến đâu đi nữa cũng không thể tạo bất ngờ trong tôi vì tôi luôn dõi theo từng bước đi lên hàng năm của xóm. Vậy thì do nguyên cớ gì? Dạo quanh từng nhà nhà nào cũng đang tất bật chuẩn bị đón tết. Cũng là chuyện bình thường tết cổ truyền của cả một dân tộc mà không chuẩn bị mới là lạ. Cảm giác đó cứ đeo đẳng trong tôi cho đến khi anh Lê Văn Bích Phó Chủ tịch MTTQ xã Tân Bình cho biết tết năm nay bà con dân tộc Tà mun hai xã rất phấn khởi vì không còn nhà nào tạm bợ tranh tre nứa lá giếng nước đầy đủ qua Quyết định 134 của Thủ tướng chính phủ. À đúng rồi cảm nhận sự đổi thay đó là đây!

Trước không khí chuẩn bị đón tết trong tâm trạng háo hức của bà con. Tôi lại mải mê đắm chìm vào ký ức cách nay hơn ba mươi năm. Xóm dân tộc Tà-mun hình thành ở đây từ những năm đầu tiên sau giải phóng. Họ từ xóm Tà-mun thuộc xã Ninh Thạnh chuyển lên đây khai hoang vở đất làm ăn sinh sống. Họ là một bộ phận trong cộng đồng dân tộc Tà-mun với khoảng 1.200 người sống thành xóm rải rác trong cộng đồng người Việt. Một thời gian dài có nhiều ý kiến cho rằng tộc người Tà-mun là một nhánh của tộc người X Tiêng ở tỉnh Bình Phước. Nhưng theo bà Lâm Thị Cai mẹ của anh Danh Khiêu đại diện bà con dân tộc Tà-mun ngụ ở ấp Tân Lập xã Tân Bình thì tộc người Tà-mun và X Tiêng khác nhau. Người X Tiêng sống ở Bù Đăng Bù Đốp còn người Tà-mun sống ở Sóc Năm. Vì cuộc mưu sinh bà con dân tộc Tà-mun đã chuyển dần về phía Nam phá rừng làm rẫy và định cư ở xã Ninh Thạnh thị xã Tây Ninh và xã Suối Đá huyện Dương Minh Châu từ đầu thế kỷ trước. Điều này có thể khẳng định được vì đạo Cao Đài lập đạo vào năm 1926 bà con dân tộc Tà Mun ở xã Ninh Thạnh đã nhập môn theo đạo và Hội Thánh Cao Đài lúc bấy giờ đã thành lập chi phái Tần Nhơn dành cho họ. Sau giải phóng một bộ phận cũng vì mưu sinh đã chuyển lên vùng đất mới thuộc xã Tân Thành huyện Tân Châu và hai xã Tân Bình Thạnh Tân thị xã Tây Ninh.
Thật may mắn làm sao lúc còn sinh thời anh Võ Thành Thái chuyên viên nghiên cứu văn hoá dân tộc Sở Văn hóa - Thông tin Tây Ninh đã dày công sưu tầm và nghiên cứu về văn hoá dân gian tộc người Tà-mun đã cùng với bà con tái hiện lại hai lễ hội chính của họ là Tết Sa-uôn-kô Kha-môn (còn gọi là lễ Cúng cơm mới) và lễ cưới. Khi tổ chức tái hiện tôi và anh Lê Bi theo rất sát để ghi nhận hình ảnh hai lễ hội đặc sắc này. Anh Thái cũng khẳng định tộc người Tà-mun và X Tiêng khác nhau hoàn toàn vì họ có hai ngôn ngữ khác nhau kể cả một số phong tục tập quán và truyền thống âm nhạc... Có thể xem đây là một nhóm dân tộc có sự hợp giao cộng cư với hai nhóm dân tộc lớn X Tiêng và Châu Ro ở phía nam Trường Sơn. Nhưng họ lại chịu ảnh hưởng sâu sắc nền văn hoá của tộc người Khmer. Tà-mun là âm đọc trại từ âm "Khmun" là tên gọi của một trong những vị thần bảo hộ của dân tộc họ.
Về tập quán tộc người Tà-mun có các lễ hội như lễ cầu mưa lễ gieo hạt lễ cúng cơm mới lễ bỏ mả ... hiện nay họ chỉ còn giữ lại lễ cúng cơm mới bởi lẽ đây chính là ngày Tết Sa-uôn-kô Kha-môn Tết cổ truyền của dân tộc họ diễn ra vào cuối tháng tám đầu tháng chín âm lịch. Tục này có nhiều nét giống với Tết Nguyên đán Tết cổ truyền của dân tộc Việt diễn ra vào thời điểm sau khi thu hoạch vụ lúa mùa. Bà con dân tộc Tà-mun thuở còn sống du canh du cư có một loại giống lúa hết sức độc đáo tên gọi T rô. Đây là loại giống lúa rẫy nay đã mất giống có thời gian sinh trưởng từ đầu mùa mưa đến cuối tháng tám âm lịch thì chín rộ. Độc đáo ở chỗ là khi lúa mới chín vàng mơ bà con đã kéo nhau ra rẩy để thu hoạch bởi nếu để chín tới lúa sẽ rụng hết. Họ đeo gùi trên lưng dùng tay tuốt từng bông lúa bỏ vào gùi mang về nhà chứa vào củi vào bồ. Một nét độc đáo khác là trước khi nấu cơm họ mang lúa ra luộc cho chín rồi mang ra phơi cho khô sau đó mới dùng chày giả thành gạo rồi nấu cơm mới dẻo và ngon. Sau khi thu hoạch xong họ tổ chức cúng thần linh đã phù hộ cho mưa thuận gió hoà để họ được một mùa vụ bội thu đó là lễ rước nước. Bởi họ quan niệm nhờ nước trời mưa lúa mới sinh trưởng tốt tươi. Họ dùng chính lúa mới thu hoạch làm vật cúng nên còn gọi là lễ cúng cơm mới. Theo tập tục mọi người cùng mặc áo váy mới cùng đóng góp lúa nếp heo gà vịt ... cho làng để tổ chức cúng ông bà chung vào đêm cuối tháng tám sau đó mới trở về nhà cúng rước ông bà riêng của từng nhà. Các ngày mùng một mùng hai mùng ba tháng chín âm lịch sáng sớm họ cúng ông bà rồi mới đi chúc thọ lẫn nhau rồi cùng nhảy múa ca hát... Phụ nữ thì sặc sỡ trong các bộ áo váy trẻ con thì xúng xính áo quần đủ kiểu dáng riêng của dân tộc đàn ông cũng đóng khố áo cộc tay nhiều màu sắc. Riêng trong lễ hội cúng cơm mới sáng sớm ngày cuối tháng tám bà con tập trung tại nhà già làng cùng kết các cành cây trái và những nhánh hoa tươi do chính họ trồng trong vườn nhà thành một cây hoa trái lớn. Hai cô gái mặc áo váy mới sặc sỡ cùng khiêng cây hoa trái đi trước mọi người vừa mang lễ vật vừa múa hát kéo thành đoàn đi phía sau gọi là lễ rước bóng đến cây cổ thụ lớn nhất trong làng bày ra cúng. Tập tục này phát xuất từ quan niệm tổ tiên ông bà sau khi chết không ở trong nhà mà ở lẫn khuất trên những tàng cây cổ thụ để trông nom vườn tược hoa màu giúp con cháu nên họ tổ chức cúng ông bà dưới bóng cây cổ thụ lớn nhất trong làng. Sau khi già làng làm các thủ tục cúng váy mọi người cùng xúm quanh dưới bóng cây tiếp tục múa hát cho đến nửa đêm dưới ánh lửa bập bùng. Hiện nay dưới tàng cây đa cổ thụ còn lại di tích một ngôi miếu mà ngày nào anh Võ Thành Thái cùng với bà con tái hiện lại lễ hội này. Tiếc rằng ngôi miếu và cây cổ thụ lại nằm lọt thỏm trong một vườn cao su tư nhân.
Bà con dân tộc Tà-mun sống trên địa bàn hai xã Thạnh Tân và Tân Bình gồm bảy mươi chín hộ ba trăm hai mươi bảy nhân khẩu. Trở về thăm xóm vào thời điểm bà con chuẩn bị đón Tết mới thấy những đổi thay trong đời sống sinh hoạt của bà con. Những năm qua Đảng uỷ và chính quyền hai xã luôn quan tâm chăm lo cuộc sống cho họ với nhiều biện pháp hết sức thiết thực. Anh Phạm Văn Năm - Bí thư Đảng uỷ xã Tân Bình tâm sự : " Ngoài những biện pháp vận động bà con thực hiện kế hoạch hoá gia đình xây tặng nhà tình thương cho tôn thay mái tranh lá; xã còn lập dự án hỗ trợ vốn chăn nuôi bò sinh sản phù hợp với tập quán của bà con; cùng với bản tính cần cù chịu khó của họ nên hiện nay cuộc sống bà con đã tương đối ổn định không còn hộ đói có hộ đã vươn lên khá giả".
Đúng là với những biện pháp thiết thực đó cuộc sống của bà con dân tộc Tà-mun đã thoát nghèo có điều kiện xây nhà mới mua sắm xe máy và phương tiện nghe nhìn như ti vi rađio - cassettes... Đáng phấn khởi hơn là những năm qua với kinh phí của chương trình 134 và 135 của Chính phủ đã đầu tư nâng cấp láng nhựa con đường xuyên qua xóm rộng tám mét và dài hơn một kilômét nối liền con đường nhựa liên xã và đường 793 tạo điều kiện giúp bà con đi lại được dễ dàng có thể nói xóm dân tộc Tà-mun đã nhựa hoá không còn cảnh lầy lội vào mùa mưa như trước. Ông Lâm Xích đại diện bà con dân tộc xã Thạnh Tân bộc bạch: "Có được cuộc sống như ngày hôm nay bà con mừng lắm. Cám ơn Đảng và chính quyền đã giúp chúng tôi nhiều lắm". Nhìn căn nhà tường khang trang phía trước là cơ sở sửa và bán phụ tùng xe đạp dù chỉ vài chiếc vỏ ruột cùng một số phụ tùng ít ỏi khác nhưng cũng nói lên cuộc sống khá ổn định của gia đình ông. Cũng như gia đình ông Lâm Xích gia đình ông Danh Khiêu đại diện dân tộc xã Tân Bình cũng đã xây nhà tường có cả xe máy dù chỉ là chiếc xe hon đa 67 lên đời. Điển hình nhất là anh Lâm Văn Chí vợ chồng anh có đến tám đứa con sinh năm một khi anh vừa tròn bốn mươi tuổi nên trước đây gia đình anh luôn đối diện với đói nghèo. Vậy mà sau khi anh đình sản chị không còn chăm lo con mọn đã cùng với anh và các con lớn cật lực lao động đã thoát khỏi cảnh nghèo. Hiện nay dù chưa thật sự khá giả nhưng gia đình anh cũng cất được căn nhà tôn vách ván không còn ở trong căn nhà tồi tàn dột nát nữa.
Trước đây do tập quán sinh hoạt bà con ít quan tâm đến việc tích luỹ không tính toán trong việc chi tiêu. Đây cũng là nguyên nhân họ mãi  đeo đẳng cảnh nghèo. Từ ngày địa phương thực hiện cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá mới" quan niệm đó dần đã được thay đổi. Cụ thể họ đã biết dành dụm để xây dựng nhà cửa mua sắm vật dụng trong nhà. Trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc Sa- uôn- kô  Kha- môn năm nay bà con có sự chuẩn bị tốt hơn dưới sự tổ chức của hai địa phương.  Hộ nào cũng lo quét dọn trang hoàng nhà cửa rọc lá ngâm nếp chuẩn bị gói bánh ít bánh tét để cúng ông bà. Con trẻ xúng xính với bộ quần áo mới vui chơi ca hát. Các đoàn đại biểu tỉnh và thị xã Tết nào cũng đến chung vui và tặng quà tết cho bà con. Cái tên xóm "Tà-mun" mà họ mang theo từ xã Ninh Thạnh vào vẫn còn gợi lên chất heo hút hoang vu của một vùng đất phía nam cao nguyên. Nay không còn một vết tích nào còn xót lại. Cảnh những đàn ông dân tộc Tà-mun xoay trần dưới nắng đánh từng gốc cây khai hoang mở đất cảnh phụ nữ cứ mỗi sáng sớm kéo nhau lũ lượt len lỏi vào rừng khu rừng chồi tìm nhặt phế liệu chiến tranh về đổi gạo ăn từng ngày cảnh người già ngồi hong nắng mỗi sáng và trông chừng lũ trẻ con mình trần đen nhẽm bụng ỏng chạy giởn trước sân nhớp nhúa phân trâu đã đi vào dĩ vảng kể từ ngày đất nước đổi mới. Chủ trương chăm sóc đồng bào dân tộc thiểu số được lãnh đạo hai địa phương vận dụng một cách sáng tạo mà cụ thể là cuộc sống hiện tại của bà con dân tộc đang chuẩn bị đón tết Sa-uôn-kô Kha-môn năm nay.
Những ngày cuối tháng tám trời chợt nắng và chợt mưa. Tết Sa-uôn-kô Kha-môn gợi nhớ những kỷ niệm. Tôi cùng những người thân quen cũ vẫn chưa muốn ngũ dù đêm đã khuya rượu uống cũng đã mềm môi. Chúng tôi cùng ngồi nghe tiếng mưa đêm. Tiếng mưa xa tiếng mưa gần ... Ngày mai cả xóm sẽ vào Tết. Tôi nghe trời dịu mát hơn lúc nào hết như chính mình đang trải lòng ra đón nhận thâm tình của người dân tộc Tà-mun năm nào cũng mời gọi về cùng ăn Tết.
La Ngạc Thụy

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét