Thứ Bảy, 30 tháng 10, 2021
CHÙNG LÒNG - Đàm Lan
HỌ THÁI VÀ THƠ NHỚ QUÊ HƯƠNG CỦA THÁI QUỐC MƯU - Châu Thạch
Nhà thơ Thái Quốc Mưu
Có một nhà thơ cũng có chút danh trên thi văn đàn. Khi tranh cải chữ nghĩa với nhà thơ Thái Quốc Mưu đã mở đề bài viết của mình như sau:
“Trước hết tôi có vài lời này với các bạn:
Nhà biên khảo bạn tôi ABC - xin tạm ẩn tên- đã nói với tôi:-
Nguyên Lạc tranh cãi làm gì với ông Tàu Thái Quốc Mưu (TQM) . Với ông
này luôn luôn phải hiểu Việt ngữ từ chữ Tàu, hay cách hiểu của người
Tàu; nội việc chê Nguyên Lac, khi NL nói "tôi là
thầy giáo", là nói bậy. Rõ ràng người Tàu ở nước Việt làm sao hiểu khẩu
ngữ và ngữ cảnh khi hai từ "thầy giáo" xuất hiện. Nếu tôi là NL, tôi
không bao giờ đối thoại với anh Tàu này - ABC
Tôi trả lời anh ABC: - Ông TQM có thể giỏi tiếng Tàu, nhưng không rành tiếng Việt lắm, tiếng tình tự của dân tộc Việt Nam. Đã không rành, vậy mà đem cái "sở đoản" của mình ra giảng dạy cho người Việt mới khổ chớ, không sợ bị người cười.”
Theo
tôi đây là một cách bôi bẩn dòng họ Việt Nam một cách vô ý thức. Họ ác ý
chụp mũ vào cái họ “Thái” của ông Mưu để kết tội anh ấy là người Tàu,
và họ bôi bẩn ông Mưu là người Tàu nên
không rành tiếng Việt . Trên đất nước Việt Nam hiện nay có tất cả
170 dòng họ, trong đó chỉ có 14 họ phổ biến người Việt, còn lại trên 150 họ
mang tên trùng
với họ của các nước trong vùng. Vậy những người mang họ đó không phải là người Việt ư? Không nói rành tiếng VIệt ư?
Việc chụp mũ cho ai mang họ Thái là người Tàu là một sự ác ý, vô lý, vô đạo đức và làm chạm danh dư hàng chục triệu người VN khác có họ của mình trùng tên với họ của người Tàu. Như họ Trương của tôi vậy, tổ tiên của tôi ở ngoài Bắc chắc cũng đủ ngàn năm, đã vào Nam lập nghiệp trên 400 năm. Không ai trong chúng tôi nghĩ mình là người Tàu cả và có nhiều người đã làm quan đầu triều thời vua nhà Nguyễn và nhiều nhân tài của Việt Nam thời nay. Họ Thái của anh Mưu cũng không khác gì họ Trương chúng tôi cả. Em ruột của anh Mưu, một người là soạn giả , một người là nhà thơ đươc ái mộ nhất hiện nay. Quý vị bôi bẩn họ Thái mà không nghĩ đến Thái Quốc Tế là em ruột anh Mưu, bút danh Kha Tiệm Ly là một nhà thơ có những bài văn phú chống Tàu như gươm bén, như thần công, nổi danh trong ngoài nước hiện nay. Quý vị có họ không phải Tàu, vậy tiếng Việt các vị có hơn được Kha là họ Thái không vậy? Và nếu quý vị còn ở trong nước, quý vị có dám mở miệng chống Tàu như Kha không vậy? Hay quý vị sợ mà ngậm miệng hến của mình? Qúy vị tranh luận chữ nghĩa mà vu khống người ta như thế thì còn đâu chữ nghĩa? Chữ nghĩa bị bẩn hết rồi! Ông Thái Quốc Mưu là người Việt từ đời tổ tông đến nay, mà quý vị trùm mền rồi vu cho là thằng người Tàu để đánh hội đồng. Thế có phải quý vị là nhà văn, nhà thơ hay là bọn du thủ du thực vậy? Bình luận chữ nghĩa mà quý vị mở miệng ra đã thấy ác ý thô bạo rồi thì còn chi để thấy lẽ phải nữa.
Bây giờ tôi xin chứng mình với quý vị Thái Quốc Mưu có phải là người Tàu và có rành tiếng việt không nhé, để quý vị tự nhìn lại mình có gì hơn cái người Tàu mà quý vị chụp mũ không?
Đêm nhạc cuối cùng Phi Nhung cháy hết mình chiều khán giả - Xem lại ai cũng khóc
Đêm nhạc cuối cùng Phi Nhung cháy hết mình chiều khán giả
Thứ Sáu, 29 tháng 10, 2021
Còn trong ký ức - La Ngạc Thụy
Viết cho hương hồn vợ yêu
NỖI THƯƠNG XÓT KIẾP NGƯỜI BẤT HẠNH TRONG CHÙM THƠ “ĐÊM ĐỒNG BẰNG NGHE TIẾNG ĐÀN TÀI TỬ” CỦA TRẦM THANH TUẤN - Trần Thanh Xem
TRẦN THANH XEM
Trầm Thanh Tuấn vừa là nhà thơ vừa là nhà nghiên cứu phê bình trẻ của tỉnh Trà Vinh. Ở thể loại thơ hay thể loại lý luận phê bình, anh đều thể hiện hiện khả năng sáng tạo độc đáo của mình. Mặc dù anh chưa xuất bản tập thơ riêng cho mình nhưng tác giả có khá nhiều bài thơ đăng ở các tờ báo và tập chí văn nghệ. Tôi tình cờ bắt gặp thơ anh trong một trang wed của Văn nghệ Bông Tràm ra ngày 15 tháng 8 năm 2019 với chùm thơ gồm ba bài thơ có nhan đề Đêm đồng bằng nghe tiếng đàn tài tử rất xúc động. Chùm thơ này chính là nỗi niềm thương xót về những kiếp người bất hạnh của tác giả Trầm Thanh Tuấn. Người viết xin được chia sẽ cảm nhận của mình khi thưởng thức chùm thơ này cùng với bạn đọc gần xa.
Thứ Ba, 26 tháng 10, 2021
ĐỌC “MƠ VỀ THẠCH HÃN” THƠ HỒ VĂN CHI - Châu Thạch
Tác giả Hồ Văn Chi
Mơ Về Thạch Hãn.
“Thuyền lên Thạch Hãn…ơi chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm”
Lời ai day dứt tháng năm…
Trong mơ, tôi trở lại thăm nơi nầy
Một vùng cỏ cháy lắt lay
Khói bom lãng đãng phủ dày mặt sông
Dậy trời, tiếng thét xung phong
Bom vùi, pháo dập…nhuộm hồng bùn non
Linh thiêng hỡi những linh hồn
Hòa trong sóng nước vỗ dồn ngàn năm
Lung linh hỡi ánh trăng rằm!
Hãy soi sáng tới chổ nằm các anh
Sông ơi, xin chớ trôi nhanh
Dập dờn sóng nước, dập dềnh đò đưa
Hòa cùng gió thoảng rặng dừa
Ru các anh ngủ say sưa tháng ngày
Hết rồi, cỏ cháy lắt lay
Hết rồi bom đạn đan dày mặt sông
Hàng dừa soi bóng xanh trong
Các anh yên giấc giữa giòng bình yên./.
Hồ Văn Chi
Thứ Hai, 25 tháng 10, 2021
CƠN MƠ VÀO ĐÔNG - Thơ Châu Thạch
Tuổi vào đông mộng xuân vẫn còn thắm
Trong chiêm bao ta thấy dáng em đi
Quả tim ta tha thiết khối tình si
Yêu như thể cả tinh cầu trăng gió!
MÙA THU NGƯỜI VỀ Nhạc và lời: Giang Thiên Tường - Tiếng hát: Nguyễn Đức Duy
Mùa Thu Người Về
Nhạc và lời: Giang Thiên Tường
Ca sĩ Nguyễn Đức Duy
Chủ Nhật, 24 tháng 10, 2021
LỜI TỎ TÌNH RẤT VỘI - Truyện ngắn Nguyễn Thị Mây
Thứ Bảy, 23 tháng 10, 2021
ĐÔI MẮT SAU GỌNG KÍNH - Thơ Châu Thạch
Đôi mắt ấy nhìn đời hai thế kỷ
Thấy tình yêu và thấy cả hận thù
Thấy mặt trời và thấy cả âm u
Thấy rằm sáng và thấy đêm trừ tịch
Chùm thơ về Mùa Hạ NHƯ VỪA LỖI HẸN THUỞ TINH KHÔI - Thơ Đinh Vương Khanh
Trăng... - Thơ La Ngạc Thụy
TRONG CƠN ĐẠI DỊCH COVID-19 HOÀNH HÀNH Ở THỊ XÃ LA GI, TÔI VÀO TRẠI CÁCH LY TẬP TRUNG – Ghi chép La Thụy
Những ngày đầu tháng 7/2021, đại dịch Covid-19 ập đến thị xã La Gi. Một trong những điểm xuất phát là tiệm phở Hồng Phong ngay trước nhà tôi. Anh con rể tiệm phở là tài xế xe tải chở hải sản vào quận Bình Chánh, TP HCM xét nghiệm dương tính. Thế là xe bịnh viện đến chở anh ta (F0) đi ngay. Toàn bộ thành viên gia đình anh ta ở tiệm phở Hồng Phong (những người tiếp xúc trực tiếp với F0 là F1) ngay sau đó cũng được chở đi vào trại vào trại cách ly tập trung. Bà con nhốn nháo bu quanh xem và bàn tán.