Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2018

KỲ TÍCH BÀ ĐEN – CHƯƠNG HAI – Kỳ 3 – Xuân Sắc


 
Thiên Hương tuy giỏi võ, tay có vũ khí nhưng phải chống cự với nhiều người và còn phải để tâm lo chống đỡ cho Diệu Lan nên nàng tỏ ra hơi nao núng. Túng thế nàng đành phải tính đường phá vòn vây thoát chạy. Nàng gọi Diệu Lan:

–         Em mau thoát ra ngoài.

Dứt lời nàng đánh vẹt Cà Chây nhảy ra ngoài, thuận tay nàng chặt luôn một cây mai định đưa cho Diệu Lan làm vũ khí. Cây mai đứt tiện ngã xuống thì bọn cướp đã sáp tới đánh dữ hơn. Trận đấu trở nên quyết liệt. Khê Dol hét lên ra lệnh:

–         Thằng Cà Chây, Tà Luông bắt con nhỏ tay không.

Cục diện liền được chia làm hai nhóm, Diệu Lan bị tên cướp áp đảo, phút chốc nàng lâm vào tình thế nguy kịch. Thừa lúc Diệu Lan đang lúng túng tránh né và mãi thụt lùi, Cà Chây tháo dây trong lưng quất mạnh vào chân Diệu Lan, Diệu Lan vướng dây bị hắn giựt mạnh nên mất thăng bằng té nhào. Bọn cướp ào tới bắt trói Diệu Lan và giao cho một thằng đứng trông chừng. Diệu Lan kêu lên bảo Thiên Hương:

–         Chị Thiên Hương chạy đi.

Thiên Hương một mình chống cự với mấy tên cướp, trong đó Khê Dol quả là dũng mãnh, đường đao của hắn thật là lợi hại. Thiên Hương nhờ được luyện tập võ nghệ từ tấm bé nên cơ thể khoẻ mạnh dẽo dai đủ sức đương cự cùng bọn cướp, nhưng vì bị chi phối bởi lo cho Diệu Lan, nên khi nghe Diệu Lan kêu nàng hốt hoảng, đường đao không còn linh hoạt. Bọn cướp giờ được thêm hai tên giúp sức nên chúng càng hung hãn. Trong lúc lo lắng, nóng lòng muốn cứu Diệu Lan, Thiên Hương thất thế bị một tên quăng dây giựt té. Khê Dol tức giận vì từ trước đến nay chưa ai làm cho hắn phải mệt nhọc thế này, căm giận hắn quyết giết chết Thiên Hương. Hắn khoa dao chém xuống Thiên Hương vừa lăn qua tránh được lưỡi đao thứ nhất thì lưỡi đao thứ hai đã đấn: Diệu Lan trông thấy hốt hoảng la lên:

–         Chết!

*********

Từ giã thầy và bác Lê Sĩ Triệt lòng ngùi ngùi bước đi chậm chạp, tâm trạng trống rỗng, chân bước đi mà lòng vẫn vương lại quanh chùa.

Từ nhỏ đến lớn sống quanh quẩn cùng thầy, đói no, ấm lạnh có nhau, từ miếng ăn cái mặc giấc ngủ, đêm ngày không bao giờ xa cách. Nay vào đời đơn độc, xa thầy, xa chùa, xa động, chàng thấy đó là một mất mát lớn lao, từ nay còn ai đâu để rầy la, dạy dỗ. Lòng buồn rười rượi, chàng đã xuống gần chân non mà vẫn chưa hay biết.

Giật mình vì cách không xa vang tiếng va chạm binh khí, tiếng quát tháo hậm hực vọng lại. Lê Sĩ Triệt lạ lùng, nơi đây trước giờ vô cùng yên tĩnh sao nay có cuộc đánh nhau? Nghĩ thế nàng chạy một mạch đến nơi xảy ra sát phạt. Chưa rõ nguyên cớ ra sao, chàng nép vào gốc đa lớn, chăm chú nhìn sáu người đàn ông lực lưỡng đang vây đánh hai thiếu nữ.

Đường đao của người thiếu nữ sử dụng rất thành thạo, nhưng ngặt sức gái lại phải đối phó với số đông, quả không cân sức, lại còn che chở cho người bạn gái tay không, xem ra thật kém thế. Khi Diệu Lan bị giật dây ngã, Sĩ Triệt đoán trước người thiếu nữ còn lại cũng sẽ thất bại vì ngón đòn này nên chàng đã chuẩn bị ứng cứu.

Nhớ lời thầy dạy hôm trước rằng ở hướng tay núi có bọn cướp xuất hiện, chàng đoán chắc chính là bọn này. Vùng hoạt động của chúng đã lan ra đến đây. Theo dõi đấu trường chàng muốn trận đấu kéo dài để biết thêm tài nghệ thiếu nữ, khi nhận ra Thiên Hương có nguy cơ thất bại, chàng cúi xuống nhặt một hòn đá cầm tay. Lúc Thiên Hương ngã xuống vừa tránh được đường đao thứ nhất của tên cướp thì đường đao thứ hai đã chém xuống. Thấy nguy, Sĩ Triệt ném hòn đá cứu nạn. Hòn đá xé gió bay thẳng đến tên cướp.

Khê Dol hăm hở xuống đao, kết liễu mạng sống Thiên Hương, bỗng hắn ối lên đau đớn nhảy lùi lại. Hắn ôm cổ tay nhăn nhó hoảng sợ nhìn cổ tay đỏ bầm, nửa thân tê dại, cánh tay như muốn gãy hắn buông đao lo sợ nhìn quanh. Bọn cướp giật mình la lên khi thấy một chàng trai ung dung từ gốc cây bước ra.Chàng khua cậy gậy dài như giễu cợt bọn chúng. Thiên Hương thoát hiễm hãy còn kinh ngạc, nhìn thấy chàng trai nàng biết ngay đây chính là người ra tay cứu nàng.

Sĩ Triệt đến trước mặt bọn cướp chống gậy ung dung nói:

–         Giỏi gì mà sáu đứa lực lưỡng vây đánh một cô gái.

Thấy việc của mình tưởng đã xong lại bị phá đám, lại còn bị ném đá ê ẩm cả tay, Khê Dol nổi giận điểm mặt Sĩ Triệt:

–         Việc của tao mà mày vô cớ xen vào thì mày phải chịu chết.

–         Việc gì, việc ăn cướp hả?

–         Việc gì cũng mặc tao.

–         Đây là đường khách thập phương đi cúng núi, bọn bây đến phá ta chưa trị tội là may. Khôn hồn lo xin lỗi hai chị đi.

–         Mày là thằng nào mà dám lớn lối như vậy?

–         Ta là Lê Sĩ Triệt từ nhỏ tới lớn ở núi này.
–         Vậy mày cũng là thằng ngồi không gạt chúng lấy gạo tiền dân cúng mà ăn. Chúng tao hơn mày là phải cực khổ đi cướp giựt. Tốt gì mà khoe khoang lớn lối?

Vừa dứt lời Khê Đol nhảy tới chém ngang mình Lê Sĩ Triệt. Sĩ Triệt nhẹ nhàng đưa bút chận lấy lưỡi đao mà nói:

–         Ta khuyên ngươi dẹp nghề này về nhà làm ăn lương thiện tốt hơn. Ai lại đi ăn cướp của khách đi chùa. Họ có bạc tiền bao nhiêu mà cướp.

–         Kệ tao, cướp của chục đứa nghèo cũng bằng một thằng giàu. Mày khôn thì đi chỗ khác, còn đây là hai con mồi của tao mày không được can thiệp vào.

–         Thật tình ta khuyên các ngươi mở trói thả cô gái kia ra và cút mất đi, bằng không thì chớ trách ta.

–         Mày là cái thá gì, tụi bây nhào vô giết nó cho tao.
Thiên Hương tuy giỏi võ, tay có vũ khí nhưng phải chống cự với nhiều người và còn phải để tâm lo chống đỡ cho Diệu Lan nên nàng tỏ ra hơi nao núng. Túng thế nàng đành phải tính đường phá vòn vây thoát chạy. Nàng gọi Diệu Lan:

–         Em mau thoát ra ngoài.

Dứt lời nàng đánh vẹt Cà Chây nhảy ra ngoài, thuận tay nàng chặt luôn một cây mai định đưa cho Diệu Lan làm vũ khí. Cây mai đứt tiện ngã xuống thì bọn cướp đã sáp tới đánh dữ hơn. Trận đấu trở nên quyết liệt. Khê Dol hét lên ra lệnh:

–         Thằng Cà Chây, Tà Luông bắt con nhỏ tay không.

Cục diện liền được chia làm hai nhóm, Diệu Lan bị tên cướp áp đảo, phút chốc nàng lâm vào tình thế nguy kịch. Thừa lúc Diệu Lan đang lúng túng tránh né và mãi thụt lùi, Cà Chây tháo dây trong lưng quất mạnh vào chân Diệu Lan, Diệu Lan vướng dây bị hắn giựt mạnh nên mất thăng bằng té nhào. Bọn cướp ào tới bắt trói Diệu Lan và giao cho một thằng đứng trông chừng. Diệu Lan kêu lên bảo Thiên Hương:

–         Chị Thiên Hương chạy đi.

Thiên Hương một mình chống cự với mấy tên cướp, trong đó Khê Dol quả là dũng mãnh, đường đao của hắn thật là lợi hại. Thiên Hương nhờ được luyện tập võ nghệ từ tấm bé nên cơ thể khoẻ mạnh dẽo dai đủ sức đương cự cùng bọn cướp, nhưng vì bị chi phối bởi lo cho Diệu Lan, nên khi nghe Diệu Lan kêu nàng hốt hoảng, đường đao không còn linh hoạt. Bọn cướp giờ được thêm hai tên giúp sức nên chúng càng hung hãn. Trong lúc lo lắng, nóng lòng muốn cứu Diệu Lan, Thiên Hương thất thế bị một tên quăng dây giựt té. Khê Dol tức giận vì từ trước đến nay chưa ai làm cho hắn phải mệt nhọc thế này, căm giận hắn quyết giết chết Thiên Hương. Hắn khoa dao chém xuống Thiên Hương vừa lăn qua tránh được lưỡi đao thứ nhất thì lưỡi đao thứ hai đã đấn: Diệu Lan trông thấy hốt hoảng la lên:

–         Chết!

*********

Từ giã thầy và bác Lê Sĩ Triệt lòng ngùi ngùi bước đi chậm chạp, tâm trạng trống rỗng, chân bước đi mà lòng vẫn vương lại quanh chùa.

Từ nhỏ đến lớn sống quanh quẩn cùng thầy, đói no, ấm lạnh có nhau, từ miếng ăn cái mặc giấc ngủ, đêm ngày không bao giờ xa cách. Nay vào đời đơn độc, xa thầy, xa chùa, xa động, chàng thấy đó là một mất mát lớn lao, từ nay còn ai đâu để rầy la, dạy dỗ. Lòng buồn rười rượi, chàng đã xuống gần chân non mà vẫn chưa hay biết.

Giật mình vì cách không xa vang tiếng va chạm binh khí, tiếng quát tháo hậm hực vọng lại. Lê Sĩ Triệt lạ lùng, nơi đây trước giờ vô cùng yên tĩnh sao nay có cuộc đánh nhau? Nghĩ thế nàng chạy một mạch đến nơi xảy ra sát phạt. Chưa rõ nguyên cớ ra sao, chàng nép vào gốc đa lớn, chăm chú nhìn sáu người đàn ông lực lưỡng đang vây đánh hai thiếu nữ.

Đường đao của người thiếu nữ sử dụng rất thành thạo, nhưng ngặt sức gái lại phải đối phó với số đông, quả không cân sức, lại còn che chở cho người bạn gái tay không, xem ra thật kém thế. Khi Diệu Lan bị giật dây ngã, Sĩ Triệt đoán trước người thiếu nữ còn lại cũng sẽ thất bại vì ngón đòn này nên chàng đã chuẩn bị ứng cứu.

Nhớ lời thầy dạy hôm trước rằng ở hướng tay núi có bọn cướp xuất hiện, chàng đoán chắc chính là bọn này. Vùng hoạt động của chúng đã lan ra đến đây. Theo dõi đấu trường chàng muốn trận đấu kéo dài để biết thêm tài nghệ thiếu nữ, khi nhận ra Thiên Hương có nguy cơ thất bại, chàng cúi xuống nhặt một hòn đá cầm tay. Lúc Thiên Hương ngã xuống vừa tránh được đường đao thứ nhất của tên cướp thì đường đao thứ hai đã chém xuống. Thấy nguy, Sĩ Triệt ném hòn đá cứu nạn. Hòn đá xé gió bay thẳng đến tên cướp.

Khê Dol hăm hở xuống đao, kết liễu mạng sống Thiên Hương, bỗng hắn ối lên đau đớn nhảy lùi lại. Hắn ôm cổ tay nhăn nhó hoảng sợ nhìn cổ tay đỏ bầm, nửa thân tê dại, cánh tay như muốn gãy hắn buông đao lo sợ nhìn quanh. Bọn cướp giật mình la lên khi thấy một chàng trai ung dung từ gốc cây bước ra.Chàng khua cậy gậy dài như giễu cợt bọn chúng. Thiên Hương thoát hiễm hãy còn kinh ngạc, nhìn thấy chàng trai nàng biết ngay đây chính là người ra tay cứu nàng.

Sĩ Triệt đến trước mặt bọn cướp chống gậy ung dung nói:

–         Giỏi gì mà sáu đứa lực lưỡng vây đánh một cô gái.

Thấy việc của mình tưởng đã xong lại bị phá đám, lại còn bị ném đá ê ẩm cả tay, Khê Dol nổi giận điểm mặt Sĩ Triệt:

–         Việc của tao mà mày vô cớ xen vào thì mày phải chịu chết.

–         Việc gì, việc ăn cướp hả?

–         Việc gì cũng mặc tao.

–         Đây là đường khách thập phương đi cúng núi, bọn bây đến phá ta chưa trị tội là may. Khôn hồn lo xin lỗi hai chị đi.

–         Mày là thằng nào mà dám lớn lối như vậy?

–         Ta là Lê Sĩ Triệt từ nhỏ tới lớn ở núi này.

–         Vậy mày cũng là thằng ngồi không gạt chúng lấy gạo tiền dân cúng mà ăn. Chúng tao hơn mày là phải cực khổ đi cướp giựt. Tốt gì mà khoe khoang lớn lối?

Vừa dứt lời Khê Đol nhảy tới chém ngang mình Lê Sĩ Triệt. Sĩ Triệt nhẹ nhàng đưa bút chận lấy lưỡi đao mà nói:

–         Ta khuyên ngươi dẹp nghề này về nhà làm ăn lương thiện tốt hơn. Ai lại đi ăn cướp của khách đi chùa. Họ có bạc tiền bao nhiêu mà cướp.

–         Kệ tao, cướp của chục đứa nghèo cũng bằng một thằng giàu. Mày khôn thì đi chỗ khác, còn đây là hai con mồi của tao mày không được can thiệp vào.

–         Thật tình ta khuyên các ngươi mở trói thả cô gái kia ra và cút mất đi, bằng không thì chớ trách ta.

–         Mày là cái thá gì, tụi bây nhào vô giết nó cho tao.



Khê đol và đồng bọn ào tới. Cuộc chiến lại diễn ra các liệt trăm phần. Thiên Hương lượm đao, thừa lúc bọn cướp áp đánh Lê Sĩ Triệt, nàng đến cắt dây mở trói cho Diệu Lan. Nàng đưa cho Diệu Lan thanh đao và nhặt lấy cành cây, cả hai định vào tiếp sức cho Sĩ Triệt. Sĩ Triệt thấy thế liền nói:

–         Các cô yên tâm nghỉ tay, mình tôi đánh bọn chúng đủ rồi.

Miệng nói tay chàng sử dụng cây roi tung ra những đòn thế mạnh mẽ, xé gió rít lên. Bọn cướp ban đầu thấy chàng võ nghệ cao cường, chúng không muốn va chạm mà chỉ muốn áp đảo cho Sĩ Triệt bỏ đi. Chẳng dè Sĩ Triệt cương quyết không đi mà quyết tình can thiệp vào việc làm của bọn chúng để cứu Thiên Hương và Diệu Lan. Sợ mất mồi ngon, bọn cướp tức tối quyết lòng hạ thủ Sĩ Triệt.

Cuộc chiến càng lúc càng thêm dữ dội, bên nào cũng qyết tranh phần thắng về mình. Cỏ hoa chung quanh va chạm bẹp nát, tung cao một vầng bụi đỏ, sự chết sống bây giờ chỉ trong kẻ tóc đường tơ.

Thiên Hương và Diệu Lan đứng xem, hai cô không ngờ trận đánh nhau lại trí mạng như vậy. Tiếng vũ khí va chạm nhau chan chát, leng keng, chưa thấy ngã ngủ thắng bại về ai. Tiếng bọn cướp quát tháo cùng hơi thở hồng hộc dồn dập làm cho không khí nặng mùi chết chóc kinh rợn.

Bỗng nhiên Lê Sĩ Triệt la lớn:

–         Đủ rồi, bây giờ hãy coi chừng. Một.

Tiếng chàng vừa dứt, đấu trường một tên cướp rơi đao, hắn liền nhảy ra ngoài, ôm lấy cổ tay nhăn nhó ra chiều đau đớn khủng khiếp. Diệu Lan toan lại lấy đao thì Sĩ Triệt đã kêu:

–         Cô hãy lui ra không cần phải lấy đâu! Hai!

Một tên cũng bằng kiểu cách trên rơi đao, ôm tay nhăn mặt và cứ thế mà đến ba, bốn. Rốt cuộc cả bốn tên cùng với Tà Tuông hoảng sợ buông vũ khí bất lực đứng nhìn sững sốt chàng trai lạ mặt. Riêng Khê Dol đã nhảy ra ngoài từ trước nên mới khỏi bị rơi đao. Sĩ Triệt nhìn Khê Dol nói:

–         Bây giờ còn mình ngươi, nếu xin lỗi ta sẽ tha cho.

Khê Dol đã ngán Sĩ Triệt nhưng chẳng lẽ hắn là đầu đảng mà lại tỏ ra khiếp sợ thì sau này còn mong gì sai khiến bọn cướp. Quá giận đâm liều, hắb gầm lên rồi lao vào đâm chém túi bụi quyết sống quyết chết cùng với Sĩ Triệt.
Sĩ Triệt chỉ đánh cầm chừng, sức kiềm chế càng lúc càng tăng, nhưng chỉ như con mèo vờn chuột, không hạ thủ mà cũng chẳng buông tha.

Trận chiến đáng lẽ phải kết thúc đã lâu, vì mạnh yếu bên nào đã phân biệt rõ ràng, nhưng Lê Sĩ Triệt có thâm ý khác. Chàng chỉ đánh cầm chừng, càng lúc càng bó hẹp đường đao của Khê Dol. Lê Sĩ Triệt càng tăng sức ép bao nhiêu thì Khê Dol càng lúng túng, đã đến lúc hắn muốn nhịn thua mà vẫn không làm sao để thua được. Muốn thu đao về để nhảy ra ngoài, nhưng bóng ngọn roi quanh mình mé nào cũng có, lại càng lúc acàng thắt chặt thêm.

Trà Phí mang cơm ra đến nơi đứng ngớ ra một giây, biết cha mình đang lâm ngặt, nếu không giải cứu thì chắc phải chết thập phần. Để giỏ cơm xuống đất, Trà Phí hò hét đồng bọn đang đứng nhìn ngoài xa.

–         Mấy người nhào vô phụ với ổng, đứng ngó chơi à?

Một tên trả lời:

–         Mình đáng không lại nó đâu.

–         Xông vô cứu ổng rồi rút chạy.

Thấy mọi người làm thinh không ai cử động. Trà Phí cho rằng họ nhát gan hoặc bội phản. Nóng tình máu mũ, y lượm thanh đao nhảy vào trợ chiến cùng cha, miệng kêu:

–         Cha để con đánh thay cho.

Khê Dol đang múa đao đo84 gần đứt hơi cũng ráng nói:

–         Con ra ngoài đi, đánh không lại nó đâu, cha thoát không được nó vây hãm ác lắm.

Lê Sĩ Triệt nhìn và nghe họ đối đáp biết họ là cha con. Trà Phí có vóc dáng to lớn như cha nhưng chưa nẩy nở, tiếng nói vỡ giọng ra sắp thành người lớn, nhưng khuôn mặt còn nhiều nét trẻ thơ. Từ đôi mắt, sóng mũi, khuôn mặt toát lên tư chất của một người trung hậu. Khuôn mặt ấy gây cho Lê Sĩ Triệt chút cảm tình.

Nóng lòng cứu cha, Trà Phí chém đâm loạn xạ không cần xem đối thủ như thế nào, mạng của mình cũng bất kể, Trà Phí như một con bò tơ lồng lộn hung hăng.

Để cho Trà Phí múa một lúc, Lê Sĩ Triệt kết thúc chàng hét lên: Ra!

Vừa dứt tiếng la mọi người thấy Trà Phí văng té ra ngoài gần ba thước, còn lưỡi đao bay vù lên cao rớt cắm mủi xuống đất ngoài xa. Trà Phí khập khểnh đứng lên, cánh tay cầm đao tê buốt, rụng rời. Y tối mặt không biết được mình đã bị đánh bởi động tác nào của đối phương mà lại thất trận dễ dàng. Y nhăn nhó một phần vì đau, một phần thấy cha mình đến hồi nguy kịch tính mạng trong kẻ tóc đường tơ. Y bật khóc rống.

Đấu trường giờ này chỉ còn Khê Dol và Lê Sĩ Triệt. Khê Đol bị bức bách, mệt thở ồ ồ, mà không được một giây lơi tay, trong khi ngọn roi đối phương vụt vù loang loáng. Mồ hôi Khê Dol đổ đầm đìa, hơi thở dồn dập. Y lựa thế chém đại một đao rồi nhảy vọt ra ngoài. Nhưng vừa nhảy y vừa nghe một tiếng thét vang: Đi đâu?

Đối phương đã nhanh hơn nhảy chận đầu khiến y vô phương thoát chạy, bóng ngọn roi cũng chấp chới vây bọc hắn kín mít như trước.

Biết mình không thể thoát khỏi hiểm nguy, Khê Dol vừa đánh, vừa thở, vừa kêu con và đồng bọn:

–         Trà Phí … và bọn bây, chạy đi cho khỏi chết. Về giải nghệ … kiếm việc khác làm ăn…

Nghe tiếng nói đứt quảng cả bọn ngẩn ngơ, đi không nỡ, mà ở sợ luỵ thân mình, bọn chúng nhìn nhau, còn Trà Phí thì mếu máo khóc lớn:

–         Phải nghe lời con đừng làm ăn cướp thì đâu có cái tai hoạ này.

Nghe tiếng khóc của con, tâm thần Khê Dol bấn loạn, y không thiết gì đánh đỡ, đứng yên chịu trận có ra thế nào thì ra, nhưng khi y xuôi tay thì đối phương hét lớn: Chết!

Tiếp theo là ngọn roi sờt nhẹ cườm tay hất mạnh lưỡi đao văng cao và bị bồi thêm một đá. Khê Đol cảm tấhy cú đá không mạnh lắm, nhưng tại sao có sức tống y văng tuột ra ngoài.

Lồm cồm bò dậy, Khê Đol nhận biết đối phương không cố tình sát hại mình và đồng bọn. Cảm khái nghĩa cử hiếu sinh của đối phương, y quỳ xuống trước mặt Lê Sĩ Triệt và ngoắc Trà Phí cùng đồng bọn quì theo. Y lạy chàng nói:

–         Chúng tôi đội ơn người anh hùng tha mạng sống.

Lê Sĩ Triệt xóc đứng ngọn roi xuống đất. Chàng bước lại đỡ từng người, cùng một lúc Thiên Hương, Diệu Lan bước đến cúi đầu ra mắt:

– Chị em tôi đội ơn anh hùng đã cứu nạn.
Không thể kéo dài tình trạng khó nói, khó xử trí, Lê Sĩ Triệt ngăn Thiên Hương lại, chàng lanh trí quay qua Khê Đol:
– Các người phải tính việc làm ăn lương thiện, nghề làm ăn cướp tôi thấy nhục cho thân trai và nguy hiểm cho thân mình lắm đó.
Khê Dol:
– Chúng tôi cũng là những nông dân chất phát, tháng năm cày cấy nuôi thân. Nhưng ức gì bọn quan làng ức hiếp. Người làm ra lúa gạo nuôi đời lại chính mình đói khổ. Lúa gạo làm ra quan lấy, trâu bò, heo cúi nuôi lớn quan bắt quan ăn, của cải dành dụm quan chiếm đoạt. Chúng tôi bị quan lấy của, giựt vợ mà còn phải bị tội tù. Khi vượt ngục được rồi không chốn nương thân, ở không yên chỗ, nay đây mai đó mới rủ nhau dụng cái nghề này với tham vọng điên cuồng khỏi làm mà có ăn. Chiếm đoạt của nạn nhân nhiều vàng thì sẽ giàu có, để cho tên mẹ sóc Prey Sala biết mặt, cho người vợ phản bội thấy tôi không phải không biết làm giàu. Điều ngu muội tai hại của tôi may nhờ anh hùng tha mạng, tôi mới hiểu ra.
Nói xong Khê Đol chắc lưỡi hít hà ra vẻ ân hận lắm. Trà Phí láu táu nói:
– Người anh hùng đánh võ hay quá. Từ xưa tới giờ chưa thấy ai đánh hơn cha tôi, bữa nay được coi một trận đã đời. Sợ thì sợ mà coi sướng mắt thiệt. Ước gì tôi được theo học võ nghệ, học tài đức của người anh hùng, chắc cuộc đời tôi đây khỏi gặp cảnh khốn đốn đi ăn cướp đường, đi đào mỏ đá như thế này.
Nghe Trà Phí nói, Khê Dol mừng ra mặt, tiếp lời con:
– Người anh hùng có thể dùng Trà Phí làm anh em bầu bạn. Tôi cho đó. Thằng này con tôi nó tốt bụng, tốt tính hơn tôi nhiều lắm, tốt lắm. Nó cứ cải lộn với tôi hoài hè. Mình cũng biết con nó đúng, nhưng chẳng lẽ nhịn thua con à? Với lại không còn con đường nào khác, làm ăn cày cuốc biết chừng nào mới khá được. Mưa nắng thời tiết của trời đất, chớ đâu phải của mình để mình sai khiến có lợi cho mình. Mất mùa đói khát thường lắm. Khi làm ra của, ra lúa thì bọn quan làng nó dòm muốn rớt con mắt. Đem lúa vô đến nhà là nó kéo nhau lại lấy không. Tức lắm. Bây giờ người anh hùng chịu cho nó đi theo học hành, nói thật tôi có chết cũng vui và mang ơn.
Lê Sĩ Triệt nghe lời thật thà chân chất của Khê Đol chàng cảm động:
– Nếu được như thế thì còn gì bằng, bây giờ có thu xếp gì cho em không?
– Nghe chưa Trà Phí, mày chịu đi với anh hùng không/ Nói mau đi.
– Con chịu.
Khê Dol:
– Thấy không, tôi lựa đúng chỗ, đúng người dạy dỗ là nó chịu liền.
Chợt Khê Đol trầm ngâm chớp mắt rồi ngập ngừng nói tiếp:
– Bây giờ cho tôi xin đem nó về một tháng để sửa soạn cho nó. Nó là con tôi. Tôi có một đứa con tôi thương nó lắm, nhưng cũng phải cắt ruột cho nó đi học khôn với người ta chớ, để lo cuộc đời về sau của nó chớ. Nó theo tôi chỉ có nước làm rẫy hoặc làm ăn cướp mà thôi. Vậy người anh hùng ở đâu, đúng một tháng tôi dẫn nó tới giao cho. Khi đó sẽ thấy nó khác bây giờ. Con của tôi mà, nó lịch sự đứa lắm, lại bụng tốt, tính tốt nữa. Cục vàng của tôi đó.
– Cuộc đời trôi nổi, tôi chưa có chỗ trú ngụ cố định. Em nó cứ ở chỗ ông đi, trong vòng một tháng đế Quan Hoá sẽ gặp tôi.
– Ừ. Vậy thì được lắm. Tôi sẽ đưa nó đếnchợ Trảng, tôi đi bán thuốc rừng và cho nó mãi võ với tôi, vậy là mình gặp nhau dễ dàng. Biết chớ?
– Biết, tôi sẽ đón tìm tại chợ.
Trà Phí hỏi:
– Cha à! Con kêu người anh hùng bằng gì?
Lê Sĩ Triệt đáp thay:
– Em kêu tôi là anh được rồi, chúng mình hơn kém tuổi tác không bao nhiêu đâu. Em đi với anh, anh sẽ lần hồi luyện tập võ nghệ cho em giỏi hơn.
– Em muốn đi ngay bây giờ này hè. Nhưng còn phải để cha em gần gủi ít hôm dạy khôn ít bữa. Xin anh nhớ đón em.
– Anh hứa là không quên.
Khê Đol từ biệt:
– Thôi kính chào anh hùng và hao cô gái con nhà quan.
Diệu Lan cười:
– Thôi các ông cứ về. Sau này đừng đánh bắt tụi tôi nữa là tốt.
Thiên Hương nói thêm:
– Các ông về làm ăn. Tôi mong gặp lại nhau lần nữa ta sẽ là bạn tốt của nhau.
– Xin hứa. Gặp lại nhau ta sẽ là bạn tốt.
Khê Đol nói xong dắt tay con trai cùng đồng bọn quay lại, cắt ngang rừng mai cặp theo chân núi đi về hướng tây mất hút.
Diệu Lan kính cẩn đáp:
– Chị của em là Thiên Hương, em tên là Diệu Lan, bởi tánh trẻ con ham vui xem hoa đuổi bướm nên lạc đoàn người cùng đi. Đội ơn anh hùng cứu mạng.
Thiên Hương tiếp theo:
– Chẳng hay ân nhân tên chi, người ở xứ nào xin cho biết để chị em chúng tôi tạc dạ ghi ân.
– Từ nhỏ đến lớn tôi ở chùa núi này. Nay thầy cho xuống núi vào đời. Có thể chúng ta trước đây cũng đã gặp nhau trên chùa nhưng không chú ý. Còn ân nghĩa có gì quan trọng mà nói chuyện ghi khắc.
– Thưa ân nhân, dù lớn hay nhỏ cũng là ân nghĩa, huống chi một hành động mà cứu sống hai chúng tôi. Người biết xử thế không thấy đây là ân nghĩa đáng ghi khắc thì sao xứng đáng để nhìn cỏ cây dưới bóng mặt trời. Xin người nhận lòng chân thành cảm tạ của chị em chúng tôi.
Nói xong Thiên Hương và Diệu Lan cúi đầu thành kính. Lê Sĩ Triệt lật đật đáp lễ. Nỗi bất ngờ thành niềm xúc động khi gần bên nhau. Chàng nhìn rõ gương mặt đáng yêu, tấm lòng đáng quý và nết hạnh đứng đắn đoan trang. Thiên Hương cũng ngẩn ngơ xúc động không biết phải nói lên lời nào chứa được cả nỗi niềm lưu luyến, kính yêu. Cuối cùng Lê Sĩ Triệt lên tiếng:
– Thưa hai cô, cuộc gặp gỡ nào cũng có nỗi ly biệt. Xin hai cô tự nhiên theo lối lên chùa. Còn tôi đường đời xa diệu vợi không thể mãi dừng chân.
– Ân nhân sẽ đi về đâu, cuộc gặp gỡ hôm nay đã gieo vào lòng tôi bao ân nghĩa sâu đậm. Người đi trên vạn nẻo đường biết còn lưu lại chút tâm tình cho kỷ niệm này không?
Lời Thiên Hương không diễn tả hết nỗi lòng nàngf nên cứ ngập ngừng không dứt.
– Thiên Hương, thân tôi nặng mang lắm nợ. Bốn phương chưa hẹn đâu là nhà, lẽ đời bèo hợp rồi tan. Nợ trai chưa trả, chí trai chưa thành, lưu luyến bao nhiêu cũng phải đến hồi chia xa. Xin hẹn lại một ngày mai ta sẽ gặp nhau.
– Thôi được, chim trời tất phải dọc ngang trong trời cao rộng. Chàng đã hứa một lời, em nguyện sẽ đón chờ dù rằng chung quanh mình chưa biết cuội đời vần đổi ra sao. Em không biềt chàng về đâu. Em cũng không nói em ở nơi nào, nếu cơ duyên dong ruổi thì đó là số phận. Đây xin chàng nhận kỷ vật để luôn thấy trong một góc nhỏ cuộc đời có kẻ vẫn luôn hướng mắt theo lối người đi. Xin người đón nhận.
Vừa nói, nàng vừa tháo chiếc vòng ngọc lồng trong cổ tay rồi trao tận tay Lê Sĩ Triệt. Cầm chiếc vòng mỏng manh trên tay, Lê Sĩ Triệt chưa biết nói lời nào. Từ chối hay chấp nhận, chàng còn đang ngẩn ngơ thì Thiên Hương, Diệu Lan đã thoăn thoắt leo núi lên chùa.
Thiên Hương, Diệu Lan trèo lên dốc núi chưa được vài mươi bước chân bỗng nghe tiếng gọi từ sau lưng:
– Thiên Hương trở lại.
Tiếng kêu trầm lặng mà vang vọng âm sắc quen thuộc khiến hai cô giật mình. Lê Sĩ Triệt đang ngơ ngẩn chưa rời chân cũng giật mình, ngạc nhiên nhìn lên. Diệu Lan sợ sệt nói nhỏ cùng Thiên Hương:
– Chết rồi, cha em đến. Ông thấy hết cả rồi.
– Ừ thì thầy đến, thầy đến thì có sao? Mình có tội lỗi gì đâu?
– Chiếc vòng tay.
– Đâu lẽ thầy lại khắt khe vì một chiếc vòng. Chị thấy bao nhiêu như vậy cũng chưa xứng đáng, lẽ nào vì món quà nhỏ nhoi ấy mà thầy lại hẹp lượng hay sao?
Cạnh một tảng đá thật to nằm bên chân núi có tiếng gọi hối thúc:
– Hai con quay lại mau.
Nhìn nơi phát ra tiếng gọi, Lê Sĩ Triệt thấy một cụ già đứng tực vào hòn đá, có lẽ đã lâu lắm đang vẫy vẫy tay. Nghe tiếng kêu và nhìn thần thái của ông chàng biết đó là một người mặc dù tuổi tác đã cao nhưng còn rất sung sức. Mắt sáng, trán cao, râu dài, vóc hình cao lớn, giọng nói khoan thai, một phong cách hào sảng ung dung mà nhân hậu. Thiên Hương, Diệu Lan hai người cùng quay trở lại. Biết mọi người đã thấy mình, ông già nhẹ nhàng từ tốn bước ra nơi vừa xảy ra trận đấu võ kịch liệt. Vừa bước chầm chậm ông vừa đưa mắt ngắm nghía lê Sĩ Triệt thật chăm chú. Ông đến trước mặt chàng thì Thiên Hương, Diệu Lan cũng vừa đến nơi cúi đầu chào. Sĩ Triệt cũng chấp tay thi lễ theo phép nhà chùa. Cụ già đáp lễ với chàng rồi quay qua Thiên Hương:
– Sao hai con lại đi như chạy trốn vậy?
Diệu Lan xen vô:
–        Như vậy là cha đã thấy rõ mọi việc hết rồi?
–        Sáng nay, lúc các con vừa rời khỏi am Mả Dộc ở Từ Hương thì cha cũng vừa đến đó thăm anh bạn già Chín Thép.
Thiên Hương xen vào:
–        Vậy ra thầy cũng là bạn thân của ông từ am Mả Dộc.
Ông cụ nói:
–        Phải, ta nghỉ chân tại đó, uống trà đàm đạo với bạn già một lúc lâu. Biết thế nào hai đứa cũng nghêu ngao theo đường nên ta không vội. Đến quá nửa buổi mới theo, nhưng nhờ già không thích đuổi bướm hái hoa nên bắt kịp và vượt hai chị em con. Ta đã ngồi đợi hai con trên tảng đá này trước khi bọn cướp đến chia nhau ẩn nấp để chờ gây sự.
–        Như vậy mà cha không ra tiếp sức để con và chị Thiên Hương chút nữa mất mạng.
–        Cha muốn để cho Thiên Hương khi lâm chiến thực sự có đủ dũng khí, bình tĩnh, nhạy bén trước đối thủ bằng xương thịt hẳn hoiu hay chưa. Lúc ta định ra tay thì người anh hùng đây can thiệp trước. Nên ta nín chờ xem diễn biến. Lúc chứng kiến đuợc tài nghệ thì ta có suy nghĩ xem cái tinh hoa võ thuật này xuất xứ từ đâu.
Quay sang Lê Sĩ Triệt ông hỏi:
–        Còn cháu, vì sao nhận được chiếc vòng rồi lại đứng ngẩn ngơ?
–        Thưa bác, lúc ban đầu cô Thiên Hương đưa chiếc vòng ra. Do bối rối quá, cháu nhận liền không kịp suy nghĩ xem nên có nhận hay không. Vì nếu nhận là nhận cả sự đền ơn đáp nghĩa, rồi còn bao nhiêu điều phức tạp khác chưa biết ra sao. Cháu chưa kịp suy tính thì hai cô đã đi vội vàng, hấp tấp, cử chỉ đó càng làm cháu bối rối ngẩn ngơ. Chẳng hay bác là bậc trưởng thượng chi của Thiên Hương, xin cho cháu được biết.
Thiên Hương thay lời bác:
–        Đây là thầy học của em.
Cụ già tiếp theo:
–        Ta tên Đặng Nhượng gia sư của Thiên Hương, ngoài việc dạy dỗ ta còn có nhiều trách nhiệm với nó. Tuy vậy trên nhiều lĩnh vực ta thấy tự mình khôg phép xen vào, nhất là về tình cảm, trái tim của tuổi trẻ. CVhính ta thấy rõ sự xao xuyến, rung động của cả hai người, ngặt vì còn quá sớm, đôi bên chưa kịp suy nghĩ về mình. Ta biết cái ngẩn ngơ và sự trốn chạy đều từ lẽ đó. Tốt nhất theo ta thì cái gì nó hợp nhau tự nhiên nó phải đến gần nhau. Hai cháu không nên hấp tấp. Riêng cháu hãy tự nhiên cho bác hỏi thăm.
Lê Sĩ Triệt đáp:
–        Bác cần gì cứ nói.
–        Thấy cháu sữ dụng ngọn roi là môt việc lạ trong làng võ của người mình hiện giờ. Vì phép đánh roi đòi hỏi nhiều công phu. Quan trọng nhất là phẩm chất, ý chí và thể lực của người được truyền thụ. Mỗi thế hệ chỉ được một hay hai học trò là cùng. Người được truyền thụ ngoài đại chí, đại lực còn phải chủ yếu là đại tâm. Dùng ngọn roi phải đáng đúng người đáng tội. Vì các miếng thế của nó thuộc loại tử chiêu tối hiểm độc, nên chỉ dùng để diệt ác trừ gian. Xưa kia khắp vùng Thuận Quảng, roi thần xuất hiện nơi nào là bọn tham quan ô lại ở đó bay hồn vỡ mật, quân xiểm nịnh bất chánh, bất lương, cường hào ác bá khiếp đảm kinh tâm. Do cái khó trong việc chọn người thừa kế, nên môn võ học này lần hồi bị thất truyền. Hôm nay, gặp cháu lúc hành sự ta thấy cái mới lạ là nó mang dáng vóc của một nền võ học mới hình thành. Ta không biết khẩu quyết của cháu thế nào, nhưng nghe tồn đọng hơi hám của những ngón “Ngọc trảng, Ngân đài”, những thế “Nhất tiên trực độ thanh kinh các, lại còn thêm sinh lực của “Hùng kê quyền”, bài võ đặc thù của quân Tây Sôn ngoài Trung. Bài quyền gà chọi đó được bậc chân sư phối hợp tuyệt vời với các món sở trường của lối đánh roi. Cho nên tác dụng mạnh mẽ không lường hết được. Như vậy, người truyền thụ cho cháu phải là bậc cao học tinh thâm, dùng tinh hoa cũ mà trước tác thành cái mới. Đủ cương nhu lại vô cùng dũng mãnh lại càng nặng tình bác ái, bao dung của một bậc xuất gia chân tu.Qua những thế võ tuy hiểm hóc nhưng luôn tạo cho kẻ địch một đường sống nhỏ, nếu chịu cúi đầu, ôm gối quy phục. Ta nghĩ nguồn gốc chân sư ấy không tách khỏi vùng Nam Ngãi, Bình Phú ở miền  ngoài. Phải thế không cháu?
Lê Sĩ Triệt đáp:
–        Bác nói rất đúng, tiếc vì con không được biết nhiều về nguồn gốc của môn Tiên học. Con được ân sư là Tri Tân hoà thượng truyền lại. Còn người sáng tạo và chân truyền Tiên pháp Mai hoa cho thầy cháu là sư bá Ngũ hành Sư Trưởng.
–        A, Ngũ hành Sư Trưởng Lê Bằng. Thảo nào mà Tiên pháp diệu kỳ thế kia. Thân thế và sự nghiệp của người, ta cũng biết qua do nghe nhiều người truyền tụng.
–        Thế bác cũng biết Ngũ hành Sư Trưởng?
–        Ta có vinh hạnh gặp người một lần. Ta biết Sư trưởng vì thất bại trong cuộc nổi dậy ở Hưng Yên để phù Lê diệt Trịnh, do con cháu nhà Lê khởi xướng. Người mới trôi dạt vào xứ Quảng cùng bốn nhà sư khác chia nhau tu ở năm ngọn núi Ngũ Hành Sơn. Ta gặp người ở động Huyền Không và người là sư trưởng trong năm vị. Người rất thương xót dân lành và cực ghét triều đình đầy tham quan ô lại, cho nên sau cuộc nổi dậy giết bọn hào lý ở đất Quảng vào năm Bính Tuất thì người và các nhà sư cũng biệt tăm luôn. Nay ta gặp được cháu là người tiếp thụ chân truyền của người làm ta nhớ lại kỷ niệm lần gặp gỡ ấy. Còn cháu hiện giờ cháu phải về đâu?
–        Thưa bác, cháu được ân sư cho vào đời để dựng nghiệp theo thế tục, vì cháu thiếu căn tu. Hiện cháu về Quan Hoá, vì nơi ấy may ra còn có người thân quen với gia đình cháu.
Diệu Lan hỏi:
–        Bây giờ cha cùng đi với con và chị Hương lên núi, mai hãy về cùng đoàn khách hành hương.

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét